Thông tin về nông hộ sản xuất mía

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 37)

Bảng 3.3: Thông tin nông hộ sản xuất mía nguyên liệu 2012 – 2013 tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch

Số nhân khẩu Người/hộ 2 7 5 1,580

Số lao động gia đình tham sản xuất mía

Người

2 6 4 1,433

Lao động thuê mướn Người 0 6 3 1,422

Tuổi chủ hộ Tuổi 24 65 43 11,098

Trình độ Lớp 12 0 8,6 3,075

Kinh nghiệm Năm 2 40 19 9,700

Diện tích sản xuất Công 1,3 26 7,5 5,486

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Ghi chú: 1 công = 1.000 m2

3.5.1.1 Nguồn lao động

Số lao động trong gia đình cũng phần nào góp phần giảm chi phí lao động cho gia đình trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Qua bảng 3.3 cho thấy trong niên vụ 2012-2013, số thành viên nhỏ nhất trong gia đình các nông hộ sản xuất mía là 2 người, lớn nhất là 7 người và trung bình là 5 người. Trong đó, số lao động tham gia sản xuất mía nhỏ nhất là 2 người, lớn nhất là 6 người và trung bình là 4 người. Đa phần các hộ đều sử dụng nguồn lực lao độnggia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi để sản xuất nhằm giảm chi phí thuê mướn lao động, chỉ có những hộ có diện tích lớn mới thuê lao động, chính vì vậy số lao động thuê mướn cũng giảm đi. Số lao động thuê mướn nhỏ nhất là 0, lớn nhất là 6 người và trung bình là 3 người. Do giá thuê mướn lao động ngày càng tăng nên để giảm bớt chi phí sản xuất, người trồng mía đã giảm bớt việc thuê mướn lao động.

3.5.1.2 Độ tuổi lao động

Độ tuổi lao động chính của nông hộ cũng góp phần ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy các hộ trồng mía của huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang đều nằm ở độ tuổi trung niên, thấp nhất là 24 tuổi, lớn nhất là 65 tuổi và trung bình là 43 tuổi. Điều này cho thấy trong sản xuất nông nghiệp thì người sản xuất có độ tuổi càng cao đồng nghĩa với việc họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Từ 40-55 tuổi 41,25% Trên 55 tuổi 16,25% Dưới 40 tuổi 42,5%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Hình 3.2 Cơ cấu độ tuổi lao động của chủ hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Qua hình 3.2 cho thấy chủ hộ dưới 40 tuổi chiếm phần lớn 42,5% so với các độ tuổi còn lại. Độ tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất là trên 55 tuổi chiếm 16,25%. Tuy nhiên với độ tuổi như vậy vẫn còn tham gia hoạt động sản xuất, điều đó cho thấy trong sản xuất nông nghiệp thì người sản xuất có độ tuổi càng cao đồng nghĩa với việc kinh nghiệm sản xuất của họ rất nhiều và phong phú, đồng thời họ cũng gắng bó với công việc trồng mía theo truyền thống gia đình từ trước tới nay.

3.5.1.3 Trình độ hc vn ch h

Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất của nông hộ. Nếu trình độ học vấn cao sẽ đễ dàng tiếp thu và áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật mới tốt hơn và ngược lại, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới và các chương trình tập huấn.

Cấp 3 7,5% Mù chữ 11,2% Cấp 2 32,5% Cấp 1 48,8%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Hình 3.3 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Hình 3.3 thể hiện số năm đi học trung bình của các chủ hộ là 8 đến 9 năm, cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang khá thấp, chủ yếu là ở trình độ cấp 1 và cấp 2 (trong đó cấp 1

người không biết chữ có khoảng 11,2% và trình độ cấp 3 chiếm 7,5%. Với trình độ hiện tại thì các nông hộ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường và việc tiêp thu các mô hình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, ảnh hưởng một phần đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng mía của các hộ nông dân.

3.5.1.4 Kinh nghim sn xut

Từ bảng 3.3 cho thấy số năm kinh nghiệm của người dân trồng mía trong huyện khá cao. Số năm kinh nghiệm cao nhất là 40 năm đối với những người có truyền thống trồng mía từ xưa và thấp nhất là 2 đối với những người mới chuyển sang trồng mía, trung bình là 19 năm. Việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm là do truyền thống gia đình, học hỏi hoặc trao đổi kinh nghiệm với các hộ nông dân khác. Dưới 15 năm 32,5% Từ 15-30 năm 57,5% Trên 30 năm 10%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Hình 3.4 Cơ cấu kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ tại huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang

Hình trên cho thấy kinh nghiệm sản xuất của các hộ có sự chênh lệch rất lớn. Số năm kinh nghiệm trung bình từ 15 đến 30 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 57,5%. Số hộ có kinh nghiệm chiếm tỷ trọng thấp nhất là trên 30 năm chiếm 10%. Với tỷ trọng hơn 50% đối với hộ có số năm kinh nghiêm trung bình từ 15 đến 30 năm, điều này cho thấy nông hộ ở đây trồng mía rất lâu đời. Kinh nghiệm sản xuất nhiều năm có thể giúp nông hộ kịp thời né tránh thiên tai, lũ lụt cũng như cách bón phân, phun xịt hay cách phòng trừ dịch bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi mà nông dân có được từ kinh nghiệm canh tác nông dân cũng gặp không ít khó khăn. Do khí hậu đất đai không ngừng biến đổi, nên các lọai dịch bệnh mới thường xuyên xảy ra, nếu dùng kinh nghiệm tích lũy được thì nông dân khó xử lý kịp thời những dịch bệnh.

3.5.1.5 Diện tích đất

Về quy mô canh tác, qua kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng mía trong mô hình nhiều nhất là 26 công (1 công = 1.000 m2), thấp nhất là 1,3 công và trung bình là 7,5 công. Diện tích sản xuất mía của nông hộ còn hạn chế, nhỏ lẻ, do một số hộ có diện tích đất nông nghiệp thấp nhưng lại tham gia thêm nhiều loại hình sản xuất khác nên chia bớt phần diện tích trồng mía đi. Ngoài ra người nông dân còn trồng xen canh một số loại cây khác trên đất trồng mía như bắp, rau màu,…Bên cạnh đó nhằm tăng thêm thu nhập sau khi thu hoạch mía, người nông dân còn trồng thêm một vụ lúa liếp. Diện tích sản xuất mía của nông hộ manh mún nhỏ lẻ cũng gây khó khăn cho quá trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật không nhanh chóng được ứng dụng trong sản xuất. Từ đó làm cho chi phí sản xuất cao và các nông hộ cũng không yên tâm với việc sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)