MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG
BẰNG CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị thấp nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung bình
Năng suất Kg/công 12.400 18.000 15.248,75
Giá bán Đồng/kg 700 830 760,75
Tổng chi phí (có LĐGĐ)
Ngàn đồng/công 6.472 10.592 8.353,55
Doanh thu Ngàn đồng/công 9.344 13.680 11.570,78
Lợi nhuận Ngàn đồng/công 496 5.286 3.217,23
Thu nhập Ngàn đồng/công 1.492 7.283 4.012,55
TN/CP Lần 0,171 1,029 0,490
LN/CP Lần 0,047 0,735 0,393
DT/CP Lần 1,047 1,735 1,393
LN/DT Lần 0,045 0,424 0,274
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013
Qua kết quả phân tích bên dưới, doanh thu và lợi nhuận chịu nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau nhưng rõ nhất là do năng suất sản xuất, do giá bán và do chi phí đầu tư ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Bảng số liệu trên thể hiện các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy nếu so sánh doanh thu trung bình từ việc trồng mía là 11.570,78 ngàn đồng/1.000 m2 với tổng chi phí chưa có chi phí LĐGĐ thì ta được thu nhập trung bình 4.012,55 ngàn đồng/1.000 m2. Nếu so sánh doanh thu với tổng chi phí có LĐGĐ thì ta được lợi nhuận trung bình là 3.217,23 ngàn đồng/1.000 m2 từ việc trồng mía. Như vậy có thể thấy rằng việc sản xuất mía của người dân trong huyện là có hiệu quả vì lợi nhuận thu được lớn hơn 0.
Theo kết quả phân tích trên cho thấy khi xem xét về mặt đầu tư thì tỷ số trung bình giữa doanh thu trên tổng chi phí là 1,393 lần, tỷ số này lớn hơn 0 cho thấy nông dân sản xuất mía là có lời. Điều này có nghĩa là giá trị họ tạo ra khi tiên hành sản xuất gấp 1,393 lần chi phí mà họ đã bỏ ra trước đó. Bên cạnh đó, tỷ số trung bình giữa lợi nhuận trên tổng chi phí là 0,393 lần, tức là nông dân bỏ ra 1.000 đồng chi phí sẽ thu được 0,393 ngàn đồng lợi nhuận, từ đó cho thấy khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp chưa cao. Nguyên nhân là do giá cả đầu vào ngày càng tăng cao, việc sử
dụng đầu vào chưa hợp lý, nông dân canh tác chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế, do đó cần tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. Nhưng nhìn chung, hoạt động sản xuất mía có hiệu quả. Nhưng tỷ số này cũng chưa hẳn cho ta thấy được hiệu quả của hoạt động trong nông nghiệp này vì thế mà ta cần xem xét thêm các tỷ số khác như:
Tỷ số giữa tổng thu nhập trên tổng chi phí trung bình là 0,490 lần, tức là nông dân bỏ ra 1.000 đồng chi phí sẽ thu được 0,490 ngàn đồng thu nhập. Điều này có nghĩa là giá trị họ tạo ra khi tiến hành sản xuất gấp 0,490 lần chi phí mà họ đã bỏ ra trước đó.
Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và doanh thu là 0,274 lần, nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu từ việc bán mía nông hộ nhận được 0,274 ngàn đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy trong 100% doanh thu mang về thì trong đó có được 27,4% là lợi nhuận. Với mức chênh lệch giữa tổng chi phí đầu tư trung bình với doanh thu thu được không lớn, cho thấy sự đầu tư vào chi phí sản xuất chưa hiệu quả hoặc năng suất sản xuất mía thấp. Điều đó dẫn đến lợi nhuận thu được của người dân không cao, kéo theo tỷ số giữa lợi nhuận trên doanh thu thấp.