Mô hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 31)

Là vùng trọng điểm mía nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang và cả khu vực Đồng bằng song Cửu Long, những năm qua, chính quyền các cấp luôn tập trung phối hợp với các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn người dân không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng cây mía và bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Huyện Phụng Hiệp là địa phương có lịch sử trồng mía lâu đời và có diện tích lớn nhất tỉnh, với hơn 9.000 ha mỗi năm. Đây được xem là vùng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh và khu vực Đồng bằng song Cửu Long. Theo nhiều lão nông trồng mía nơi đây, ngay từ sau những năm giải phóng, người dân Phụng Hiệp đã bắt đầu làm quen với nghề trồng mía. Ban đầu, cây mía được đem về trồng tự phát lẻ tẻ, vừa trồng mía vừa làm ruộng. Do kinh tế khó khăn, cây mía cũng chịu chung cảnh hết trồng rồi lại

chặt và người dân cũng chẳng quan tâm gì đến kỹ thuật mà chủ yếu trồng theo kinh nghiệm. Hơn nữa, dạo đó bà con chưa chú trọng đầu tư thâm canh, chưa áp dụng quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, chủ yếu dùng các giống mía cũ như: Cò Cát, Mía Tây, Hòa Lan Tím (CO),… nên năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 80-90 tấn/ha, chất lượng mía thấp. Ngoài ra, việc luân canh, xen canh với một số loại cây trồng khác để cải tạo, tăng độ màu mỡ cho đất còn hạn chế. Mía nguyên liệu lúc đó chủ yếu cung ứng cho các lò đường thủ công, mức tiêu thụ không nhiều nên nông dân chưa thật sự quan tâm đến chất lượng. Đến năm 2000, có thể nói là bước ngoặt đối với người trồng mía khi các nhà máy đường đặc biệt là Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) bắt đầu tìm đến và có những chính sách đầu tư, xây dựng vùng mía nguyên liệu. Điển hình là vào năm 2006, Casuco thành lập Câu lạc bộ (CLB) trồng mía đạt 200 tấn/ha/năm. Lần lượt nhiều giống mía mới cho năng suất, chất lượng được đưa về nhân ra và cung ứng cho nông dân. Bên cạnh hỗ trợ giống, kỹ thuật, nhà máy còn đứng ra hợp đồng bao tiêu mía, từ đó bà con rất an tâm trong vấn đề đầu ra.

Những năm 1998, thị trường đường cát trong nước đang trong giai đoạn sốt hàng thì cũng chính là thời kỳ hưng thịnh của cây mía. Từ đó, đi đến khắp vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở tỉnh, huyện nào cũng có đất trồng mía, có lò đường thủ công, lò kết tinh đường cát. Theo ước tính lúc đó, diện tích mía toàn vùng lên tới 80.000 ha. Trong đó riêng tỉnh hậu Giang là vùng có mô hình trồng mía phát triển mạnh mẽ với diện tích hơn 14.000 ha năm 2012. Đặc biệt là mô hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp – vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang – có diện tích trồng và sản lượng đạt hàng năm lớn nhất tỉnh. Huyện Phụng Hiệp là vùng được các công ty mía đường ký kết hợp đồng bao tiêu ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Các hộ nông dân được ký kết hợp đồng với công ty mía đường thường nằm trong vùng mía nguyên liệu được căn cứ vào quyết định quy hoạch vùng mía nguyên liệu đã được phê duyệt qua các công văn của tỉnh Hậu Giang. Vùng mía nguyên liệu được hình thành đối với những địa bàn có diện tích trồng mía nhiều, chiếm tỷ trọng cao. Việc phân chia vùng mía nguyên liệu nhằm mục đích tránh tình trạng tranh giành mua mía nguyên liệu của các nhà máy đường.

Tuy đa số diện tích trồng mía của huyện Phụng Hiệp là đất phèn gồm đất phèn nặng 27.370 ha và diện tích đất phèn trung bình là 72.790 ha. Nhưng cây mía là loại cây nhiệt đới có thể trồng trên đất phèn nên người dân đã tận dụng triệt để và ngày càng mở rộng diện tích trồng mía trên đất phèn ngày một lớn hơn. Ngoài ra huyện cũng có một thuận lợi khác đó là có thể tận dụng các

dễ dàng. Đồng thời còn có thể tận dụng các nguồn nước của kênh rạch để phục vụ cho việc tưới tiêu. Tuy nhiên, mô hình trồng mía còn gặp phải một số khó khăn là việc thủy triều lên và kéo lũ về gây ra thiệt hại rất lớn. Có đến 2/3 diện tích trồng mía được trồng ở vùng trũng, bị ảnh hưởng của lũ hàng năm, chủ yếu tập trung ở huyện Phụng Hiệp. Tình trạng ép mía chạy lũ đang là đề tài nóng trước niên vụ 2012-2013 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù việc thu hoạch mía sớm tránh lũ là chuyện không mong muốn của người dân, vì khi chặt mía non thì năng suất và chữ đường đều thấp nhưng trước yêu cầu bức bách, niên vụ mía đường năm nay được khởi động sớm hơn 1 tháng so với niên vụ trước. Để tránh tình trạng năm nào cũng phải vào vụ sớm nhằm ép mía chạy lũ, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư 153 tỷ đồng xây dựng hệ thống đê bao chống lũ khép kín bảo vệ hơn 5.000 ha mía bị ngập sâu ở Phụng Hiệp. Tuy nhiên, năm nay chỉ mới thực hiện được 2.000 ha, diện tích còn lại sẽ thực hiện trong năm 2013. Đồng thời công ty Casuco đầu tư hơn hàng chục máy bơm nước có thể giúp người dân bơm nước chống lũ và an tâm giữ mía trong mùa lũ mà không sợ bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 31)