Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu ở huyện Phụng Hiệp tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 35)

HIỆP – TỈNH HẬU GIANG

Trong niên vụ 2010-2011, mặc dù các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chưa đi vào hoạt động nhưng giá mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đang ở mức rất cao. Mía được thương lái thu mua tại ruộng ở mức từ 1.200-1.250 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ. Trong khi đó, Nhà máy đường Phụng Hiệp thông báo giá thu mua mía của dân tại cầu cảng nhà máy là 1.000 đồng/kg đối với mía có chữ đường 10 ccs, mỗi 1 ccs tăng hoặc giảm sẽ tương ứng với giá mua tăng hoặc giảm 70 đồng/kg. Ngoài ra, những hộ có hợp đồng bao tiêu với Casuco sẽ được mua tăng thêm 5 đồng/kg. Với tình hình giá cả như trên, dù các hộ trồng mía đã ký hợp đồng với các công ty mía đường nhưng vẫn bán mía cho thương lái khắp nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long vì bán cho thương lái sẽ được giá cao hơn mà không phải đem đến tận nhà máy để giao.

Khác với năm trước, niên vụ 2011-2012 người nông dân gặp phải một khó khăn lớn đó là lũ và thủy triều dân cao. Do vị trí địa lý của huyện là một vùng trũng thấp, thủy triều rút chậm nên hàng năm người nông dân nơi đây đã chịu khá nhiều thiệt hại khi thủy triều và mùa lũ đến. Chính điều này bắt buộc người dân phải thu hoạch mía khá sớm, nó đã làm cho năng suất mía giảm đi khá nhiều và người dân gặp khó khăn trong việc bán mía với giá thấp do chữ đường chưa đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt trong trận lũ lịch sử năm 2011, toàn huyện Phụng Hiệp có trên 40 ha mía bị thiệt hại năng suất từ 30–70% và cùng với hàng ngàn héc ta đất mía không thể gieo sạ tiếp vụ lúa liếp. Năm nay, không chỉ tiêu thụ mía chậm trễ, mà giá mía giá mía liên tục sụt giảm. Theo đó, các nhà máy đường cam kết sẽ mua mía nguyên liệu với giá đảm bảo nông dân sẽ có lãi. Cụ thể, mía giống ROC11, ROC13 ít nhất có giá 950-1.000 đồng/kg, loại mía ROC16 – giống mía có trữ đường cao nhất so với các loại khác có giá từ 1.100-1.200 đồng/kg.

Rút kinh nghiệm năm 2011, trong năm 2012 vùng mía Phụng Hiệp được tỉnh đầu tư 153 tỷ đồng làm đê bao bảo vệ khoảng 5.000 ha mía nên bà con có phần yên tâm không bị ngập úng như các năm trước. Vấn đề lúc này là giá đường trên thị trường đang xuống thấp, lượng tồn kho cao, làm giá mía cũng xuống theo, bán chậm, gây áp lực cho các nhà máy đường dẫn đến việc triển khai thu mua chậm chạp. So với niên vụ năm ngoái, vụ mía năm nay năng suất khá hơn nhưng giá bán đã sụt giảm, làm người trồng mía bị lỗ. Giá mía đầu vụ đang được các thương lái thu tại mũi ghe 800 – 1.000 đồng/kg tùy giống. Với giá này thì bao công lao động, chi phí đầu tư: phân bón, nhân công tăng cao… của nông dân xem như không có lời. Các nhà máy khác trên địa bàn huyện cũng vào vụ từ đầu tháng 9/2012 nhưng cũng đang trông ngóng thị trường. Trong khi đó thì vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp hiện còn hơn 5.000 ha mía chưa thu hoạch và có nguy cơ bị lũ đe dọa. Chính điều này làm cho các hộ trồng mía hoang mang, lo lắng trước tình hình lũ ngày càng dâng cao ngập toàn bộ diện tích mía dẫn đến giảm chất lượng và lợi nhuận thu về thấp. Trong năm nay người dân của huyện hầu như bị lỗ nặng. Tính đến giữa tháng 3/2013, vụ mía đường 2012-2013 đã cơ bản thu hoạch xong với kết quả hết sức đáng lo ngại khi lợi nhuận của nông dân thu được ngày một tụt giảm.

Đầu năm 2013, nông dân huyện Phụng Hiệp đã xuống giống được 9.553 ha, đạt 100,3% kế hoạch. Hiện phần lớn diện tích mía ở Phụng Hiệp đã được các nhà máy đường ký hợp đồng bao tiêu với sản lượng trên 700.000 tấn. Trong đó, Công ty Casuco đã ký trên 434.000 tấn, giá sàn bao tiêu đầu vụ 830 đồng/kg 10 ccs tại cầu cảng nhà máy; còn đối với Công ty Cổ phần mía đường cồn Long Mỹ Phát ký hợp đồng bao tiêu sản lượng 257.000 tấn, giá bao tiêu 750 đồng/kg cho mía có chữ đường 9 ccs tại ruộng. Tính đến thời vụ thu hoạch rộ, tức là khoảng tháng 10–11, thì bình quân chữ đường được đo tại các nhà máy đạt từ 9,5-9,6 ccs, tăng gần 1 ccs so với cùng kỳ. Việc ccs tăng vào những ngày gần đây đã kéo theo giá thu mua mía trong dân cũng dần nhích lên, chủ yếu giống ROC16. Hiện tại, giống mía ROC16 được thương lái mua tại ruộng có giá từ 830-920 đồng/kg, tăng gần 100 đồng/kg so với đầu vụ; riêng giống QĐ và các loại giống khác có giá bán không mấy thay đổi, dao động từ 700-730 đồng/kg.

3.5 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT MÍA

NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP- TỈNH HẬU GIANG

3.5.1 Thông tin về nông hộ sản xuất mía

Bảng 3.3: Thông tin nông hộ sản xuất mía nguyên liệu 2012 – 2013 tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch

Số nhân khẩu Người/hộ 2 7 5 1,580

Số lao động gia đình tham sản xuất mía

Người

2 6 4 1,433

Lao động thuê mướn Người 0 6 3 1,422

Tuổi chủ hộ Tuổi 24 65 43 11,098

Trình độ Lớp 12 0 8,6 3,075

Kinh nghiệm Năm 2 40 19 9,700

Diện tích sản xuất Công 1,3 26 7,5 5,486

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Ghi chú: 1 công = 1.000 m2

3.5.1.1 Nguồn lao động

Số lao động trong gia đình cũng phần nào góp phần giảm chi phí lao động cho gia đình trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Qua bảng 3.3 cho thấy trong niên vụ 2012-2013, số thành viên nhỏ nhất trong gia đình các nông hộ sản xuất mía là 2 người, lớn nhất là 7 người và trung bình là 5 người. Trong đó, số lao động tham gia sản xuất mía nhỏ nhất là 2 người, lớn nhất là 6 người và trung bình là 4 người. Đa phần các hộ đều sử dụng nguồn lực lao độnggia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi để sản xuất nhằm giảm chi phí thuê mướn lao động, chỉ có những hộ có diện tích lớn mới thuê lao động, chính vì vậy số lao động thuê mướn cũng giảm đi. Số lao động thuê mướn nhỏ nhất là 0, lớn nhất là 6 người và trung bình là 3 người. Do giá thuê mướn lao động ngày càng tăng nên để giảm bớt chi phí sản xuất, người trồng mía đã giảm bớt việc thuê mướn lao động.

3.5.1.2 Độ tuổi lao động

Độ tuổi lao động chính của nông hộ cũng góp phần ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy các hộ trồng mía của huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đều nằm ở độ tuổi trung niên, thấp nhất là 24 tuổi, lớn nhất là 65 tuổi và trung bình là 43 tuổi. Điều này cho thấy trong sản xuất nông nghiệp thì người sản xuất có độ tuổi càng cao đồng nghĩa với việc họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Từ 40-55 tuổi 41,25% Trên 55 tuổi 16,25% Dưới 40 tuổi 42,5%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Hình 3.2 Cơ cấu độ tuổi lao động của chủ hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Qua hình 3.2 cho thấy chủ hộ dưới 40 tuổi chiếm phần lớn 42,5% so với các độ tuổi còn lại. Độ tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất là trên 55 tuổi chiếm 16,25%. Tuy nhiên với độ tuổi như vậy vẫn còn tham gia hoạt động sản xuất, điều đó cho thấy trong sản xuất nông nghiệp thì người sản xuất có độ tuổi càng cao đồng nghĩa với việc kinh nghiệm sản xuất của họ rất nhiều và phong phú, đồng thời họ cũng gắng bó với công việc trồng mía theo truyền thống gia đình từ trước tới nay.

3.5.1.3 Trình độ hc vn ch h

Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất của nông hộ. Nếu trình độ học vấn cao sẽ đễ dàng tiếp thu và áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật mới tốt hơn và ngược lại, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới và các chương trình tập huấn.

Cấp 3 7,5% Mù chữ 11,2% Cấp 2 32,5% Cấp 1 48,8%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Hình 3.3 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Hình 3.3 thể hiện số năm đi học trung bình của các chủ hộ là 8 đến 9 năm, cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang khá thấp, chủ yếu là ở trình độ cấp 1 và cấp 2 (trong đó cấp 1

người không biết chữ có khoảng 11,2% và trình độ cấp 3 chiếm 7,5%. Với trình độ hiện tại thì các nông hộ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường và việc tiêp thu các mô hình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, ảnh hưởng một phần đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng mía của các hộ nông dân.

3.5.1.4 Kinh nghim sn xut

Từ bảng 3.3 cho thấy số năm kinh nghiệm của người dân trồng mía trong huyện khá cao. Số năm kinh nghiệm cao nhất là 40 năm đối với những người có truyền thống trồng mía từ xưa và thấp nhất là 2 đối với những người mới chuyển sang trồng mía, trung bình là 19 năm. Việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm là do truyền thống gia đình, học hỏi hoặc trao đổi kinh nghiệm với các hộ nông dân khác. Dưới 15 năm 32,5% Từ 15-30 năm 57,5% Trên 30 năm 10%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Hình 3.4 Cơ cấu kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ tại huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang

Hình trên cho thấy kinh nghiệm sản xuất của các hộ có sự chênh lệch rất lớn. Số năm kinh nghiệm trung bình từ 15 đến 30 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 57,5%. Số hộ có kinh nghiệm chiếm tỷ trọng thấp nhất là trên 30 năm chiếm 10%. Với tỷ trọng hơn 50% đối với hộ có số năm kinh nghiêm trung bình từ 15 đến 30 năm, điều này cho thấy nông hộ ở đây trồng mía rất lâu đời. Kinh nghiệm sản xuất nhiều năm có thể giúp nông hộ kịp thời né tránh thiên tai, lũ lụt cũng như cách bón phân, phun xịt hay cách phòng trừ dịch bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi mà nông dân có được từ kinh nghiệm canh tác nông dân cũng gặp không ít khó khăn. Do khí hậu đất đai không ngừng biến đổi, nên các lọai dịch bệnh mới thường xuyên xảy ra, nếu dùng kinh nghiệm tích lũy được thì nông dân khó xử lý kịp thời những dịch bệnh.

3.5.1.5 Diện tích đất

Về quy mô canh tác, qua kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng mía trong mô hình nhiều nhất là 26 công (1 công = 1.000 m2), thấp nhất là 1,3 công và trung bình là 7,5 công. Diện tích sản xuất mía của nông hộ còn hạn chế, nhỏ lẻ, do một số hộ có diện tích đất nông nghiệp thấp nhưng lại tham gia thêm nhiều loại hình sản xuất khác nên chia bớt phần diện tích trồng mía đi. Ngoài ra người nông dân còn trồng xen canh một số loại cây khác trên đất trồng mía như bắp, rau màu,…Bên cạnh đó nhằm tăng thêm thu nhập sau khi thu hoạch mía, người nông dân còn trồng thêm một vụ lúa liếp. Diện tích sản xuất mía của nông hộ manh mún nhỏ lẻ cũng gây khó khăn cho quá trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật không nhanh chóng được ứng dụng trong sản xuất. Từ đó làm cho chi phí sản xuất cao và các nông hộ cũng không yên tâm với việc sản xuất.

3.5.2 Đặc điểm sản xuất của nông hộ

3.5.2.1 Nguyên nhân nông h chn sn xut mía

Bảng 3.4: Lý do chọn sản xuất mía của nông dân huyện Phụng Hiệp Lý do chọn sản xuất mía Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Tập quán canh tác của địa phương 62 77,5

Dễ trồng 6 7,5

Đất đai phù hợp 10 12,5

Vốn đầu tư thấp 0 0

Khác 2 2,5

Tổng 80 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Lý do chọn sản xuất mía để trồng của các hộ nông dân trong cuộc khảo sát đa số chọn trồng vì tập quán canh tác của địa phương, theo truyền thống gia đình từ xưa. Điều này giúp họ nối tiếp truyền thống gia đình và học hỏi kinh nghiệm từ cha ông, cho họ có một kiến thức vững chắc về việc sản xuất mía. Lý do này chiếm 77,5% trong 80 hộ điều tra. Kế đến là vì đất đai phù hợp cho việc sản xuất mía chiếm 12,5%. Đất đai phù hợp sẽ giúp cho cây mía phát triển tốt và đem đến năng suất cao, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân trồng mía. Còn lại 10% cho lý do cây mía dễ trồng và lý do khác trong cuộc điều tra.

3.5.2.2 Tài chính ca nông h

Vì chi phí đầu tư cho một vụ sản xuất mía tương đối khá cao nên nguồn vốn tự có của các hộ nông dân sản xuất không đủ, khiến người nông dân phải

Bảng 3.5: Tình hình vay vốn của các nông hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2013

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Có 32 40

Vay vốn

Không 48 60

Tổng 80 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Qua cuộc điều tra cho thấy, có 32 hộ (chiếm 40%) có vay vốn còn lại 60% không có vay vốn. Mỗi hộ được vay từ 10 đến 50 triệu với thời hạn 12 tháng, lãi xuất từ 0,9 - 1,8%/tháng. Số người có đi vay vốn thì đa số họ vay ở Ngân hàng Nông nghiệp của huyện, số tiền vay được người nông dân chủ yếu đầu tư vào việc mua giống, phân bón là chủ yếu. Đối với các hộ không vay vốn được nhưng lại thiếu vốn sản xuất thì họ phải chịu một phần lãi khá cao từ việc vay mượn bên ngoài hoặc chịu lãi suất khi mua giống, phân bón từ các của hàng vật tư nông nghiệp. Điều này cho thấy mặc dù nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng nhưng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân trong vùng chưa được đáp ứng đủ, nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay để sản xuất, mở rộng quy mô.

3.5.3 Tình hình sản xuất của nông hộ

3.5.3.1 Thông tin v cây ging

Bảng 3.6: Nguồn cung cấp giống mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp

Các chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỉ trọng (%) 1. Tự cung cấp 6 7,5 2. Thương lái 74 92,5 3. Nông dân khác 0 0,0 4. Khác 0 0,0 Tổng 80 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Qua cuộc điều tra cho thấy, nguồn cung cấp giống mía chủ yếu của nông hộ trồng mía đa phần điều mua từ các thương lái chiếm 92,5%. Với chọn lựa này, các hộ nông dân không cần phải tìm kiếm vì thương lái đến tận nơi để bán và cung cấp đầy đủ các loại giống mía mà các hộ nông dân cần. Giá giống năm nay giao động từ 1.500-1.700 đồng/kg tùy giống, thấp hơn nhiều so với năm ngoái từ 300-700 đồng/kg. Việc chọn mua giống từ thương lái giúp các hộ giảm chi phí đi lại và không mất thời gian tìm nơi cung cấp giống, mặc khác cũng có nhiều hạn chế vì khi thương lái đem mía giống đến thì đa phần là cây giống không còn chất lượng cao nữa, pha tạp nhiều loại giống xấu, làm người nông dân không kịp hom giống vì phải loại bỏ nhiều, một cây chỉ lấy được hai, ba lóng để trồng. Chính điều này làm năng suất xuống thấp hơn mọi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 35)