Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 26)

Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần thheo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông và Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau và chia thành 4 tiểu vùng: tiểu vùng 1 có độ cao trên 1,2 m (vùng gò), tiểu vùng 2 có độ cao 0,9 - 1,2 m, tiểu vùng 3 có độ cao 0,6 - 0,9 m, tiểu vùng 4 có độ cao 0,3 - 0,6 m.

3.1.3 Khí hậu và thủy văn

Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8°C), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3°C) và tháng 1 thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5°C).

Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), khá thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

- Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm, đặc biệt trong các tháng mưa nhiều thường gây tình trạng ngập cục bộở các khu vực trũng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa năm nên thường thiếu nước cho cây trồng, nhất là các khu vực có địa hình cao.

- Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch ở huyện Phụng hiệp chịu tác động mạnh bởi chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây, chế độ dòng chảy chính của sông rạch, chế độ mưa tại chổ và địa hình.

- Thủy triều biển Đông: là chế độ bán nhật triều với 2 thời kỳ triều cường (15 và 01 âm lịch) và 2 thời kỳ triều kém (07 và 23 âm lịch) trong mỗi tháng, thời gian mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày, đồng thời có 2 đỉnh và 2 chân trong mỗi ngày. Triều biển Đông theo sông Hậu và kênh rạch tác động vào địa bàn khá mạnh ở khu vực ven sông và kênh chính, yếu dần khi vào sâu nội đồng (5–10 km), biển độ triều chênh lệch khá lớn (tại trạm Cần Thơ 104–169 cm), có tác dụng tốt cho việc tưới tiêu, nhất là với các xã phía bắc huyện Phụng Hiệp.

- Thủy triều biển Tây: là chế độ nhật triều có pha bán triều nhưng không rõ nét. Triều biển Tây theo hệ thống sông Cái lớn tác động vào khu vực phía Tây Nam của Phụng Hiệp, do biên độ triều nhỏ (tại trạm Vị Thanh 25–68 cm), nên tiêu thoát nước chậm.

- Dưới tác động của thủy triều biển Đông và thủy triều biển Tây, khu vực giữa huyện (phía Nam kênh Lái Hiếu và phía Bắc kênh Xáng Nàng Mau) nằm tronng vùng giáp nước nên khả năng tiêu thoát nước của khu vực này khá khó khăn, đặc biệt là các tháng mưa lũ.

3.1.4 Sông ngòi

Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ. Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.1.5 Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 14,5%, thu nhập bình quân đạt 16,91 triệu đồng/người, tăng 13,52% so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương

mại dịch vụ (hiện tỷ trọng nông nghiệp chiếm 41,13% trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp 31,85%, dịch vụ thương mại 27,02%).

Lĩnh vực nông nghiệp vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế huyện Phụng Hiệp với tổng sản lượng năm 2012 đạt 3.469 tỷ đồng, tăng 2,13% so với năm 2011. Diện tích lúa đạt 51.017 ha, năng suất bình quân đạt 6,02 tấn/ha, sản lượng 307.039 tấn, vượt 4,87% so với chỉ tiêu đề ra. Ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống cho người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.

Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng hơn 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780- 960 đ/kg; gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Điều đáng ghi nhận là trên địa bàn huyện hình thành nhiều tổ hợp tác xã, hợp tác xã do nông dân tự nguyện hình thành nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đơn cử như câu lạc bộ trồng mía liên xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng với diện tích khoảng 60 ha, năng suất trên 200 tấn/ha. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng...ven các tuyến kênh, rạch. Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về mục tiêu của năm 2013 và những năm tiếp theo, huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng – vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất vùng chuyên canh lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Giữ ổn định diện tích mía trong vùng nguyên liệu (8.800 ha) tại các xã Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Hòa An,...

3.1.6 Xã hội

3.1.6.1 Giao thông

Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ về cơ bản đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay, xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến

trấn trên địa bàn. Trong năm 2012, huyện đã xây dựng được 340.650 m2 lộ giao thông; 28 cây cầu bê tông; sửa chữa 61.900 m2 lộ nông thôn; nạo vét 34 công trình thủy lợi dài 75.355 m, khối lượng tương đương 696.073 m3 phục vụ tưới tiêu cho 8.610 ha đất nông nghiệp.

3.1.6.2 Dân cư

Dân số trung bình của huyện 193.704 người (chiếm 26,3% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số bình quân 429 người/km2, dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn 170.496 người, ở thành thị 23.208 người, là một trong những huyện có mật độ dân số thấp so với các huyện khác trong tỉnh (bằng huyện Vị Thủy và cao hơn huyện thấp nhất là huyện Long Mỹ).

3.1.6.4 Giáo dc

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp có hơn 1.440 giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có 55 điểm trường trong đó có 39 Trường tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học.

3.1.6.4 Y tế

Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên địa phương đã có nhiều nỗ lực phát triển mạng lưới y tế cơ sở và làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện Đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công tác y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÍA VÀ MÔ HÌNH TRỒNG

MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP- TỈNH HẬU GIANG

3.2.1 Giới thiệu khái quát về cây mía

3.2.1.1 Phân loi

Cây mía thuộc tông Androgoneae của họ Hòa Thảo, giống Saccharum, được chia làm 3 nhóm chính:

- Nhóm Saccharum Officinarum: là giống thường gặp và bao gồm phần lớn các chủng loại đang trồng phổ biến trên toàn thới giới.

- Nhóm Saccharum Violaceum: lá tím, cây ngắn cứng và không trổ cờ. - Nhóm Saccharum Simense: Cây nhỏ cứng, thân màu vàng nâu nhạt, trồng từ lâu ở Trung Quốc.

3.2.1.2 Hình thái cây mía

- Thân mía: Ở cây mía, thân là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn. Thân cây mía cao trung bình 2-3 m, một số giống có thể cao 4-5 m. Thân mía được hình thành bởi nhiều dóng (đốt) hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20 cm, trên mỗi dóng gồm có mắt mía (mắt mầm), đai sinh trưởng, đai rễ, sẹo lá…Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. Tuỳ theo từng giống mà dóng mía có nhiều hình dạng khác nhau như: hình trụ, hình trống, hình ống chỉ…Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh.

- Rễ mía: Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh.

+ Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời). Khi mầm mía phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hôm mía nữa.

+ Rễ thứ sinh là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đỗ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt chu kỳ sinh trưởng (rễ vĩnh cữu). Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt 30-40 cm, rộng 40-60 cm.

- Lá mía: thuộc loại lá đơn gồm phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 1,0-1,5 m có một gân chính tương đối lớn. Phiến lá có màu xanh thẩm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có gai nhỏ. Bẹ lá rộng, ôm kín thân mía,có nhiều lông. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa , tai lá…Các đặc điểm của lá cũng khác nhau tuỳ vào giống mía.

3.2.1.3 Điều kin sinh thái

- Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20-250C. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thích hợp từ 20-250C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6-9 lá), nhiệt độ thích hợp 20-300C. Ở thời kỳ mía làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30- 320C.

- Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 –

- Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500–2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8-10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loài cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Thời kỳ cây mía làm dóng vương cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 70-80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65-70%.

- Đất: Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ pH thích hợp 5,5-7,5. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém…đều không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Thực tế cho thấy, ở nước ta, cây mía được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất đồi gò ở trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Tuy nhiên ở những vùng này ruộng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất mặt và thoát nước. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn thì cần bón phân đầy đủ và có biện pháp cải tạo đất.

3.2.1.3 Thi v trng

Thời vụ trồng mía thích hợp với điều kiện khí hậu từng vùng và đặc điểm của từng giống mía. Vùng Tây Nam Bộ nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng thì đây là vùng đất thấp, hàng năm có lũ ngập vào tháng 9-10. Thời vụ trồng phổ biến ở đây là vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4-6), thu hoạch sau 10-12 tháng. Thời điểm thu hoạch vào mùa khô nên rất thuận tiện, sau thu hoạch có thời gian làm đất bỏ ải để trồng lại vụ sau. Ở vùng ngập lũ hàng năm thường trồng ngay sau khi nước rút, khoảng tháng 11-12, thu hoạch mía sau 8- 10 tháng trước khi nước lũ năm sau tràn về.

3.2.2 Mô hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Là vùng trọng điểm mía nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang và cả khu vực Đồng bằng song Cửu Long, những năm qua, chính quyền các cấp luôn tập trung phối hợp với các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn người dân không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng cây mía và bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Huyện Phụng Hiệp là địa phương có lịch sử trồng mía lâu đời và có diện tích lớn nhất tỉnh, với hơn 9.000 ha mỗi năm. Đây được xem là vùng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh và khu vực Đồng bằng song Cửu Long. Theo nhiều lão nông trồng mía nơi đây, ngay từ sau những năm giải phóng, người dân Phụng Hiệp đã bắt đầu làm quen với nghề trồng mía. Ban đầu, cây mía được đem về trồng tự phát lẻ tẻ, vừa trồng mía vừa làm ruộng. Do kinh tế khó khăn, cây mía cũng chịu chung cảnh hết trồng rồi lại

chặt và người dân cũng chẳng quan tâm gì đến kỹ thuật mà chủ yếu trồng theo kinh nghiệm. Hơn nữa, dạo đó bà con chưa chú trọng đầu tư thâm canh, chưa áp dụng quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, chủ yếu dùng các giống mía cũ như: Cò Cát, Mía Tây, Hòa Lan Tím (CO),… nên năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 80-90 tấn/ha, chất lượng mía thấp. Ngoài ra, việc luân canh, xen canh với một số loại cây trồng khác để cải tạo, tăng độ màu mỡ cho đất còn hạn chế. Mía nguyên liệu lúc đó chủ yếu cung ứng cho các lò đường thủ công, mức tiêu thụ không nhiều nên nông dân chưa thật sự quan tâm đến chất lượng. Đến năm 2000, có thể nói là bước ngoặt đối với người trồng mía khi các nhà máy đường đặc biệt là Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) bắt đầu tìm đến và có những chính sách đầu tư, xây dựng vùng mía nguyên liệu. Điển hình là vào năm 2006, Casuco thành lập Câu lạc bộ (CLB) trồng mía đạt 200 tấn/ha/năm. Lần lượt nhiều giống mía mới cho năng suất, chất lượng được đưa về nhân ra và cung ứng cho nông dân. Bên cạnh hỗ trợ giống, kỹ thuật, nhà máy còn đứng ra hợp đồng bao tiêu mía, từ đó bà con rất an tâm trong vấn đề đầu ra.

Những năm 1998, thị trường đường cát trong nước đang trong giai đoạn sốt hàng thì cũng chính là thời kỳ hưng thịnh của cây mía. Từ đó, đi đến khắp vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở tỉnh, huyện nào cũng có đất trồng mía, có lò đường thủ công, lò kết tinh đường cát. Theo ước tính lúc đó, diện tích mía toàn vùng lên tới 80.000 ha. Trong đó riêng tỉnh hậu Giang là vùng có mô hình trồng mía phát triển mạnh mẽ với diện tích hơn 14.000 ha năm 2012. Đặc biệt là mô hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp – vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang – có diện tích trồng và sản lượng đạt hàng năm lớn nhất tỉnh. Huyện Phụng Hiệp là vùng được các công ty mía

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 26)