Bảng 4.3: Kết quả sản xuất của nông hộ trồng mía năm 2013 Các loại chi phí Đơn vị tính Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch Năng suất Kg/1.000 m2 12.400 18.000 15.248,75 1.374,27 Giá bán Đồng/kg 700 830 760,75 44,46 Doanh thu Ngàn đồng/1.000 m2 9.344 13.680 11.570,78 922,48 Tổng CP Ngàn đồng /1.000 m2 6.472 10.592 8.353,55 673,75 Lợi nhuận Ngàn đồng /1.000 m2 496 5.286 3.217,23 1.091,43
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013
Ghi chú: Tổng CP- tổng chi phí
Lợi nhuận của nông hộ thu được phụ thuộc vào hai khoản lớn là tổng chi phí đầu vào và doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm. Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trên 1.000m2 trung bình trên địa bàn huyện là 15.248,75 kg/1.000 m2, năng suất mía thấp nhất là 12.400 kg/1.000 m2 và năng suất mía cao nhất là 18.000 kg/1.000 m2, do việc sử dụng giống và phân bón của các hộ có phần chênh lệch nhau khá lớn nên năng suất mía cũng chênh lệch nhau khá lớn. Về giá bán mía của các nông hộ cũng có phần chênh lệch khá nhiều…Giá bán thấp nhất là 700 đồng/kg, cao nhất là 840 đồng/kg và giá bán trung bình là 760,75 đồng/kg. Nhưng nhìn chung thì số hộ bán được với giá mía 830 đồng/kg là rất ít, đa phần chỉ bán được với giá từ 700 đến 800 đồng/kg. Nguyên nhân của việc này là do các nông hộ mặc dù có hợp đồng bao tiêu với công ty mía đường Phụng Hiệp nhưng các nông hộ chủ yếu bán
giá bán mía của các nông hộ cũng không ổn định và phụ thuộc vào thương lái. Một nguyên nhân khác đặc biệt nghiêm trọng là việc người dân trồng mía thường hay thu hoạch sớm, làm cho mía không đạt trữ đường, nên khi bán cho các nhà máy mía đường thì giá mía không đạt tối đa hoặc thường bị các thương lái ép giá với những hộ bán cho thương lái. Tuy biết việc thu hoạch sớm không mang lại hiệu quả cao nhưng người nông dân trồng mía cũng phải bắt buộc thu hoạch, chấp nhận với mức giá bán thấp là do hàng năm có lũ về và thủy triều dâng cao, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 2011 khiến ngập úng toàn bộ. Với vị trí địa lý là vùng trũng thấp, nước rút khá chậm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân nơi đây. Với mức năng suất có phần sụt giảm, tổng chi phí đầu vào lại tăng cao do giá các yếu tố đầu vào đều tăng, các hộ trồng mía gặp thêm tình trạng mất giá. Điều này làm cho doanh thu trồng mía của người dân cũng phần nào sụt giảm so với năm trước. Doanh thu trung bình của các hộ trồng mía 11.570,78 ngàn đồng/1.000 m2, thấp nhất là 9.344 ngàn đồng/1.000 m2 và cao nhất là 13.680 ngàn đồng/1.000 m2. Có thể giải thích cho sự chênh lệch doanh thu của các hộ là do năng suất và giá bán. Hộ có doanh thu cao là do trong vụ hộ đó đạt năng suất cao hoặc bán được giá cao hơn và ngược lại. Và lợi nhuận của các hộ được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí mà hộ sử dụng trong một vụ sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy lợi nhuận trung bình của các hộ là 3.217,23 ngàn đồng/1.000 m2, thấp nhất là 496 ngàn đồng/1.000 m2 và lợi nhuận cao nhất là 5.286 ngàn đồng/1.000 m2. Lợi nhuận có sự khác biệt lớn như vậy có thể do trong vụ, các hộ đã hao tốn một mức chi phí khá lớn cho việc sản xuất hoặc doanh thu mà hộ đạt được không cao, làm cho lợi nhuận không đạt tối đa.