a) Kiểm định các biến trong mô hình
Kiểm định đa cộng tuyến
Sử dụng yếu tố phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện ra đa cộng tuyến. Tất cả các biến đưa vào mô hình đều có nhân tử phóng đại phương sai
không vượt quá 2,78. Kết luận mô hình trên không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi, cho thấy mô hình hồi quy không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi vì mức ý nghĩa chính xác p của giá trị kiểm định nR2 trong kiểm định White giá trị p bằng 0,9939 lớn hơn α (α = 0,1), kết luận chấp nhận giả thuyết H0: Phương sai sai số ngẫu nhiên là hằng số.
b) Xác định mức ý nghĩa của các nhân tố trong mô hình 1:
Bằng cách sử dụng phần mềm Stata 10.0, kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình có 5 biến có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa P_value< 10% là các biến chi phí thuốc bảo vệ thực vật, biến chi phí giống, biến chi phí thu hoạch, biến chi phí lao động và biến giả hợp đồng; 3 biến không có ý nghĩa thống kê là biến chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu và diện tích.
Giá trị P – value của nhân tố chi phí giống là 0,009 cho thấy nhân tố chi phí giống có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố chi phí giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.
Giá trị P – value của nhân tố chi phí thuốc BVTV là 0,001 cho thấy nhân tố chi phí giống có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố chi phí giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.
Giá trị P – value của nhân tố chi phí lao động là 0,000 cho thấy nhân tố chi phí giống có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố chi phí giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.
Giá trị P – value của nhân tố chi phí thu hoạch là 0,010 cho thấy nhân tố chi phí thu hoạch có ý nghĩa ở mức 5% hay nhân tố chi phí thu hoạch có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.
Giá trị P – value của nhân tố hợp đồng là 0,000 cho thấy nhân tố tập huấn có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố tập huấn có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.
c) Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía trong mô hình 1:
* Hệ số nhân tố các biến có ý nghĩa trong mô hình
- Hệ số nhân tố chi phí giống có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí giống của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí giống của hộ sản xuất
mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống 0,784 đồng. Chi phí có tác động tích cực đến lợi nhuận trồng mía, nếu mía hom được đặt đúng mật độ, đúng giống thì sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên.
- Hệ số nhân tố chi phí thuốc BVTV có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí thuốc BVTV của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí thuốc bảo vệ thực vật của hộ sản xuất mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống 1,373 đồng.
- Hệ số nhân tố chi phí lao động có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí lao động của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí lao động của hộ sản xuất mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống 1,022 đồng.
- Hệ số nhân tố chi phí thu hoạch có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí thu hoạch của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí thu hoạch của hộ sản xuất mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống 0,742 đồng. Nếu người dân xác định thời điểm thu hoạch đúng lúc thì không những mía sẽ được đảm bảo đúng trữ đường mà chi phí thuê mướn lao động thu hoạch cũng sẽ giảm.
- Như đã trình bày ở trên, nhân tố hợp đồng sử dụng biến giả, nhận giá trị 1 nếu nông hộ có tham gia ký hợp đồng với công ty mía đường và nhận giá trị 0 nếu nông hộ không có tham gia ký hợp đồng với công ty mía đường. Do đó có sự khác biệt về lợi nhuận giữa nông hộ có tham gia và nông hộ không có tham gia ký hợp đồng. Hệ số nhân tố tập huấn có dấu dương (+) cho thấy khi cố định các nhân tố còn lại, nếu nông hộ có tham gia ký hợp đồng thì lợi nhuận thu được từ sản xuất mía sẽ lớn hơn nông hộ không có tham gia ký hợp đồng là 1.297.272 đồng. Điều này được giải thích nếu nông hộ có tham gia ký hợp đồng với công ty mía đường thì họ sẽ nhận được nhiều lợi thế hơn các nông hộ không có tham gia ký hợp đồng khi nhận được sự hỗ trợ về giống, phân bón cũng như được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất, quan trọng hơn hết là việc được đảm bảo đầu ra cho mía nguyên liệu nên việc sản xuất đạt hiệu quả mang lại lợi nhuận nhiều hơn.
* Hệ số nhân tố các biến không có ý nghĩa trong mô hình
đổi. Giữa các nông hộ có lợi nhuận thấp nhất và lợi nhuận cao nhất thì việc các hộ nông dân này sử dụng phân bón cho quá trình sản xuất thì một lượng phân bón gần như nhau, nên nhân tố chi phí phân bón không tác động lợi nhuận trồng mía của người dân.
- Nhân tố chi phí tưới tiêu: kết quả ước lượng cho thấy P – value của nhân tố chi phí tưới tiêu là 0,655 cho thấy nhân tố chi phí tưới tiêu không có ý nghĩa thống kê trong mô hình trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Theo như kết quả điều tra ở trên cho thấy đa phần các hộ nông dân không đầu tư nhiều cho việc tưới tiêu, hầu hết các hộ nông dân đều có máy bơm tại nhà hoặc tận dụng nước mưa, nước ở các rãnh để tưới cho cây mía. Vì vậy giữa các nông hộ có lợi nhuận thấp nhất và lợi nhuận cao nhất thì phần chi phí tưới tiêu chủ yếu là chi phí nhiên liệu để sử dụng máy bơm. Nên nhân tố chi phí tưới tiêu không tác làm thay đổi lợi nhuận trồng mía của người dân.
- Nhân tố diện tích: kết quả ước lượng cho thấy P – value của nhân tố diện tích là 0,941 cho thấy nhân tố diện tích không có ý nghĩa thống kê trong mô hình trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Giữa các nông hộ có lợi nhuận thấp nhất và lợi nhuận cao nhất thì lợi nhuận của các hộ nông dân được tính trên 1.000 m2 nên diện tích là như nhau giữa các hộ. Vì vậy biến diện tích không ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng mía của người dân.
4.3.4 Nhận xét chung
Việc sử dụng chi phí giống của người dân chưa theo khuôn khổ kỹ thuật nhất định, việc chọn giống họ có tính bầy đàn, mật độ giống gieo trồng của các hộ chênh lệch nhau khá lớn làm giảm lợi nhuận nên chưa đạt hiệu quả kinh tế. Các hộ trong mô hình chưa chú trọng đến công tác phòng trừ sâu bệnh, việc sử dụng thuốc BVTV chưa theo một khuyến cáo nào. Theo đúng quy trình trồng mía thì việc phòng trừ sâu bệnh là ở giai đoạn đầu tiên. Ví dụ như để phòng trừ một số loại sâu đục than, dế phá hoại ở giai đoạn cây con nên rãi Basudin 10H theo rãnh lúc đặt hom mía hoặc vào ngọn mía ở giai đoạn nhảy chồi để hạn chế sâu đục thân ngọn mía. Theo kết quả điều tra thì các nông hộ đều bỏ qua khâu này, vì họ muốn giảm được một phần chi phí đầu vào. Nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của mía. Nếu xuất hiện bệnh khi mía đã phát triển hoàn chỉnh thì việc sử dụng thuốc BVTV để chống sâu bệnh là điều rất khó khăn. Các hộ này chỉ còn các để như vậy cho đến khi thu hoạch hoặc đốn bỏ đi. Vì vậy, không những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mía nguyên liệu mà còn làm giảm năng suất mía dẫn đến lợi nhuận thu được không cao.
Việc trồng mía mang tính thời vụ nên cần tiến hành đồng loạt. Các hộ nông dân cần sử dụng nhiều lao động trong quá trình sản xuất mía để việc trồng mía được tiến hành đứng thời điểm. Đa phần các khâu trồng mía đều sử dụng đều phải sử dụng lao động thuê mướn cho các khâu như đào học, đặt hom, các khâu chăm sóc và giá thuê mướn là khá cao. Vì vậy, các hộ nông dân nhằm giảm bớt chi phí lao động họ đã bỏ qua các khâu chăm sóc cần thiết như đánh lá mía thì chỉ đánh một đến hai lần (theo nguyên tắc thì đánh là mía 3-4 lần), bỏ qua một số khâu vô chân cho mía (vô chân nhằm giúp đất tơi xốp để giữ ẩm, mía ra rễ tốt, bên cạnh đó vô chân thường kết hợp với các lần bón phân, làm cỏ). Việc giảm lao động đối với các khâu trồng mía là hoàn toàn sai, vì không biết chi phí lao động giảm được bao nhiêu nhưng năng suất mía lại bị ảnh hưởng rất nhiều, làm cho hoạt động sản xuất không đạt hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận thu được không cao.
Công tác thu hoạch mía cũng được tiến hành đồng loạt để tránh tình trạng mía bị ngập úng khi lũ kéo về. Hầu hết các hộ nông dân đều thuê mướn lao động để đốn mía. Vì thu hoạch mía được tiến hành đồng loạt nên nguồn lao động thuê mướn không đáp ứng đủ nhu cầu, các hộ nông dân có diện tích trồng mía ở vùng bị trũng, mía bị ngập úng nhanh thì họ phải bỏ ra số tiền thuê mướn khá cao để mía được thu hoạch nhanh chống. Chính vì vậy, chi phí thu hoạch ảnh hưởng rất lớn trong mô hình nghiên cứu.
Bên cạnh đó giá mía còn bấp bênh, không ổn định. Nguyên nhân là do mía nguyên liệu không đi thẳng từ người dân đến nhà máy đường mà phải qua nhiều khâu trung gian của thương lái, giá mía tại rẫy thấp hơn nhiều so với giá mía tại các nhà máy đường. Việc ký hợp đồng với công ty mía đường mang lại nhiều lợi ích cho nông dân như được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, cách sử dụng giống và phân bón hợp lý, được đảm bảo đầu ra do giá mía được đảm bảo ổn định nhưng vẫn có nhiều hộchưa ký hợp đồng với công ty mía đường.
Người dân sản xuất có tính bầy đàn, trồng mía đồng loạt không phân rải mùa vụ. Nông dân ít nắm bắt thông tin thị trường họ không có kỹ năng marketing và đặc biệt là thiếu vốn sản xuất, theo cuộc điều tra cho thấy, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng rất khó khăn, nhiều hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất nhưng chỉ một số hộ được vay vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất mía. Nhu cầu vay vốn của người dân vẫn chưa được đáp ứng tốt.
4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG
BẰNG CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị thấp nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung bình
Năng suất Kg/công 12.400 18.000 15.248,75
Giá bán Đồng/kg 700 830 760,75
Tổng chi phí (có LĐGĐ)
Ngàn đồng/công 6.472 10.592 8.353,55
Doanh thu Ngàn đồng/công 9.344 13.680 11.570,78
Lợi nhuận Ngàn đồng/công 496 5.286 3.217,23
Thu nhập Ngàn đồng/công 1.492 7.283 4.012,55
TN/CP Lần 0,171 1,029 0,490
LN/CP Lần 0,047 0,735 0,393
DT/CP Lần 1,047 1,735 1,393
LN/DT Lần 0,045 0,424 0,274
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013
Qua kết quả phân tích bên dưới, doanh thu và lợi nhuận chịu nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau nhưng rõ nhất là do năng suất sản xuất, do giá bán và do chi phí đầu tư ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Bảng số liệu trên thể hiện các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy nếu so sánh doanh thu trung bình từ việc trồng mía là 11.570,78 ngàn đồng/1.000 m2 với tổng chi phí chưa có chi phí LĐGĐ thì ta được thu nhập trung bình 4.012,55 ngàn đồng/1.000 m2. Nếu so sánh doanh thu với tổng chi phí có LĐGĐ thì ta được lợi nhuận trung bình là 3.217,23 ngàn đồng/1.000 m2 từ việc trồng mía. Như vậy có thể thấy rằng việc sản xuất mía của người dân trong huyện là có hiệu quả vì lợi nhuận thu được lớn hơn 0.
Theo kết quả phân tích trên cho thấy khi xem xét về mặt đầu tư thì tỷ số trung bình giữa doanh thu trên tổng chi phí là 1,393 lần, tỷ số này lớn hơn 0 cho thấy nông dân sản xuất mía là có lời. Điều này có nghĩa là giá trị họ tạo ra khi tiên hành sản xuất gấp 1,393 lần chi phí mà họ đã bỏ ra trước đó. Bên cạnh đó, tỷ số trung bình giữa lợi nhuận trên tổng chi phí là 0,393 lần, tức là nông dân bỏ ra 1.000 đồng chi phí sẽ thu được 0,393 ngàn đồng lợi nhuận, từ đó cho thấy khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp chưa cao. Nguyên nhân là do giá cả đầu vào ngày càng tăng cao, việc sử
dụng đầu vào chưa hợp lý, nông dân canh tác chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế, do đó cần tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. Nhưng nhìn chung, hoạt động sản xuất mía có hiệu quả. Nhưng tỷ số này cũng chưa hẳn cho ta thấy được hiệu quả của hoạt động trong nông nghiệp này vì thế mà ta cần xem xét thêm các tỷ số khác như:
Tỷ số giữa tổng thu nhập trên tổng chi phí trung bình là 0,490 lần, tức là nông dân bỏ ra 1.000 đồng chi phí sẽ thu được 0,490 ngàn đồng thu nhập. Điều này có nghĩa là giá trị họ tạo ra khi tiến hành sản xuất gấp 0,490 lần chi phí mà họ đã bỏ ra trước đó.
Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận và doanh thu là 0,274 lần, nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu từ việc bán mía nông hộ nhận được 0,274 ngàn đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy trong 100% doanh thu mang về thì trong đó có được 27,4% là lợi nhuận. Với mức chênh lệch giữa tổng chi phí đầu tư trung bình với doanh thu thu được không lớn, cho thấy sự đầu tư vào chi phí sản xuất chưa hiệu quả hoặc năng suất sản xuất mía thấp. Điều đó dẫn đến lợi nhuận thu được của người dân không cao, kéo theo tỷ số giữa lợi nhuận trên doanh thu thấp.
4.5 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA HAI ĐỐI TƯỢNG HỘ KÝ
HỢP ĐỒNG VÀ KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG TY MÍA
ĐƯỜNG
Để dễ dàng cho việc đánh giá hiệu quả tài chính của các nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, một lần nữa đề tài sử dụng các chỉ số tài