Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ trồng mía

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 64)

NÔNG HỘ TRỒNG MÍA

Trong tương lai để cây mía phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao thì hộ, các đơn vị liên quan nên chú ý đẩy mạnh những lợi thế của cây mía đồng thời khắc phục những khó khăn trong sản xuất để có thể đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao hơn và ổn định. Sau đây là một số giải pháp nhằm đưa cây mía phát triển bền vững:

- Nông dân nên thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Vì khi mía đã phát triển cao thì không thể phun thuốc được nữa, điều đó có thể làm cho người dân sẽ bịảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mình. Để người nông dân có được những biện pháp hợp lý và đạt được hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh, đề nghị các cơ quan chức năng và sở nông nghiệp tuyên truyền và tư vấn cho người dân cách sử dụng các loại thuốc có hiệu quả mà tốn ít chi phí. Bên cạnh đó, người dân cần phải thực hiện đúng nguyên tắc 4 đúng (đúng loại, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng) để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất.

- Để việc sản xuất mía đạt hiệu quả cao thì việc sử dụng các chi phí hợp lý là điều rất quan trọng. Sử dụng giống, phân bón hợp lý là điều cần thiết.

tránh trường hợp sử dụng chi phí cao như: đặt mía hom không đúng mật độ (quá dày hoặc quá thưa), chọn giống không chất lượng, sâu bệnh nhiều; bón phân thì không theo một tiêu chuẩn nào, làm theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo truyền thống gia đình, dẫn đến việc sử dụng phân bón không hợp lý (bón phần quá nhiều, không đúng lúc, không đúng liều lượng). Những điều đó không những làm lãng phí tiền bạc vào các chi phí đầu vào mà lại không đem đến hiệu quả kinh tế, làm lợi nhuận của người dân sụt giảm.

Đối với những hộ sản xuất trong khu vực nên hợp tác liên kết với nhau để thống nhất lịch thời vụ, giống mía gieo trồng trong khu vực nhằm hạn chế được tình trạng nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp và có thể tạo ra sản phẩm chất lượng đồng đều, sản lượng tương đối lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các thương lái thu gom nên hạn chế được tình trạng ép giá trong thu mua mía nguyên liệu. Bên cạnh đó, đới với những hộ có bán mía cho công ty mía đường cũng nên liên kết lại với nhau trong việc vận chuyển mía đến nhà máy mía đường, có thể nhiều hộ cùng sử dụng chung một phương tiện vận chuyển bằng cách luân phiên có hiệu quả để đảm bảo khâu vận chuyện không tốn nhiều công sức, thời gian và giảm bớt được chi phí này.

- Việc sản xuất mía phải mất gần một năm mới thu hoạch nên nguồn vốn sản xuất của các nông hộ không ổn định. Nhu cầu sử dụng vốn trong nông nghiệp rất lớn, tín dụng nông thôn rất quan trọng. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý và phù hợp với khả năng vay vốn của các nông hộ.

- Lao động trong khu vực ngày càng khan hiếm làm cho giá thuê mướn lao động ngày càng tăng cao. Để giảm bớt chi phí cho người nông dân trồng mía, đề nghị các sở ban ngành tổ chức các buổi giới thiệu và giúp cho nông dân có thể tiếp cận, sử dụng các máy móc, công nghệ tiên tiến.

- Nhằm hạn chế việc lũ và thủy triều kéo về hàng năm, đề nghị các cơ quan chức năng ra sức có những biện pháp hạn chế thiệt hại cho bà con như đắp đê bao, đập phòng chống lũ. Đồng thời thông báo tin tức kịp thời cho bà con có thể thu hoạch trước khi lũ về.

- Cần có sự gắn kết giữa nhà máy đường với người dân trồng mía. Vì vậy, vùng mía nguyên liệu cần phải được quy hoạch, người nông dân sản xuất mía rải vụ, phân vùng trồng mía trước – sau. Từ đó các nhà máy lấy đó làm cơ sở ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân. Tránh trường hợp vào vụ thu hoạch rộ, các nhà máy dù đã mở hết công xuất đến mức tối đa nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu tiêu thu mía của người dân, dẫn đến tình trạng ngập úng.

- Nông dân cần chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin thị trường, để không bị ép giá khi bán mía, cũng như mua phân bón và thuốc với giá phù hợp nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 64)