Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 68)

5. Kết cấu luận văn

3.1.Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

3.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật là thủ pháp nghệ thuật rất quen thuộc trong văn học truyền thống. Nó tỏ ra có thế mạnh rõ rệt. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới vẫn kế thừa những ưu thế của thủ pháp nghệ thuật đó để góp phần khắc họa tính cách nhân vật. Tuy nhiên, sự kế thừa này có chọn lọc, văn học thời kỳ đổi mới thoát khỏi sự mô tả quen thuộc, không đi sâu miêu tả chi tiết cụ thể mà chỉ qua vài nét đặc tả để chân dung và tính cách nhân vật hiện lên rõ nét. Chu Lai cũng sử dụng thủ pháp đó một cách đổi mới như vậy.

Chu Lai thường xây dựng hình ảnh người lính đặc công, trinh sát theo một mẫu đặc trưng. Họ là những người hùng, con người kiểu mẫu của chiến trận. Họ luôn được miêu tả với bản lĩnh vững vàng, tự tin và họ là niềm tin, là chỗ dựa tinh thần cho đồng đội. Sự chấm phá những nét ngoại hình của các

nhân vật này với ngôn ngữ tạo hình làm bật lên những nét tính cách. Trong Ăn

mày dĩ vãng, Hai Hùng là mẫu người của chiến tranh sông lạch đầy gian khổ:

“ Cao một mét bẩy ba, nặng cũng suýt soát 70 cân… vồng ngực cong lên như rá úp, tóc dày cộm, miệng rộng… Bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn chằng như chão bện. da màu bánh mật”[44.tr.32] Đó là chân dung của một người có tính cách “ thẳng băng như đường đạn”. Chính sự trung thực cứng rắn, thẳng thắn, hồn nhiên như cây cỏ, không biết hoài nghi, không chịu khuất phục đã khiến Hùng gặp không ít trắc trở trong cuộc sống.Nét đặc biệt ở khuôn mặt anh là đôi mắt: “ Một đôi mắt nâu xám, hồn nhiên và hoang dại. Người lành tâm nhìn vào đó thấy tĩnh lặng. Kẻ ác lòng nhìn vào thấy nổi cả da

gà”[44.tr.33]. Và nét khắc họa về phẩm chất cũng là những nét vẽ thật chân thực và ngưỡng mộ về người lính.

Miêu tả Hai Hùng thời chiến càng mạnh mẽ, cường tráng bao nhiêu thì Hai Hùng thời bình càng còm nhom, ốm yếu, tiều tụy bấy nhiêu. Hai Hùng trở lại vùng đất từng chiến đấu năm xưa trong bộ dạng “ Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti hằn vào từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười nửa khổ… Tóm lại tôi là một con nộm rơm khốn khổ giữa cánh đồng đời đầy giông bão.” Hình dáng Hùng thay đổi đến bản thân Hùng cũng không nhận ra chứ nói gì người khác. Điều đó chứng tỏ một cuộc sống cơ cực mà Hùng phải trải qua, nhưng đồng thời cũng nói lên con người anh giờ đây đã thay đổi cả về tâm tính. Anh không còn mạnh mẽ quyết đoán và uy lực như khi còn là người lính trinh sát vùng rừng, mà trở thành ông già (dù mới bốn mươi chín tuổi) ít nói, ít cười, tự ti, mặc cảm, rụt rè, khắc khổ… lạc loài giữa cuộc sống hỗn độn xô bồ.

Cái xệch xạc, méo mó về hình dáng của Hùng là kết quả của những năm tháng không thể hòa nhập được với nhịp sống mới, dần biến anh thành con người luôn sợ sệt mọi thứ, không dám can dự vào chuyện gì xung quanh, cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc sống hiện tại. Con người nhu nhược xuất hiện, nhu nhược với những kẻ xung quanh, những việc xung quanh, nhu nhược ngay cả với chính mình, không lo cho chính bản thân, buông xuôi mặc kệ để dòng đời trôi, có sự trì trệ, không linh hoạt, không năng động nên đang tự cô lập mình với xã hội hiện tại. Tóm lại đó là hình dạng của con người ốm yếu về cả tinh thần và thể xác, ẩn chứa cái gì thầm kín, u uất trong tâm hồn.

Cũng miêu tả tính cách người lính trẻ, trong Khúc bi tráng cuối cùng,

vỡ, con mắt nhìn vừa lạnh vừa ấm.” “ vóc dáng săn chắc, khuôn ngực, thành bụng nở múi rất đẹp…”[50.tr.110] Đó là những người lính đi đầu của đội hình, là những “ tráng sĩ” dũng mãnh, khỏe khoắn. Và Oánh là anh lính toát lên toàn bộ vẻ nam tính, đồng thời cũng có cái gì đó chất phác, giản dị. Quả thực, trong tiểu thuyết này, Oánh hiện lên như một người lính đi đầu, dũng cảm, can đảm, anh dũng, nhưng tính tình thật thuần chất, không quá phức tạp về nội tâm.

Nhân vật Hợi (Ăn mày dĩ vãng), người nữ du kích rất khác so với các

nhân vật nữ khác. Từ dáng ngoài đến nội tâm bên trong Hợi đều để lại dấu ấn cho người đọc. “ Thêm hàng ria rậm ở mép nữa thì… trở thành một chàng trai bặm trợn, phong trần. Song có một cái gì rất lạ, nằm ngầm bên trong phải để ý tinh mới thấy, đó là sự duyên dáng, ắp đầy nữ tính đằng sau cái vẻ nửa đàn ông nửa đàn bà ấy.” Hợi giống em (Sương), nhưng những chi tiết trên mặt đều ngược nhau: “ một đằng vâm vam, một đằng mềm mại, một đằng bung ra, một đằng khép kín.” “ Cô ta cười, một cái cười cũng hững hờ, u tối, gò má được cái cười soi rọi, hơi ánh hồng lên một chút.”[44.tr.60] “ Tiếng nói trầm xuống, khàn đi, điệu bộ trở nên bặm trợn, cứng ngắc.”[44.tr.63] Từ gương mặt, dáng người, tiếng nói, nụ cười của Hợi đều toát lên khí phách nam nhi, cứng cỏi, mạnh mẽ. Nhưng cũng không đơn thuần như vậy, trong Hợi có cái duyên thầm đáng quý mà không phải ai cũng nhận ra. Vài nét phác họa, nhà văn đã vẽ nên chân dung một nữ du kích anh hùng, cá tính mạnh mẽ, sản phẩm của một thời đại anh hùng. Nhưng rõ ràng người đọc cũng linh cảm được điều ẩn kín trong Hợi một cách mơ hồ. Là con gái, nếu không có lí do gì thì họ không thể ngẫu nhiên làm mất đi vẻ nữ tính sẵn có trong mình, và phải che đi bản tính tự nhiên không phải là điều các cô gái muốn. Bởi vậy, nhìn vẻ ngoài thì thấy Hợi nửa đàn ông, nửa đàn bà, nhưng qua ánh mắt, nụ cười lại thấy có cái gì duyên dáng đằng sau đó.

Hơ’Krol (Khúc bi tráng cuối cùng), hiện lên là một cô du kích người

Thượng đầy lòng nhiệt tình, hiểu biết địa bàn, chân chất, thật thà, dũng cảm không kém anh bộ đội nào. Nhưng trước hết cô là một cô gái có sức hấp dẫn riêng đối với Oánh. Sự hấp dẫn mang nguyên vẹn nét duyên dáng của người con gái Tây Nguyên, vừa hoang dại vừa mềm mại “ Dáng cô mềm mại, căng tràn sức sống làm mềm cả rừng chiều. Một thoáng ánh mắt Oánh đọng vào nơi cái cổ con gái tròn lẳn nhoáng mồ hôi, chợt bâng quơ mỉm cười.”[50.tr.146]

Miêu tả ngoại hình người lính, trong Khúc bi tráng cuối cùng Chu Lai

cũng khắc họa rõ được tính cách từng nhân vật. Sư trưởng Hoàng Lâm, người chỉ huy cấp cao trong chiến dịch Tây Nguyên, đã được gợi bằng vài nét “ chàng trai non tơ đó đã trở thành một người đàn ông trầm tĩnh và xanh rì những chân râu ở cằm ở mặt.” Một sự đối sánh giữa con người thời trai trẻ và con người trung niên hiện tại, để thấy một sự thay đổi lớn trong cuộc đời một người. Chiến tranh và thời gian đã biến một chàng thư sinh non trẻ thành người đàn ông điềm tĩnh, gương mặt chất chứa bao lo toan, nhẩm tính cho trận quyết chiến với kẻ thù, cả những trắc ẩn với quá khứ, với người xưa. Bề ngoài ấy đã làm người đọc có thiện cảm và đồng cảm với con người có chiều sâu, có sự từng trải, có độ chín trong suy nghĩ cũng như trong hành động như Hoàng Lâm. Ông là người như họa sĩ Hướng nhận xét: “ Trí thức, tài hoa, Cônbat, ngựa hồng, mơ mộng và liều mình như hiệp sĩ dòng tu. Điển hình cho một mẫu người tiểu tư sản dấn thân vào cách mạng.”[50.tr.113]

Già làng Y’Blim (Khúc bi tráng cuối cùng) “ to lớn, da nâu, cân quắc,

đóng khố, tóc trắng buông dài như thác.”[50.tr.47] Đó là con người lâu năm của núi rừng, thâm trầm, vững chãi như thân cây cổ thụ lớn, người giữ lửa cho buôn làng, kể Khan cho dân bản nghe hằng đêm, mối dây liên hệ với Đảng, với bộ đội. Có già, bộ đội có một chỗ dựa, có già, dân bản có người lãnh đạo… Già làng Y’Blim là con người sử thi, bước ra từ huyền thoại.

3.1.2. Khi khắc họa chân dung kẻ thù, Chu Lai cũng khá đề cao vai trò

của ngoại hình. Như nhân vật Phạm Ngọc Tuấn (Khúc bi tráng cuối cùng), ở

hai thời kỳ khác nhau ngoại hình có biến đổi, nhưng về cơ bản vẫn giữ lại những nét cơ bản đã in hằn thành tính cách của ông ta. Lúc trẻ, Tuấn là anh thư sinh yếu ớt, èo uột, được sống trong giàu sang, nên bóng mượt “ một thiếu niên đẹp trai, hơi lạnh, ăn vận, dáng điệu có vẻ con nhà giàu với bộ âu phục màu trắng, mũ trắng không biết từ đâu đi tới, lặng đến bên cô, giọng nhẹ thoảng.”[50.tr.18] Ở Tuấn toát ra vẻ phong nhã, thư sinh, nhàn hạ, quen được hưởng thụ và quen với chuyện muốn gì là phải có bằng được, cũng vì thế nên có cái gì hiếu thắng trong con người ấy qua vẻ “ hơi lạnh” của anh ta. Và quả nhiên vì những nét tính cách ấy mà con đường đời của Tuấn bị ảnh hưởng. Không lấy được Trang, cô gái là người yêu của bạn thân, Tuấn đã quyết chiếm đoạt bằng được rồi tìm đến lí tưởng quốc gia cộng hòa một cách mù quáng để trả thù Lâm. Giờ đây, Tuấn đã trở thành ông tướng tư lệnh vùng 2 Tây Nguyên với vẻ ngoài “ viên tướng có khuôn mặt gầy, đẹp khắc khổ, chừng trên bốn mươi tuổi, tóc bồng bềnh, khuôn mặt lạnh, đuôi mắt ánh lên một nét lì lợm…” Tuổi tác thay đổi, địa vị thay đổi, vẫn vẻ đẹp ấy nhưng đầy mưu tính, nhiều ẩn khuất. Tuấn không may mắn trên con đường tìm kiếm hạnh phúc (nét khắc khổ), vẫn si tình người đàn bà năm xưa, nhưng con đường binh nghiệp lại thênh thang nhờ bộ não tư duy chiến trận tỏ ra sắc sảo hơn người. Tình yêu đã khiến Tuấn dành thời gian và tâm huyết cho binh đao. Ông ta toan tính những giấc mộng binh nghiệp trong cái sắc “ lạnh” và “ lì lợm”.

Tường (Ăn mày dĩ vãng), một nhân vật thuộc chiến tuyến bên kia

nhưng lại là kẻ có lương tri, nhân vật được miêu tả không hề giống những tên kẻ thù khác: “ Một thanh niên dong dỏng cao, đeo kính trắng, trán đẹp, mặt đẹp, khôi ngô, có dáng một sinh viên hay giáo sư trung học hơn là một tên thám báo, chỉ điểm… Mắt nhìn xuống đất, đăm chiêu chứ không đến nỗi đờ

đẫn, cóm róm vì một ám tượng hãi hùng đang có khả năng ập xuống như sáu người kia.” Qua dáng hình ấy, người ta sẽ hình dung ra chàng thư sinh hiền lành, không biết ác, không biết cầm súng nã vào kẻ khác. Và quả nhiên trong tiểu thuyết này, Tường là người chẳng qua vì lầm đường lạc lối đi theo giặc chứ không phải kẻ tàn ác muốn quay súng nã đạn vào đồng bào mình. Tường là kẻ thư sinh nhu nhược nhiều trắc ẩn bởi lẽ đường đời muôn nẻo khổ đau, bất hạnh. Cảm nhận của Hai Hùng đã đúng, Tường không chỉ điểm chỗ trú ẩn của quân ta cho địch, sau naỳ xúc động hơn nữa Tường đã hết lòng cứu Sương thoát chết, chưa bao giờ Tường biết cầm súng bắn ai, kể cả kẻ đã cướp vợ của mình. Tường cũng không bao giờ tính công cứu Sương, anh đã từ chối món tiền lớn mà Sương trả công cứu tử. Quả nhiên Tường lương thiện và nhân ái, không màng phú quý, không cơ hội hay lợi dụng ai, bình tĩnh không sợ kẻ ác hay cái chết đang đe dọa mình. Một nhân vật phụ có dấu ấn về tính cách cũng như cách xử sự, trong hành ngũ kẻ thù mà không phải kẻ thù. Cả đời sống nhẹ nhàng, không vội vã, không bon chen, biết đấu tranh với cái ác bằng cách riêng chứ không trực diện.

Nhân vật kẻ thù nguyên dạng, thằng Địch (Ăn mày dĩ vãng) được miêu

tả đúng bản chất kẻ phản bội tàn ác. Thời chiến tranh, nó là tên trung sĩ rồi trung úy Ngụy leo lên bằng con đường bám váy đàn bà (cặp với vợ của Tường), ve vãn Hợi không được đã giết cô bằng hành vi đồi bại hãm hiếp hội đồng, chính hắn đã cầm đầu trong toán lính thám báo săn đuổi, phục kích Hai Hùng và Ba Sương trong buổi chiều định mệnh đó. Còn bây giờ, sau chiến tranh, nó là thằng Địch, tên Phản ngực, người tình, cộng tác của Sương: “ Thằng Phản ngực đang đứng trước mặt cô ta, ngực áo mở toác, mồ hôi mồ kê, mặt mũi đỏ gay, chiêc quần bò ôm cứng lấy cặp giò căng mẩy… Gã đàn ông râu ria, to tát và gân guốc kia đúng là một con đực chính hiệu…”[44.tr.197] “ Cao một mét tám mươi, nặng tám mươi ki- lô- gam… đôi mắt của kẻ sắp

uống máu người…”[44.tr.237] “ Béo tốt, bộ điệu quý tộc hơn… bộ ria mép cứng quèo để theo kiểu người hùng và cặp mắt cô hồn đang trờn trợn nhìn về phía trước” [44.tr.313]. Thằng Địch xuất hiện với dáng vẻ to béo, đầy đủ, phàm tục, dâm đãng và gian ác. Cả đời nó phục vụ một lí tưởng đó là chà đạp lên người khác để sống, để tồn tại một cách sung sướng. Nó cười trên những đau khổ của những người mà nó hại. Bề ngoài của nó được nhà văn miêu tả bằng những nét vẽ chân thực nhất, trần trụi nhất, không tô vẽ thêm. Nó hiện nguyên hình là con bò mộng vừa thỏa mãn cho chủ về bản năng con đực vừa điều khiển được chủ làm theo ý mình, lạm quyền của chủ để hành tội ác. Trước và sau bản chất của thằng phản bội đó đều không thay đổi, nó vẫn độc ác và khát máu như ngày nào.

3.1.3. Nổi bật trong việc khắc họa chân dung nhân vật của Chu Lai là

việc nhà văn thường chú ý đặc tả đôi mắt. Như trong Ăn mày dĩ vãng, nhà văn

đã sử dụng khoảng hơn 160 lần hình ảnh đôi mắt. Mỗi nhân vật có đôi mắt riêng và trong mỗi hoàn cảnh cụ thể lại có những biểu hiện khác nhau. Có ánh mắt sắc lạnh giận dữ, có ánh mắt rực cháy căm thù, có khi lại là ánh mắt vời vợi yêu thương, nhiều khi là cái nhìn ai oán, trách móc, cũng có khi là sự đồng cảm…

Chu Lai đã tạo ra một thế giới nội tâm nhân vật qua đôi mắt. Ở nhân vật Hai Hùng, nổi bật là đôi mắt: “ một đôi mắt màu nâu xám, hồn nhiên và hoang dại. Người lành tâm nhìn vào thấy tĩnh lặng. Kẻ ác lòng nhìn vào thấy nổi da gà”[44.tr.33]. Khi đánh giặc anh ngang tàng mạnh mẽ bao nhiêu thì khi đứng trước mộ đồng đội “ cặp mắt đỏ hoe nỗi sầu” của anh lại cho thấy một trái tim đa cảm, chan chứa yêu thương bấy nhiêu. Cũng nhờ đôi mắt to, thông minh, nhân hậu và cái nhìn bao giờ cũng e lệ, rụt rè của Ba Sương mà Hai Hùng đã nhận ra nữ y tá năm xưa nay là bà Tư Lan- Giám đốc sở Nông lâm. Người ta cảm nhận ở cô “ ánh mắt…đang hun hút tỏa ra những làn khói xám

dịu dàng và hết sức thơ trẻ … phải chăng toàn bộ sự quyến rũ của cô nằm ở cái nhìn tĩnh lặng này”[44.tr.40]. Nhưng cũng đôi mắt ấy lại chứa đựng những điều trái ngược đến khó hiểu: “ buổi sáng đôi mắt ấy bùng nổ dữ dội tưởng như sắp nổi loạn, sắp trấn áp một ai, nhưng buổi chiều lại tro tàn hiu hắt.”[44.tr.102]

Ánh mắt của những người lính trong mỗi hoàn cảnh khác nhau được miêu tả mang nhiều tâm trạng. Đôi mắt Bảo khi chết gần như hoàn toàn bởi vết thương cối B41 do Tuấn vô tình táy máy làm nổ “ hai con mắt cậu ta vẫn

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 68)