Đặc điểm sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 40)

3.5.2.1 Nguyên nhân nông h chn sn xut mía

Bảng 3.4: Lý do chọn sản xuất mía của nông dân huyện Phụng Hiệp Lý do chọn sản xuất mía Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Tập quán canh tác của địa phương 62 77,5

Dễ trồng 6 7,5

Đất đai phù hợp 10 12,5

Vốn đầu tư thấp 0 0

Khác 2 2,5

Tổng 80 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Lý do chọn sản xuất mía để trồng của các hộ nông dân trong cuộc khảo sát đa số chọn trồng vì tập quán canh tác của địa phương, theo truyền thống gia đình từ xưa. Điều này giúp họ nối tiếp truyền thống gia đình và học hỏi kinh nghiệm từ cha ông, cho họ có một kiến thức vững chắc về việc sản xuất mía. Lý do này chiếm 77,5% trong 80 hộ điều tra. Kế đến là vì đất đai phù hợp cho việc sản xuất mía chiếm 12,5%. Đất đai phù hợp sẽ giúp cho cây mía phát triển tốt và đem đến năng suất cao, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân trồng mía. Còn lại 10% cho lý do cây mía dễ trồng và lý do khác trong cuộc điều tra.

3.5.2.2 Tài chính ca nông h

Vì chi phí đầu tư cho một vụ sản xuất mía tương đối khá cao nên nguồn vốn tự có của các hộ nông dân sản xuất không đủ, khiến người nông dân phải

Bảng 3.5: Tình hình vay vốn của các nông hộ trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2013

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Có 32 40

Vay vốn

Không 48 60

Tổng 80 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Qua cuộc điều tra cho thấy, có 32 hộ (chiếm 40%) có vay vốn còn lại 60% không có vay vốn. Mỗi hộ được vay từ 10 đến 50 triệu với thời hạn 12 tháng, lãi xuất từ 0,9 - 1,8%/tháng. Số người có đi vay vốn thì đa số họ vay ở Ngân hàng Nông nghiệp của huyện, số tiền vay được người nông dân chủ yếu đầu tư vào việc mua giống, phân bón là chủ yếu. Đối với các hộ không vay vốn được nhưng lại thiếu vốn sản xuất thì họ phải chịu một phần lãi khá cao từ việc vay mượn bên ngoài hoặc chịu lãi suất khi mua giống, phân bón từ các của hàng vật tư nông nghiệp. Điều này cho thấy mặc dù nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng nhưng nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân trong vùng chưa được đáp ứng đủ, nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay để sản xuất, mở rộng quy mô.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 40)