Giọng điệu

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 111)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2. Giọng điệu

3.4.2.1. Giọng điệu là lĩnh vực thi pháp quan trọng để khắc họa tính cách nhân vật và khẳng định phong cách nghệ thuật cũng như thể hiện thái độ

nhà văn với vấn đề mà nhà văn đề cập. Theo Gs. Trần Đình Sử trong “ Đọc

phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong phạm vi giọng điệu nào đó, và nhừ đó mà người đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả, mà muốn hiểu tác phẩm người ta không thể bỏ qua nó được.” Trong văn học giọng điệu thể hiện ở các cấp độ sau: giọng điệu tác phẩm, giọng điệu nhà văn, giọng điệu thời đại. Và việc khảo sát các cấp độ giọng điệu đều thông qua tác phẩm. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết những biểu thị cấp độ của giọng điệu: 1. Khoảng cách giữa chủ thể và khách thể thể hiện qua cách xưng hô gọi tên. 2. Cách xây dựng các hình tượng và sử dụng mô típ nghệ thuật… 3. Cách xây dựng hệ thống lời văn như dùng từ, đặt câu, cách tạo âm hưởng, không khí.

Nghiên cứu tiểu thuyết Chu Lai, chúng tôi nhận thấy sự đa dạng về giọng điệu trong các sáng tác của nhà văn. Ông đã sử dụng giọng điệu như một phương tiện nghệ thuật có hiệu quả phục vụ cho việc khắc họa tính cách nhân vật.

3.4.2.2. Nói đến các gam giọng trong tiểu thuyết Chu Lai trước hết phải

kể đến giọng điệu hào hùng. Trong Khúc bi tráng cuối cùng là rõ nhất. Như

đoạn văn miêu tả khí thế tiến công của quân ta vào Tây Nguyên, cứ cách mấy câu nhà văn lại viết một từ “ Thần tốc!”, như nhịp bước chân rồn rập, vũ bão của quân ta đang càng tiến nhanh, tiến mạnh hơn lên gần đến với mục tiêu chiến thắng. Với những câu văn hùng tráng:

“ Thần tốc!

Ba mươi năm chiến tranh, hơi thở của hàng ngàn năm trận mạc, sáng mai đây núi rừng sông suối mới dậy vang điệu kèn xung trận muôn năm có một lần này. Thần tốc! Máu đã đổ ra thế là đủ. Sự hi sinh thế là quá dư thừa.

Nỗi nén chịu chẳng thể nào kéo dài thêm được nữa. Khổ đau, mất mát, hy vọng và tuyệt vọng đã cao như núi, dài như sông, các thế hệ cha ông đòi hỏi thế hệ hôm nay phải trả lời. Và những cánh quân duyên hải, những cánh quân sơn cước, những cánh quân đồng bằng, những đoàn quân tiên phong đang trùng trùng điệp điệp tiến về phía trước để tìm câu trả lời.

Thần tốc!”[50.tr.314,315]

Và qua cách miêu tả cảnh, nhà văn muốn diễn tả tâm trạng con người đang phơi phới khí thế tiến quân với niềm tin chiến thắng: “ Ôi, những con đường hành quân thần tốc sáng nay sao trời lại đẹp, nắng lại vàng và những cánh rừng cao su sao lại xanh đến thế. Thiên nhiên như cũng xôn xao cùng cái xôn xao, phơi phới của con người. Một ngày bằng hai mươi năm. Một năm bằng cả đời người. Bốn cánh quân làm nên một chiến dịch. Ngàn chiến dịch làm nên một chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh… Máu vẫn đổ trên từng cây số. Trong thế chẻ tre không cưỡng được vẫn có những đốt tre già rắn có thể làm mòn dao gẫy rựa. Đã có biết bao người con ưu tú đã ngã xuống trước ngưỡng cửu hòa bình, đã có biết bao người con gái nằm lại trước ánh sáng bình minh. Nhưng những khát vọng chiến đấu và chiến thắng vẫn trào lên, thác lũ, réo gào và vô hồi vô hạn.”[50.tr.316] Những câu văn như khúc ca hùng tráng cùng lịch sử ghi nhận những năm tháng hào hùng của dân tộc.

3.4.2.3. Đôi khi tiểu thuyết Chu Lai còn đan xen giọng mỉa mai, chua chát: “ Khốn khổ! Từ ngày bước chân ra khỏi rừng không còn làm thằng lính tới giờ, tôi đã một lần được biết bia ôm là thế nào đâu. Cho nên mặt mày cứ đuỗn đẹt ra vì cảm động, vì ngơ ngác.”[44.tr.9] Người lính sau chiến tranh ngơ ngác giữa cuộc sống thời bình, nhìn thấy cái gì cũng lạ lẫm, Hai Hùng chua chát nhận ra điều đó khi anh được chính Quân, cậu liên lạc cũ mời đi nhà hàng.

Viết về người lính ngoài chiến trường hay trong cuộc sống hòa bình, dù phải cận kề cái chết hay giáp mặt với những khó khăn gai góc của cuộc sống thường nhật họ vẫn không bi quan, mà tin vào cuộc sống. Chất vui nhộn đóng vai trò quan trọng tạo nên tinh thần này. Nó là chất giọng khá riêng của Chu Lai. “…

- Ơi Khiển!- Một chiến sĩ thổi phù phù vào cái nòng M79 vừa thông xong – Thế cái lúc ba thằng biệt động to tướng như ba con trâu xô đến, mày làm thế nào mà óe một cái, ba thằng chúi sang ba hướng như ba con ngóe vậy?

Một chiến sĩ khác ngồi cạnh đó khum tay lên miệng nói khào khào để mấy cô gái không nghe được:

- Nó bóp dái. Hai tay ba củ, vừa bóp vừa dứt.

Tiếng cười bật lên khoái trá khiến cho mấy cô chẳng hiểu gì cũng cười theo. - Tiếc quá! Mày lại có vợ rồi, nếu chưa, tao xin hứa nếu còn sống trở về, nhất định tao sẽ gả em gái cho. Em gái tao xinh nhất làng đó.

- Nó nói dóc đấy. Làm đếch gì có em gái, nó chỉ có bà chị gái sứt môi lồi rốn bán thịt chó sống ở đầu chợ thôi.

- Thôi đừng giỡn nữa! Giỡn hoài, nó chạnh lòng, nó lại chảy nước ( hạ giọng thật khẽ)… đái ra bây giờ.”[ 44.tr.93]

3.4.2.4. Gắn với giọng điệu hào hùng, giọng tếu táo ở trên là giọng điệu trữ tình. Giọng điệu này trước hết đã tái hiện một cách chân thực không khí bi tráng của thời đại, hơn nữa nó tác động vào nhân tâm người đọc, khiến họ nhận thấy được chiều sâu và vẻ đẹp của cuộc kháng chiến. Bằng cách đi sâu khám phá, phân tích những khoảng lặng không có tiếng súng, Chu Lai dùng giọng điệu lãng mạn nồng nàn: “ Trong dòng sông buổi chiều ấy, Sương đang tắm… Nét tắm của cô gái trong trận mạc, nét tắm tinh khiết, không vẩn đục mảy may, tắm giữa sự điêu tàn… ”[44.tr.67] Những đoạn văn trữ tình đã làm dịu đi cái khắc nghiệt, ầm ào của chiến trận. Như đoạn văn diễn tả tâm trạng

Hai Hùng khi Sương xa anh: “ Sương đi rồi, thiếu vắng hơi ấm của cô, anh bừng tỉnh. Lạnh. Và trống trải… Ôi chao! Nếu những ngày này không có em, không có cái dịu dàng cam chịu, cái thấu đáo thăm thẳm nhân hậu của em, cuộc đánh càn này, cả cuộc chiến đấu này sẽ nhạt nhẽo và khiên cưỡng biết chừng nào!” Nhà văn đã cho thấy ngoài những lúc chiến đấu ác liệt, đau đầu vì những chiến thuật chống trả, tiêu diệt kẻ thù, người lính cũng có những phút mơ mộng, được sống là mình, cũng yêu thương, hờn ghét, khát thèm…

Khúc bi tráng cuối cùng có rất nhiều đoạn văn trữ tình sâu lắng, như

đoạn viết về tâm trạng trắc ẩn của người lính trong tiết cuối đông Hà Nội: “ Hà Nội.

Trái tim yêu thương của cả nước, thủ đô của cuộc kháng chiến thần thánh đang tràn ngập màu xanh cây lá và những bóng người đạp xe qua lại yên hàn… Thành phố đã dần đi vào giấc ngủ phập phồng. Chỉ có tiếng chổi tre …và ngọn đèn học trò… Yên hàn, thơ thới làm sao cái buổi sớm Hà Thành không còn bom đạn này. …” Tâm trạng của người lính già chìm đắm trong những suy tư về cuộc sống yên bình, về nhiệm vụ sắp tới, thư thái rồi ưu tư. Hay những phút Hoàng Lâm còn lại một mình, tình cảm dành cho đứa con trai lại trào dâng: “ Chao ôi! Nếu tất cả đều trở về đông đủ thì buổi chuyển quân này đây, cái dòng người đang cuộn chảy qua sông kia sẽ đông lên gấp bao nhiêu lần… Chiến tranh dài quá! Hy sinh mất mát nhiều quá! Đây liệu có phải là trận cuối cùng chưa hay lại như những lần trước… Ông bất giác nghĩ đến Oánh… Nó còn trẻ quá! …Và cũng cầu mong trong tên bay đạn lạc, hai anh em nó, nó và thằng Hùng đừng va đụng phải nhau.”[50.tr.199;200] Ngồi lại một mình, người chỉ huy trận chiến cũng suy tư về những tình cảm ruột thịt riêng tư, chất chứa tình yêu thương, sự lo lắng của một người cha. Chiến tranh khắc nghiệt là thế, bên những nhiệm vụ chung còn biết bao hoàn cảnh riêng mà người lính phải nghĩ suy.

Đoạn kết của Khúc bi tráng cuối cùng là những dòng văn trữ tình đầy

xúc động theo dòng cảm xúc hoài niệm của các nhân vật khi đi giữa Tây Nguyên hòa bình: “ Chiều rồi. Chiều Tây Nguyên thật buồn. Chiến tranh cũng buồn mà hòa bình cũng buồn man mác. Đâu đâu một vẻ hoang sơ tĩnh lặng như câu chuyện chết chóc kinh hoàng xảy ra ngày hôm qua chỉ là chuyện đùa.”[50.tr.335] “ Cảnh vật vẫn cảnh vật này, thiên nhiên vẫn là thiên nhiên này, mười năm trước là thế và mười năm sau, một trăm, một ngàn năm sau lại thế, chỉ có con người thay đổi , buồn vui sướng khổ sao thật hư vô trước ngọn gió cao nguyên ngàn năm thổi bất biến này.”[18.tr.335] Chiến tranh đã đi qua, nhưng hòa bình thật buồn vì mất mát nhiều quá, cái giá của hòa bình thật đắt.

3.4.2.5. Một trong những giọng điệu chủ đạo làm nên nét riêng của Chu

Lai là giọng gân guốc, khỏe khoắn, sắc cạnh. Hai Hùng( Ăn mày dĩ vãng) đi

giữa nghĩa trang, nơi đồng đội anh an nghỉ, tiếng những hồn ma lên án anh, hay chính anh đang tự nhận ra sự tiều tụy, bạc nhược, xuống cấp của mình: “ Đừng hành lão ta nữa. Bọn bay thử mở to mắt ra mà coi: Lão ta có còn ra người nữa đâu. Này lão! Ngày xưa lão thế nào mà bây giờ lão khổ đến thế? Chả nhẽ cuộc đời này nó làm lão biến dạng nhanh chóng thế ư? Khổ! Thôi tha cho lão. Lão sống đó mà có hơn gì tụi mình đã chết. Sống để được như lão thì sống làm khỉ gì. Chết như tụi ta lại hay. Trẻ nguyên, trẻ mãi và chẳng phải bận tâm về cái sống nhiễu nhương nặng nề…”[44.tr.157] Giọng điệu có gì đó góc cạnh, đang lên án chính sự suy sụp, bạc nhược của người lính trong thời bình, họ đã để cuộc sống nhiễu nhương làm cho mình thiếu ý chí, trở nên tàn tạ. Đối mặt với Ba Sương khi cô đã ở thân phận khác, Hai Hùng có khát vọng được vạch trần sự thật, kéo cô trở về con người thực: “ Tôi lấy chân đóng sầm cửa lại, dùng bàn tay hất mạnh bà ta về chỗ ngồi cũ rồi cười nhạt:

- Nếu giờ đây tôi buộc phải làm một cái gì đó thô bạo với bà thì cũng là vì tôi muốn được dọn dẹp quá khứ cho thanh thản lương tâm. Mong bà cảm

phiền!”[44.tr.235] Lời lẽ rắn đanh, nghiêm khắc của anh đã chứng tỏ một ý định hoàn toàn nghiêm túc, một khát vọng rất chính đáng, không gì ngăn được. Nó cũng chất chứa cái gì dữ dội, đau khổ bên trong khi nhân vật phải làm điều đó. Khi bị thằng Địch đánh, anh đã bị dằn vặt bởi những ám ảnh của quá khứ, lòng tự trọng: “ Máu!... Cả tuổi trẻ của tôi, cả khát vọng và lý tưởng một thời của tôi đã ngập ngụa trong máu. Máu từ những vết mìn claymo màu sim chín bò trên thân thể thằng Viên, máu ung úng trong bụng thằng Bảo, máu bết vào thân hình những con giun đũa ngoằn ngoèo bơi trong bể máu, máu rỏ xuống từ bộ lòng ruột của thằng Khiển vương trên nhánh bằng lăng, máu dính lại trên chiếc khăn rằn của em trong căn hầm mật hôm ấy…Tại sao lại máu của tôi? Cả cuộc đời binh lửa, tôi đã bị ai đánh bò lê bò càng , nhục nhã như thế này đâu?...” Anh tan vỡ, những nhục nhã, ý thức tự trọng của người lính không cho phép anh để cho kẻ tầm thường như thằng Địch sỉ nhục. Máu của đồng đội anh, những người lính đã đổ để có nền hòa bình cho những kẻ như thằng Địch hoành hành, không thể để điều đó tiếp tục. Máu của anh nữa, đổ xuống để vì độc lập của dân tộc chứ không phải đổ máu uổng phí vì những kẻ như thằng Địch.

Trong Khúc bi tráng cuối cùng là giọng điệu đanh thép, cứng rắn và

khinh thường của những người lính trước mặt kẻ thù. Vinh lúc bị bắt đã trả lời Hùng: “ Mày nên mang đầu heo củ kiệu ra mà tế sống anh ấy đi… hỏi gì.”[50.tr.244] Thái độ hiên ngang, lời lẽ đanh thép, không nhún nhường trước kẻ thù. Y’Tac cũng không nói nhiều, khi bị bắt, biết sẽ chết, nhưng không kêu than, xin xỏ, mà thái độ dứt khoát, quyết giữ bí mật cho cách mạng: “ Tao không biết…Tao chỉ biết có con thú thôi.” “ Góc này, vẻ không còn chịu nổi nữa, Oánh nghiến răng quyết định nã hết một băng vào giữa ngực con thú người kia thì ánh mắt của Y’Tac kịp phóng đến, sắc như một lưỡi phảng, chặn lại.”[50.tr.168] Cô gái Hơ’Krol đau đớn trước cái chết của

Y’Tac đã hận Oánh và nói những lời căm giận: “ – Sao mày để mặc cho nó chết? Mày…cái bụng mày không tốt, cái đầu mày không biết thương người dân tộc.”[50.tr.169]

Cũng có lúc Chu Lai lại dùng giọng tưng tửng, nhạo đời đặt vào nhân vật “Tôi bỗng thấy vị nể. Gần đây tôi sinh bệnh hay nể nang những đứa lắm tiền. Có tiền là có phong độ, có cái uy nằm ở đâu đó không thể gọi tên trong mỗi dáng điệu, cử chỉ, trong mỗi kẽ răng.”[44.tr.14] Hai Hùng đã mỉa mai nhận ra nỗi cay đắng của sự đời bị đồng tiền xoay chuyển, thật nực cười, không biết mình bị cuốn theo nó tự lúc nào. Đó là sự thật chua chát.

Có thể nói Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng là hai tiểu thuyết

tiêu biểu của Chu Lai sử dụng đa giọng điệu. Với những sắc thái thẩm mỹ khác nhau, giọng điệu trong tác phẩm đã góp phần khắc họa được những gương mặt với số phận và tính cách riêng tạo được hứng thú cho người đọc.

Cùng với các thủ pháp nghệ thuật khác, ngôn ngữ và giọng điệu đã trở thành thủ pháp nghệ thuật quan trọng để khắc họa tính cách nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai.

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)