Tình hình sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 41)

3.5.3.1 Thông tin v cây ging

Bảng 3.6: Nguồn cung cấp giống mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp

Các chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỉ trọng (%) 1. Tự cung cấp 6 7,5 2. Thương lái 74 92,5 3. Nông dân khác 0 0,0 4. Khác 0 0,0 Tổng 80 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Qua cuộc điều tra cho thấy, nguồn cung cấp giống mía chủ yếu của nông hộ trồng mía đa phần điều mua từ các thương lái chiếm 92,5%. Với chọn lựa này, các hộ nông dân không cần phải tìm kiếm vì thương lái đến tận nơi để bán và cung cấp đầy đủ các loại giống mía mà các hộ nông dân cần. Giá giống năm nay giao động từ 1.500-1.700 đồng/kg tùy giống, thấp hơn nhiều so với năm ngoái từ 300-700 đồng/kg. Việc chọn mua giống từ thương lái giúp các hộ giảm chi phí đi lại và không mất thời gian tìm nơi cung cấp giống, mặc khác cũng có nhiều hạn chế vì khi thương lái đem mía giống đến thì đa phần là cây giống không còn chất lượng cao nữa, pha tạp nhiều loại giống xấu, làm người nông dân không kịp hom giống vì phải loại bỏ nhiều, một cây chỉ lấy được hai, ba lóng để trồng. Chính điều này làm năng suất xuống thấp hơn mọi

năm. Ngoài việc mua giống từ thương lái, có khoảng 7,5% nông dân tự cung cấp giống cho mình.

Loại giống được các hộ nông dân chọn đa phần là giống mía ROC11, ROC13, ROC16, KĐ92.... Lý do người nông dân chọn những giống mía này đều cho biết những giống này dễ bán, cho năng suất cao chiếm 89%, trồng theo truyền thống gia đình chiếm 1,4%. Các lý do khác như giá bán cao đối với giống ROC 16, dễ trồng, đất đai phù hợp chiếm 9,6%.

3.5.3.2 Ngun thông tin kinh tế k thut

Bảng 3.7: Nguồn thông tin kỹ thuật và tình hình tham gia tập huấn của nông hộ sản xuất mía

Đặc điểm Tần suất (hộ) Tỷ trọng (%)

Thông tin kỹ thuật 80 100

- Truyền thống 59 73,8

- Từ nông dân khác 11 13,7

- Từ sách báo 3 3,8

- Từ các buổi tập huấn 5 6,2

- Khác 2 2,5

Tham gia tập huấn kỹ thuật 80 100

- Có 27 33,8

- Không 53 66,2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Việc tiếp cận thông tin kỹ thuật thì khoảng 73,8% nông hộ trong cuộc điều tra cho biết kỹ thuật trồng mía của gia đình xuất phát từ kinh nghiệm bản thân hoặc truyền thống gia đình. Khi kỹ thuật trồng từ gia đình không đạt kết quả tốt thì người nông dân sẽ tham khảo và tiếp thu kỹ thuật từ các hộ nông dân khác để cải thiện tình hình sản xuất, chiếm khoảng 13,7% trong cuộc khảo sát. Còn 12,5% các hộ tiếp nhận thông tin kỹ thuật từ sách báo, từ các buổi tập huấn và khác.

Khi được hỏi về việc tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân để họ áp dụng vào quá trình sản xuất của mình nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Trong 80 hộ điều tra thì có 27 hộ (chiếm 33,8%) tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất mía. Các hộ này cho rằng khi áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất thì kết quả tương đối tốt nhưng chi phí đầu tư như: tăng số lần bón phân; đặt hom không được quá gần, đúng khoảng cách,.... nên đa số các hộ dù tham gia tập huấn nhưng không áp dụng theo mà làm theo cách truyền thông để giảm bớt chi phí. Số hộ còn lại không tham gia tập huấn chiếm 66,2% vì một số địa phương chưa tổ chức các chương trình tập huấn cho nông

của các nông hộ trong huyện còn thấp, số lượng được tập huấn kỹ thuật hạn chế, chủ yếu họ sản xuất theo cách truyền thống, kinh nghiệm từ trước đến nay.

CHƯƠNG 4

HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP- TỈNH HẬU GIANG

4.1 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN

LIỆU

Qua phân tích chi phí đầu tư cho việc sản xuất mía trong niên vụ 2012- 2013 tính ra được chi phí bình quân của một vụ trồng mía là 8.353,55 ngàn đồng/1.000 m2, mức chi phí đầu tư này tương đối phù hợp với khả năng đầu tư vốn sản xuât của người nông dân. Nhưng chi phí này càng tăng cao qua các năm, nguyên nhân là do sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào như: phân bón, thuốc nông dược, chi phí thuê lao động,… cũng với tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, dịch bệnh gây nhiều thiệt hại nặng nề nên nông dân phải tốn nhiều chi phí hơn.

Cp tưới nước 0,56% Cp giống 21,98% Cp phân 17,18% Cp thuốc BVTV 0,35% Cp lao động 34,52% Cp thu hoạch 25,41%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Ghi chú: Cp- chi phí

Hình 4.1 Cơ cấu chi phí đầu tư của nông hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Dựa vào biểu đồ trên cho thấy phần chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí đầu tư trung bình là chi phí lao động chiếm 34,52% vì việc sản xuất mía diễn ra theo vụ nên cần phải tiến hành đồng loạt. Các hộ nông dân cần phải cần nhiều lao động để tiến hành các khâu trồng mía cho đúng thời điểm, đa phần các hộ đều thuê lao động để phục vụ sản xuất trong các khâu như: đào học, đặt hom, cũng như các khâu chăm sóc. Đứng thứ hai là chi phí thu hoạch chiếm 25,41% trong tổng chi phí đầu tư trung bình vì các hộ trồng mía khi thu hoạch cũng phải thu hoạch đồng loạt để kịp mùa nước lũ lên và phải thuê mướn người đốn mía, giá thuê khá cao trung bình từ 120 đến 180 ngàn đồng/tấn mía nên chi phí này chiếm tỷ trọng khá cao. Đứng thứ ba là chi phí giống chiếm 21,98%. Kế đến là chi phí phân bón chiếm 17,18%, giống và

chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bình quân. Các loại chi phí như chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí tưới nước chiếm tỷ trọng không đáng kể lần lượt là 0,35% và 0,56%.

Bảng 4.1: Các khoản mục chi phí trên 1.000 m2 đất trồng mía

Đơn vị tính: 1.000 đồng/1.000 m2 Chi phí Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch Chi phí giống 1.050 2.380 1.836,13 256,28 Chi phí phân bón 1.152 1.785 1.435,13 125,22 Chi phí thuốc BVTV 0 1.538 28,79 176,11

Chi phí tưới nước 36 60 46,84 6,21

Chi phí lao động 1.174 4.558 2.883,66 449,63

Chi phí thu hoạch 1.726 2.873 2.123,01 264,17

Tổng chi phí 6.472 10.592 8.353,55 673,75

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

4.1.1 Chi phí giống

Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Phẩm chất hom giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất mía. Nếu hom giống chất lượng kém thì các biện pháp kỹ thuật khác cũng tác động không đáng kể đến năng suất. Chi phí giống phụ thuộc vào lượng giống sử dụng và giá giống.

Theo kết quả điều tra thì lượng đặt hom phụ thuộc vào chiều dài của mỗi học (chiều dài mỗi học trồng mía khoảng 6 đến 10 m/học). Thông thường trên 1.000 m2 đất trồng mía người dân sử dụng khoảng từ 1.000 đến 1.300 kg mía giống với giá mía giống dao động trong khoảng 1.500-1.800 đồng/kg. Việc sử dụng số lượng mía giống nhiều hay ít tùy thuộc vào việc người trồng mía đặt hom dày hay thưa. Chi phí mía giống của nông hộ thấp nhất là 1.050 ngàn đồng, cao nhất là 2.380 ngàn đồng và chi phí mía giống trung bình là 1.836,13 ngàn đồng.

Chi phí mía giống có sự chênh lệch lớn như vậy là do các nông hộ trồng mía với mật độ chênh lệch nhau khá lớn, đa số các nông hộ sản xuất mía có tâm lý muốn đạt năng suất cao thì phải tốn chi phí mía giống nhiều hơn, tìm kiếm những giống tốt, có năng suất cao hơn. Để giảm chi phí mía giống thì nông hộ cần trồng mía với mật độ phù hợp mà vẫn đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Mặc khác các nông hộ còn sử dụng phương pháp lưu mía gốc. Có nghĩa là sau khi thu hoạch xong, dọn dẹp vệ sinh và xử lý gốc mía ngay. Người nông dân dùng cuốc bén cuốc ngang phần trên cùng của gốc mía và chỉ giữ lại phần gốc có mầm chứa từ 3 đến 5 mầm. Sau khi mía mọc đủ mầm thì kiểm tra lại chỗ bị thưa hoặc chết thì trồng dặm lại cho đủ mật độ.

Qua khảo sát, các hộ sử dụng phương pháp lưu mía gốc thường ít tốn chi phí giống hơn vì cứ trên 1.000 m2, các hộ chỉ sử dụng khoảng 700 – 900 kg mía giống. Qua đó người dân có thể giảm bớt chi phí mua mía giống.

4.1.2 Chi phí phân bón

Phân bón là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phát triển của cây mía. Việc sử dụng phân bón hợp lý không những làm giảm chi phí sản xuất mà còn làm tăng năng suất mang lại lợi nhuận cao hơn. Chi phí bón phân trung bình của nông hộ 1.435,13 ngàn đồng, thấp nhất 1.152 ngàn đồng và cao nhất là 1.785 ngàn đồng. Nhìn chung, đa phần người nông dân sử dụng phân để bón đều dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nhiều hộ nông dân cho rằng bón phân càng nhiều thì sẽ làm cho cây mía nhanh phát triển và đạt hiệu quả cao. Trong suốt vụ mía, đa số nông dân sử dụng từ 1,6 đến 2,1 bao phân trên 1.000 m2 đất trồng mía. Giá phân trên thị trường tăng liên tục qua các năm, giá phân dao động từ 650 đến 850 ngàn đồng/bao. Các loại phân URE, DAP và NPK (20 - 20 - 15) được các hộ nông dân trên địa bàn sử dụng trong việc trồng mía.

4.1.3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Qua bảng trên cho thấy chi phí thuốc bảo vệ thực vật nhỏ nhất là 0 ngàn đồng và lớn nhất là 1.538 ngàn đồng, trung bình là 28,79 ngàn đồng. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật bằng 0 là do một số nông hộ trong quá trình sản xuất mía không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, cũng như các loại thuốc khác để trị bệnh cho mía. Nhìn chung việc diệt trừ sâu bệnh của các hộ nông dân chưa đạt hiệu quả cao và chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Một số sâu bệnh thường gặp trên cây mía là các loại sâu đục thân, dế, rệp, bệnh than…Trong số các loại sâu kể trên thì thấy có loại sâu đục thân là hầu hết các nông dân đều chú ý tiêu diệt. Vì vậy để hạn chế sâu đục thân và dế phá hoại ở giai đoạn cây con thì người nông dân thường rải Basudin 10H theo rãnh lúc đặt hom hoặc vào ngọn mía ở giai đoạn nhảy chồi để hạn chế sâu đục thân ngọn mía.

4.1.4 Chi phí tưới tiêu

Nhìn chung, người nông dân trong mía không đầu tư nhiều vào khâu tưới tiêu cho mía nên tỷ trọng của khâu tưới tiêu trong tổng chi phí rất thấp. Chi phí tưới nước thấp nhất là 36 ngàn đồng, cao nhất là 60 ngàn đồng và trung bình là 46,84 ngàn đồng. Chi phí thấp như vậy là do đa phần người dân sử dụng phương pháp thủ công là tưới bằng tay hoặc có những hộ có máy tưới thì họ chỉ tốn chi phí cho nhiên liệu như: xăng, dầu…

4.1.5 Chi phí lao động

Bảng 4.2: Chi phí lao động gia đình và lao động thuê mướn trên 1.000 m2đất trồng mía Đơn vị tính: 1 000 đồng/1.000 m2 Chỉ tiêu Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình

Chi phí lao động gia đình 300 2.657 795,32

Chi phí lao động thuê mướn 0 3.181 2.088,34

Chi phí lao động 1.174 4.558 2.883,66

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía năm 2013

Chi phí lao động cho một vụ sản xuất mía bao gồm các khoản chi phí như: chi phí làm đất, chi phí đặt hom, chi phí vô chân, chi phí đánh lá (một vụ mía thường đánh lá từ 2 – 4 lần tùy điều kiện của từng hộ), chi phí bơm đất bùn cũng như chi phí bón phân, tưới nước…Vì gồm nhiều khâu cần sử dụng lao động nên khoản chi phí này chiếm một phần rất lớn trong tổng chi phí, nhiều nhất so với các chi phí khác. Chi phí lao động trung bình của các hộ điều tra là 2.883,66 ngàn đồng, thấp nhất là 1.174 ngàn đồng và cao nhất là 4.558 ngàn đồng. Chi phí lao động được tính bằng tổng chi phí lao động gia đình và lao động thuê mướn. Vì thời vụ trồng mía phải đồng loạt nên lao động thuê mướn trở nên khan hiếm và giá cả thuê mướn cũng tăng cao, nên chi phí lao động thuê mướn cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí lao động. Mỗi giai đoạn trồng mía có một mức chi phí khác nhau. Đối với chi phí làm đất, gồm các khâu làm vệ sinh ruộng mía để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, lên liếp bằng phẳng, thoát nước tốt và đào học trồng mía là những bước cần phải làm trong việc chuẩn bị đất trồng. Chi phí làm đất được tính theo m không giống như các chi phí khác tính theo ngày công, giá thuê làm đất giao động từ 400 đồng đến 500 đồng/m. Đối với tất cả chi phí khác thì đều tính theo giá thuê mướn trên thị trường gồm giá thuê mướn lao động nữ trung bình 80 ngàn đồng/ngày và giá thuê mướn lao động nam trung bình 120 ngàn đồng/ngày. Qua kết quả điều tra cho thấy, chi phí lao động thuê mướn trung bình trên 1.000 m2 đất sản xuất mía của các hộ nông dân là 2.088,34 ngàn đồng, lớn nhất là 3.181 ngàn đồng và nhỏ nhất là 0 đồng vì đối với những hộ có số nhân khẩu cao thì họ tận dụng lao động gia đình triệt để vào sản xuất mía nhằm giảm bớt chi phí trồng mía. Việc tận dụng lao động gia đình triệt đã làm cho chi phí lao động gia đình cũng tăng cao. Chi phí lao động gia đình thấp nhất là 300 ngàn đồng (vì có một số hộ có số nhân khẩu thấp nên họ phải thuê mướn lao động nhiều hơn để kịp thời phụ vụ cho việc sản xuất của gia đình), chi phí lao động gia đình cao nhất là 2.657 ngàn đồng và trung bình là 795,32 ngàn đồng.

4.1.6 Chi phí thu hoạch

Thu hoạch mía bao gồm các công đoạn: công đốn mía, công vác mía, công cân mía. Theo cuộc điều tra cho thấy, chi phí này chiếm tỷ trọng cao đứng thứ hai trong tổng chi phí, chi phí thu hoạch mía chủ yếu các hộ đều thuê mướn nhân công mà không sử dụng lao động gia đình. Chi phí thuê mướn nhân công được trả theo giá lao động thị trường trung bình 120 đến 180 ngàn đồng/tấn mía tùy đoạn đường vận chuyển gần hay xa, thời điểm thu hoạch sớm hay trễ. Chi phí thu hoạch cao nhất là 2.873 ngàn đồng, thấp nhất 1.726 ngàn đồng và chi phí trung bình trên 1.000 m2 là 2.123,01 ngàn đồng. Đối với những hộ thu hoạch sớm thì chi phí thuê mướn thu hoạch sẽ thấp hơn, giảm được chi phí sản xuất. Nhưng việc thu hoạch sớm sẽ làm mía không đủ trữ đường, giá bán sẽ giảm xuống. Vì vậy, các hộ nông dân cần xác định thời điểm thu hoạch sao cho hợp lý để vừa giảm được chi phí mà mía vẫn đảm bảo đủ trữ đường.

4.2 Phân tích kết quả sản xuất của các hộ trồng mía

Bảng 4.3: Kết quả sản xuất của nông hộ trồng mía năm 2013 Các loại chi phí Đơn vị tính Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch Năng suất Kg/1.000 m2 12.400 18.000 15.248,75 1.374,27 Giá bán Đồng/kg 700 830 760,75 44,46 Doanh thu Ngàn đồng/1.000 m2 9.344 13.680 11.570,78 922,48 Tổng CP Ngàn đồng /1.000 m2 6.472 10.592 8.353,55 673,75 Lợi nhuận Ngàn đồng /1.000 m2 496 5.286 3.217,23 1.091,43

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Ghi chú: Tổng CP- tổng chi phí

Lợi nhuận của nông hộ thu được phụ thuộc vào hai khoản lớn là tổng chi phí đầu vào và doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm. Qua bảng số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 41)