Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 118)

5. Kết cấu luận văn

3.5. Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ

3.5.1. Tình huống là yếu tố nghệ thuật không thể thiếu trong mọi tác phẩm tự sự. Đó là hoàn cảnh chứa đựng xung đột mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để đưa nhân vật vào hoạt động. Tình huống truyện thường gắn liền với sự kiện cụ thể gây ra những biến động mạnh mẽ đối với số phận, với đời sống tinh thần, tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Trong các sáng tác trước 1975, tình huống truyện thường dựa trên những thử thách của hoàn cảnh bên ngoài để đưa nhân vật vào những hành động nhằm bộc lộ phẩm chất và lí tưởng cao đẹp của họ. Từ sau 1975, với xu hướng nới lỏng cốt truyện, sự kiện và biến cố nhiều khi chỉ là cái cớ để nhà văn đặt ra những vấn đề luận bàn hay suy ngẫm, vì thế tình huống truyện cũng có sự thay đổi.

Qua tình huống thử thách, nhân vật bộc lộ tính cách và thế giới nội tâm của mình. Đặc biệt những tình huống tâm lý, Chu Lai đã đưa nhân vật của mình vào những cuộc đấu tranh nội tâm với những day dứt, ăn năn, sám hối, nếm trải…

Chiến tranh là hiện thực bất thường, khi đặt nhân vật vào tình huống bất thường để thể hiện tính cách nhà văn muốn diễn tả tính chất bất thường đó

của chiến tranh. Trong Ăn mày dĩ vãng, hoàn cảnh chiến tranh được miêu tả

vô cùng khắc nghiệt, vậy mà tình yêu vẫn sinh sôi, nảy nở không ngừng, con người vẫn trải qua đủ mọi cung bậc tình cảm. Tuấn có những phút giây ngất ngây, choáng ngợp trước hạnh phúc trần thế của con người. Cảm giác lần đầu được đụng chạm xác thịt con gái đã làm anh sung sướng, háo hức kể không thôi cho Hai Hùng nghe. Nhưng niềm hạnh phúc đó chưa kịp tan thì anh lại chứng kiến kẻ thù mê đắm trong cơn cuồng si dục tình trước khi vào trận đánh. Muốn trận đánh chậm lại ít phút cho kẻ thù hưởng trọn vẹn những ái ân say đắm của con người, nhưng anh đã phải trả giá. Sau trận đánh trở về, anh phải chết đứng, lặng câm, uất hận trước thi thể vấy máu của người yêu, cô gái đã dâng trọn cho anh tất cả. Lũ biệt kích Mỹ đã mai phục trên đường mòn về hậu cứ và giết chết cô. Đó là tình huống thực sự đặc biệt, bất thường. Vẻ câm lặng của Tuấn chứa đầy đau khổ, cả những ân hận vì đã nhân nhượng với những con dã thú. Sự cao cả đã phải trả giá quá đắt. Mối tình cao đẹp của Hai Hùng và Sương cũng không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã, phi lí đó. Chu Lai đã tạo nên hàng loạt các tình huống thử thách mối tình của hai nhân vật này. Tình huống cao trào, đỉnh điểm, nút thắt mở quan trọng của toàn bộ cuốn tiểu thuyết, quyết định mọi nông nỗi cuộc đời nhân vật chính là tình huống Hai Hùng- Ba Sương nằm chung hầm sau đêm đột ấp bị bại lộ. Trong không gian chật hẹp mời tối đó, họ đã khám phá tận cùng những bí ẩn của tình yêu. Vào đúng lúc họ đang cuộn lấy nhau để mơ về hạnh phúc thì thần chết ngồi trực

sẵn trên nắp hầm. Tình thế bị truy đuổi buộc Hùng phải lựa chọn nghiệt ngã. Hoặc là chạy ngược lại để thu hút hỏa lực của địch như thế có thể cứu được Ba Sương, còn nếu có hy sinh thì hy sinh cả hai. Nhưng bản năng tự vệ và khát vọng tồn tại đã đẩy Hùng vào sai lầm không phương cứu chữa. Anh đã bỏ chạy để rồi suốt thời gian còn lại của cuộc đời, Hai Hùng phải “ ăn mày dĩ vãng” để đi tìm sự thật về người đàn bà đã lấy đi toàn bộ những đam mê, say đắm của cuộc đời mình.

3.5.2. Khúc bi tráng cuối cùng, chiến tranh đã tạo ra những tình huống

bất thường, trớ trêu. Tướng Tuấn có một cô thư ký xinh đẹp, hắn rất tin tưởng, thậm chí có lúc thèm khát cô, rồi nghi ngờ cô là tình báo, hắn định trừng phạt cô, nhưng không ngờ cô bé lại là con gái ruột của hắn với người đàn bà hắn yêu đơn phương và chiếm đoạt. Mọi thứ đổ vỡ trong lòng hắn, đặt hắn vào bi kịch và hắn quyết định từ bỏ mọi thứ rồi tự vẫn vì đau khổ và tuyệt vọng.

Ngoài kiểu tình huống bất thường, tiểu thuyết Chu Lai còn xây dựng kiểu tình huống nghịch lý mang tính thử thách. Ở kiểu tình huống này tác giả luôn tạo ra những trạng huống đối lập, những cặp nhân vật đối lập nhau làm nổi bật tính nghịch lý và tính cách nhân vật. Tính nghịch lý của nhân vật có thể nhận thấy rất rõ trong những cuộc gặp gỡ sau nhiều năm xa cách giữa các

đồng đội cũ. Tình huống nghịch lý trong Ăn mày dĩ vãng được mở đầu bằng

cảnh cựu chiến binh Hai Hùng di cư vào Nam và tình cờ gặp lại Ba Sương bằng sương bằng thịt. Điều li kỳ là tại sao người đàn bà ấy đã “chết rồi, chết rõ mười mươi ngay trước mắt”[44.tr.5] do chính tay Hai Hùng và đồng đội thực hiện vụ cướp xác huyền thoại, tự tay anh đào mồ, đắp mộ, bắn một loạt AK đưa tiễn, vậy mà sau hai mươi năm bỗng nhiên lại đội mồ sống dậy trong cương vị của một bà giám đốc sang trọng, uy quyền và hết sức lạnh lùng. Sự li kỳ của tình tiết này khiến câu chuyện quay trở về dĩ vãng để tìm sự thật như

một sự tất lẽ. Hai Hùng đã tìm ra sự thật: Tư Lan, người đàn bà đầy uy quyền trước mắt anh chính là Ba Sương.

3.5.3. Miêu tả một hiện thực đầy biến động , tiểu thuyết của Chu Lai khi dựng lên những tình huống có tính chất thử thách con người bao giờ cũng hướng tới việc bộc lộ đến tận cùng bản chất con người- cao cả hay thấp hèn, trung thực hay giả dối, vị tha hay độc ác… Thử thách đặt ra với con người lúc này không phải là những khó khăn, thiếu thốn hay những gian nan, nguy hiểm như khi đương đầu trước làn bom đạn của kẻ thù mà là thử thách của cuộc sống thời bình không yên bình với nhiều náo động, nhiều cám dỗ. Đứng trước tiền tài địa vị, quyền lực và danh vọng không phải người nào cũng dễ dàng vượt qua. Nhiều nhân vật trưởng thành trong môi trường chiến tranh khắc nghiệt nhưng lại sớm đánh mất mình trong môi trường sống mới ồn ào tiếng bom đạn nhưng luôn tiềm tàng bên trong những cạm bẫy ngầm. Ba Sương vốn là nữ du kích gan dạ, dũng cảm, chân thật và nhân hậu nhưng choáng ngợp trước hư danh cô đã quay lưng lại quá khứ, bắt tay hợp tác, che chở cho

kẻ từng là kẻ thù của dân tộc. Trong Khúc bi tráng cuối cùng không có loại

tình huống này.

Bên cạnh việc xây dựng các tình huống bên ngoài, tiểu thuyết Chu Lai còn đặc biệt chú ý tới các kiểu tình huống bên trong. Đó là tình huống tự nhận thức. Ở kiểu tình huống này tính quyết liệt, dữ dội được phô diễn trong mạch ngầm tâm lí nhân vật. Lấy đời sống nội tâm của con người để xây dựng tình huống, nhà văn quan tâm đến những trạng thái tâm lý giằng xé, mâu thuẫn diễn ra trong tâm hồn nhân vật. Trong cuộc đấu tranh với chính mình đó, con người thường bộc lộ nhu cầu sám hối thành thực. Loại tình huống này thường gặp ở những nhân vật có số phận éo le, ngang trái trắc trở mang tính bi kịch

như Hai Hùng( Ăn mày dĩ vãng) và một số nhân vật ở các tác phẩm khác. Hai

mình. Anh đặt mình vào tình huống tưởng tượng: phải đối mặt với vong linh những người xấu số đã ngã xuống bởi bàn tay của chính mình- dù là ở chiến tuyến bên này hay chiến tuyến bên kia. Anh bị quá khứ bủa vây. Những tháng năm buồn đó chỉ chờ cơ hội là ào về trong tâm trí anh. Hai Hùng nhớ lại quá khứ bằng hồi ức, tưởng tượng khiến cho những tình huống bên ngoài bị biến thành tình huống bên trong. Vì được tái hiện bằng hồi ức mang tính chủ quan của con người nên tình huống xảy ra luôn đi kèm với trạng thái tình cảm, những suy nghĩ riêng tư. Những trạng thái đó là nỗi đau đớn dằn vặt trong suốt những năm tháng hòa bình của anh.

3.5.4. Với kiểu tình huống nhận thức, Chu Lai luôn đặt nhân vật vào tình thế buộc phải suy ngẫm về các vấn đề của đời sống hoặc tự soi xét lại bản thân và đấu tranh để tự hoàn thiện. Con đường hướng tới sự hoàn thiện không hề đơn giản, nó đòi hỏi ở mỗi người một nội lực tinh thần rất lớn. Ngoài Hai Hùng, Ba Sương cũng là nhân vật đứng trước tình huống tự nhận thức. Cô phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng giằng xé và dũng cảm mới trở về được với chính mình.

Trong Khúc bi tráng cuối cùng, nhân vật được đặt trước tình huống

nhận thức lại là Phạm Ngọc Tuấn, tư lệnh vùng hai Tây Nguyên, thuộc chính quyền Sài Gòn. Suốt cuộc đời hắn đi theo lí tưởng mù quáng phản bội lại tổ quốc, căm hận người bạn thân thuở đi học, hận mối tình đơn phương với Trang. Giờ đây nhận ra đứa con gái mà hắn chưa từng biết mặt, Tuấn đã suy nghĩ lại tất cả, về cuộc chiến mà hắn theo đuổi, về chính bản thân mình. Hắn thấy nhục vì rút cục đời hắn thất bại hết, lí tưởng hắn theo đuổi thật vô nghĩa, giờ chỉ có thứ quan trọng là sự an toàn của con gái hắn. Hắn thấy ân hận vô cùng, và hắn đã từ bỏ tất cả, địa vị, danh vọng, chiến lũy, danh dự… và chọn một kết cục trở về bên người đàn bà hắn yêu rồi tự vẫn. Tình huống nhận thức này đã làm cho nhân vật tự nhận thức lại chính mình, tìm lại mình sau bao

năm mê muội theo đuổi mà không biết đích của mình là đâu. Nhận ra cuộc đời hắn thật vô nghĩa.

Như vậy cùng với việc xây dựng tình huống bất thường, nghịch lý có tính chất thử thách và sự lựa chọn là tình huống nhận thức, Chu Lai muốn thể hiện chiều sâu ở con người. Ở đó con người tự bộc lộ mình, tự phán xét hay bào chữa cho mình để thể hiện con người bên trong của mình.

Chu Lai đã đặt nhân vật vào những tình huống bất thường, thử thách để nhân vật tự đối diện với mình và tự bạch về mình. Dựa trên cơ sở đó Chu Lai tạo ra những kết cục bất ngờ, khó phán đoán. Nhà văn đã đẩy nhân vật đến tận cùng bi thảm, đau thương nên hầu hết các nhân vật đều kết thúc bằng cái chết.

Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng đã cố quên quá khứ để sống yên ổn trong

cuộc sống hiện tại, khi trở về quá khứ cô đã phải nhận kết cục tất yếu không thể khác đó là cái chết. Cô không chết trong tay Hùng hay đồng đội, mà chết vì bàn tay man rợ của thằng Địch, chết mà vẫn chưa biết nó là kẻ giết người. Cái chết của cô là sự trả giá đích đáng, trả giá cho những gì mình đã gây ra và trả giá cho để trở về với co người thật của mình.

Vấn đề tác giả muốn nói với mọi người là: Hãy cảnh giác với bệnh tôn sùng địa vị, đừng vì địa vị mà quên quá khứ, đặc biệt là cái ác không bao giờ

mất đi mà luôn tồn tại quanh ta, nó len lỏi vào từng người. Tuấn trong Khúc

bi tráng cuối cùng lại có kết cục tự vẫn. Do quá tuyệt vọng vào chính mình,

không tin tưởng vào lí tưởng mà mình theo đuổi, đau khổ vì bi kịch cuộc đời mình, bất lực trước hoàn cảnh, thất bại nhục nhã… hắn đã tự kết liễu đời mình. Đó là kết cục bất ngờ cho người đọc. Nhưng nó lại hợp logic, con người của Tuấn đã sai lầm suốt cuộc đời để cuối đời gánh những hậu quả nặng nề. Con người kiêu hãnh như hắn nhận ra thất bại trên chiến trường cũng như trong cuộc đời là điều hắn không chấp nhận được, không chịu được, vì thế hắn tìm đến cái chết như một sự giải thoát.

Những kết thúc bất ngờ đẩy nhân vật đến tận cùng số phận, tiểu thuyết Chu Lai đã để lại những dư vị chua xót, những ám ảnh trong lòng độc giả. Kết thúc truyện rồi mà độc giả đầy day dứt, trăn trở về cuộc đời, về số phận con người.

Tiểu kết

Ấn tượng về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng

trong tâm trí người đọc có lẽ không phải do câu chuyện mà nhà văn kể, mà vì dấu ấn về chân dung những con người đã kinh qua năm tháng bom đạn chiến tranh và con đường đời không nhiều người biết đến của họ. Với các thủ pháp nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm, nghệ thuật sử dụng giọng điệu, nghệ thuật tạo tình huống, Chu Lai đã khắc họa một cách chân thực chân dung bên ngoài cũng như đời sống nội tâm của người lính cả trong chiến tranh và trong thời bình, cả chiến tuyến bên này và bên kia. Người đọc có cái nhìn đa diện, đa chiều về con người thời chiến và hậu chiến. Chưa bao giờ tiếng nói nội tâm đầy chân thực của người lính lại

được cất lên thẳng thắn và đầy đủ như trong văn học thời hậu chiến, mà Ăn

mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng đã góp phần thể hiện thành công điều

PHẦN KẾT LUẬN

Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng là hai tiểu thuyết tiêu biểu

của Chu Lai theo phong cách sử thi. Nghiên cứu hai tác phẩm này từ góc độ nhân vật là việc cần và có ý nghĩa, giúp ta thấy rõ hơn nét nổi bật trong quan niệm nghệ thuật dẫn đến những đổi mới trong thi pháp nhân vật và thành công trong sáng tác.

1.Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng phản ánh hiện thực chiến

tranh và một giai đoạn hòa bình đầy biến động. Hoàn cảnh bất thường của hiện thực đã làm đảo lộn cuộc sống của con người. Người lính hiện ra trong tác phẩm của Chu Lai với tất cả sự chân thực và sinh động như con người ngoài đời. Nhân vật người lính được miêu tả đa dạng về tính cách, được nhìn nhận một cách đa chiều, đa diện. Bản thân tính cách và số phận của họ cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong họ có cả cái cao cả lẫn cái tầm thường. Nhân vật luôn phải đấu tranh để giải quyết các mâu thuẫn nội tại để đảm nhiệm vai trò nhân vật văn học.

2.Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai là sự cụ thể hoá quan niệm hiện thực của nhà văn, tạo ra một thế giới nhân vật nhiều kiểu loại, với những kiểu loại nhân vật độc đáo như nhân vật bị chấn thương, nhân vật tha hóa, nhân vật có số phận bi kịch.

Với nhu cầu nói thẳng, nói thật, Chu Lai đã đi sâu vào tâm lý, số phận cá nhân để khám phá những hiện thực còn khuất lấp ở nhân vật người lính. Tiểu thuyết của ông đã chỉ ra tất cả vẻ đa dạng, phức tạp của con người, có những “ vết mờ nhân cách”, những anh hùng ngày hôm qua, nay trở về thành kẻ lạc loài, có người còn bị tha hóa. Ngoài ra, những người từ chiến trường trở về, đối mặt trực tiếp với chiến tranh, họ phải chịu những cơn chấn thương khủng khiếp, mất hẳn cảm giác bình yên… Dù hoàn cảnh nào họ cũng dũng

cảm đương đầu với cái xấu, chống cái ác không nhân nhượng. Ở môi trường nào họ cũng bị đẩy đến cùng của tính cách, của số phận trong những thử thách và lựa chọn sinh tử đậm chất bi kịch. Đặc biệt với quan niệm nghệ thuật mới về con người, Chu Lai đã cho người đọc thấy rõ hơn, toàn diện hơn chân dung kẻ thù. Nhân vật kẻ thù thực sự là một loại nhân vật với tư cách là một con

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)