Người lính những phút yếu mềm chân thật

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

2.2. Người lính những phút yếu mềm chân thật

2.2.1. Chu Lai là nhà văn nhiệt tình với xu hướng viết về chiến tranh một cách thẳng thắn và chân thật. Vì thế, nhà văn không chỉ dừng lại ở sự ca ngợi những mặt tích cực và đẹp đẽ của người lính, mà còn đề cập đến mặt trái, phần khuất của hiện thực chiến tranh. Người lính không chỉ có tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu mà còn có cả sự dao động, hèn nhát, phản bội. Như

Kiêu (Nắng đồng bằng) giữ chức vụ chính trị viên đại đội, nhưng trong các

trận đánh hắn lại bộc lộ sự hèn nhát của mình bằng cách lùi lại phía sau để bảo toàn tính mạng. Tệ hơn, hắn bộc lộ chân tướng là một kẻ chiêu hồi, phản

bội đê tiện và hèn mạt. Hắn bắc loa kêu gọi đồng đội đầu hàng, đồng thời đem hết vốn liếng, kinh nghiệm của một “cán bộ đặc công Việt cộng” ra trang bị cho địch. Ngay trong giây phút cận kề sự sống và cái chết, nhiều đồng đội chiêu hồi, phản bội, người lính đã có những phút chao đảo, hèn yếu. Linh

(Nắng đồng bằng) khi thấy đồng đội phản bội , anh thoáng thấy lo cho mình “

tới đây, trong những thử thách hiểm nghèo liệu mình có vấp ngã không?”. Từ cái khởi điểm tâm sự: “ Đã là chiến sĩ phải là người lính thực sự cầm súng ngoài chiến trường” đến cái điều đơn giản “ hãy biết sống ngay cả khi cuộc

sống không chịu nổi nữa” [51.tr.117] đâu có dễ dàng gì. Ba Tiến (Ăn mày dĩ

vãng), phó bí thư quận ủy, cùng đoàn bộ đội đi đột ấp lấy gạo tiếp tế. Bị giặc

phục kích, trong tình thế hiểm nghèo, thay vì chỉ huy động viên bộ đội chiến đấu, Ba Tiến lại quay đầu bỏ chạy, tìm nơi ẩn nấp an toàn… Qua các nhân vật này cho thấy cái nhìn hiện thực về người lính trong trang viết Chu Lai thực sự nghiêm ngặt. Nhà văn muốn lí giải rằng, không phải cứ là cán bộ thì tốt hơn quần chúng. Dù là cán bộ cao cấp, nếu kém ý chí, kém nghị lực, không kiên định lập trường tư tưởng thì vẫn dễ dàng đánh mất mình. Và điều đó càng chứng tỏ tính chất khốc liệt, bi tráng của cuộc chiến.

Trong Khúc bi tráng cuối cùng, nhân vật được khai thác ở khía cạnh

tiêu biểu bản chất nhất. Người lính hoàn hảo và tích cực mọi mặt. Nhân vật được phân tuyến rõ rệt một bên là ta- các nhân vật đều thể hiện tính cách đẹp từ đầu đến cuối, một bên là địch- những toan tính và bản chất nham hiểm, độc ác thống nhất từ đầu đến cuối tác phẩm. Không có sự dữ dội mâu thuẫn trong đấu tranh nội tâm, cũng không mảy may có những biến động tiêu cực hay dao động, hèn nhát dù là nhỏ nhất ở người lính.

Ở khía cạnh này, Ăn mày dĩ vãng tỏ ra đặc biệt độc đáo về công phu

khắc họa tính cách đa chiều của nhân vật so với các tác phẩm trước của ông.

chao đảo, nhưng những ý nghĩ đó chỉ thoáng đi qua, chứ không giằng xé dữ dội và thậm chí không có những hành động tự coi là “ nhục” như Hai Hùng trong

Ăn mày dĩ vãng. Nhà văn quan tâm đến con người trên tinh thần nhân bản.

Nhiều trang viết Chu Lai đi vào phân tích hành vi ứng xử cũng như nắm bắt số phận con người dưới tác động của chiến tranh bằng cái nhìn độ lượng và sự thông cảm sâu sắc. Người lính ngoài chiến trường dễ dàng chấp nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, thanh thản, nhưng để tồn tại và khi đối mặt với cái đói nhiều lúc họ đã không thể vượt qua. Vào phút hiểm nghèo nhất “ một chiến sĩ gan dạ nhưng đã tự tiện ăn hết phần gạo dự trữ quy định. Gạo lúc đó là máu, là danh dự, là sống còn, xà xẻo vào gạo là xúc phạm đến tất cả anh em.” Hùng là kiểu mẫu người lính tiêu biểu trong chiến tranh nhưng vẫn không thoát khỏi vòng kiềm tỏa khác của những thiếu thốn do chiến tranh mang lại. Có bao người dám thú nhận một hành động nhục nhã như lời thú nhận của Hùng “Vào giây phút hiểm nghèo nhất, anh đã hiện nguyên hình là một tên ăn cắp. Ăn cắp một hộp sữa dành cho thương binh… Về đêm, chính anh đã lợi dụng bóng tối bò sang lán thương binh móc bồng ăn cắp một hộp sữa…”[44.tr.124] Và khi đồng đội hồ nghi tra vấn lẫn nhau thì anh cắm mặt xuống đất im lặng không nói một lời. Lòng đầy ân hận và chua chát, Hùng nói với người yêu một cách chân thực như thú nhận với Đức Mẹ tất cả tội lỗi của mình.

2.2.2. Những phút giây giằng xé ấy chính là nhân cách, thứ giúp anh, giúp những người lính khác như anh nhìn lại mình, nhìn lại cuộc sống nhiều thử thách này để đấu tranh gạt bỏ cái yếu hèn, cái sợ hãi và cái tầm thường ra khỏi con người mình, lấy lại ý chí và phẩm cách anh hùng sẵn có trong mình.

Hiện thực đa chiều về con người được Chu Lai khai thác đến tận cùng ở chiều sâu tâm lí với cả hai phần sáng và tối, cao cả và thấp hèn. Hai Hùng “ nhiều khi muốn lỏng tay súng mà không thể nói ra”[44.tr.185]. Bom đạn, hy sinh, ngày nào người lính cũng phải đối diện và chứng kiến với những cảnh

chết chóc tang thương, với đau đớn quằn quại của đồng đội, và với cả những xác chết kẻ thù ngổn ngang chiến trường. Khó có thể bình thản quen, và không hề suy nghĩ gì về những điều đó. Bởi vậy dễ hiểu vì sao Hùng lại có những lúc yếu mềm và hèn mọn như vậy. “ Chiến tranh mờ mịt, bạn bè chết hết lớp này đến lớp khác, ngày kết thúc còn đang nằm trong vô vọng, nhiều lúc anh muốn chạy trốn khỏi nỗi nhọc nhằn, khủng khiếp mà sức con người có hạn, không thể mãi chịu đựng”[44.tr.122]. Nhưng rõ ràng Hùng chưa bao giờ có ý nghĩ chạy trốn bằng đảo ngũ hay chiêu hồi. Hùng cũng như Tuấn lí giải về những hành động đưa tay, giơ chân ra hứng đạn để được chuyển về tuyến sau, thật đơn giản mà cực kỳ thấm thía. Tuấn chỉ muốn “ cối nó tiện đứt hai cánh tay để được về nhà. Ăn mày, bơm xe, bới rác, trông kho… làm gì cũng được, miễn là được về, được sống.” Và Hùng cũng không ít lần nghĩ như vậy: “…Mất một chân, thậm chí hai chân nhưng còn cả cuộc đời sau này. Dù cuộc đời có tàn tệ thế nào chăng nữa…Một cuộc đời tật nguyền không vợ, không con, không tương lai, không niềm vui nỗi buồn, vô tri vô giác nhưng còn ngàn lần hơn vĩnh viễn chui vào lòng đất câm lặng”[44.tr.132] Anh có ý nghĩ muốn được bị thương để về tuyến sau, “ Vậy mà súng đạn nó kiềng anh, nó nhất định không chịu cho anh thành què cụt. Chắc nó muốn xơi gọn anh cả một lần cho gọn. Thế là anh đi tìm sự què cụt khác.”[44.tr.123]

Người lính đã rơi vào bi kịch, sự sợ hãi cố hữu của con người khi cứ bị dằn vặt bằng hàng loạt những cảnh tượng kinh khủng của những người tham chiến cả hai bên. Muốn chết quách một lần cho xong, cho kết thúc đi cảm giác khủng khiếp dai dẳng đó, mà không thể. “ Chúng sẽ bắn ra vài tràng, … Chết thì thôi. Không chết, sáng ra sẽ được chúng nhặt về, băng bó đánh đập theo đúng thủ tục chơi rồi sau đó sẽ đầy ra Côn Đảo, Phú Quốc… Đâu cũng được, bao lâu không thành vấn đề, miễn là không chết. Vậy mà vẫn không xong. Sự

may mắn hay nói cách khác là cái què cụt vẫn không đậu vào vai anh. Nó còn muốn hành anh.”[44.tr.123]

Trong đau khổ và bi kịch, Hùng đã thú nhận với mình, với Sương như vậy về cuộc hành trình đi tìm sự giải thoát cho mình ra khỏi cơn ác mộng chiến tranh. “ Lý tưởng ư? Mục đích ư? Giải phóng miền Nam ư? Vẫn có cả cái đó nhưng nó đã lặn vào đâu đó trong người sâu lắm rồi, không dễ mỗi lúc mà moi ra nhấm nháp như thứ lính chuyên ngồi văn phòng, lính phía sau, cách cái chết nửa vòng trái đất.”

Chu Lai đã để nhân vật thành thật thú nhận những yếu hèn trong lòng mình mà không hề sợ hình ảnh người lính bị hoen ố. Bởi đó là những tình cảm chân thật của con người. Trong hoàn cảnh chiến tranh điều đó thật dễ hiểu. Nhiệm vụ, lí tưởng vẫn phải hoàn thành nhưng những run sợ trong lòng vào phút giây nào đó cũng khó tránh khỏi. Có ai đó cho rằng viết về người lính như vậy là phản lại lí tưởng, phản lại tư tưởng ca ngợi người lính từ trước đến nay. Không, nhà văn chỉ muốn mọi người nhìn nhận về cuộc chiến tranh này đầy đủ hơn, tỉnh táo hơn, nhìn nhận người lính như những con người bình thường cũng có căm thù, có yêu nước, có can tràng, dũng cảm, có khát vọng yêu đương, có hờn giận và có cả những yếu hèn. Như vậy để thấy tội ác chiến tranh ghê gớm hơn, để lên án nó mạnh mẽ hơn, để nhìn nhận công bằng hơn với những gì chưa thể công bằng trước kia. Cuộc sống trận mạc đượm mùi tử khí, thiếu thốn, khổ cực nhiều khi làm con người lâm vào tình thế không thể cưỡng lại được, phải sống khác mình đi, đi ngược lại với bản chất tốt đẹp bên trong. “ Mà anh hùng không biết sợ chết, không biết chao đảo, không biết đôi lúc ngã lòng rồi cắn răng gượng lại thì không phải anh hùng.”[44.tr.121] Lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm của người cầm súng đã giúp người lính đứng vững trong chiến tranh, vượt qua mọi hoàn cảnh để chiến thắng kẻ thù.

2.2.3. Với cái nhìn chân thực và day dứt chân dung người lính hiện lên giàu sức thuyết phục. Đặt người lính trong cái nhìn đa chiều về hiện thực, Chu Lai đã không lí tưởng hóa , sử thi hóa mà bằng một cái nhìn thế sự ông cho thấy “ chiến tranh, chiến hào giống như một thứ thuốc thử cực nhậy để con người hiện lên hết màu hết nét… cái cao cả, cái thấp hèn, cái trung thực, điều vị tha và sự độc ác… bao giờ cũng bộc lộ đến cùng”[52]

Xuất hiện trong văn học luôn ở vai trò của nhân vật sử thi, người lính đã thể hiện trọn vẹn vai trò của mình. Nhưng Chu Lai còn cho người đọc có cái nhìn đa chiều về người lính. Trong chiến tranh, người anh hùng của chúng ta can trường, dũng cảm và lập được thật nhiều chiến công. Và chiến công ấy phải đổi bằng máu xương của bao nhiêu người lính đã ngã xuống anh dũng. Chiến thắng không phải chỉ là hào quang, nó là sự đánh đổi, là cái giá phải trả rất đắt đối với người lính. Đằng sau hào quang là những góc khuất không thể tránh khỏi của chiến tranh. Người lính không phải là cái máy biết nhả đạn, vì thế họ cũng có cảm xúc mạnh mẽ và phức tạp. Nhân vật sử thi không bất động trên trang sách như chúng ta vẫn từng tưởng, mà là những con người bằng xương thịt, ngoài xung phong, chiến đấu không mệt nghỉ thì họ còn biết yêu đương, căm ghét, tức giận, có cả những phút hèn yếu, tầm thường thoáng qua. Gặp họ trên trang sách của Chu Lai, không những thêm yêu người lính mà còn bao day dứt.

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)