Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 46)

Qua bảng trên cho thấy chi phí thuốc bảo vệ thực vật nhỏ nhất là 0 ngàn đồng và lớn nhất là 1.538 ngàn đồng, trung bình là 28,79 ngàn đồng. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật bằng 0 là do một số nông hộ trong quá trình sản xuất mía không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, cũng như các loại thuốc khác để trị bệnh cho mía. Nhìn chung việc diệt trừ sâu bệnh của các hộ nông dân chưa đạt hiệu quả cao và chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Một số sâu bệnh thường gặp trên cây mía là các loại sâu đục thân, dế, rệp, bệnh than…Trong số các loại sâu kể trên thì thấy có loại sâu đục thân là hầu hết các nông dân đều chú ý tiêu diệt. Vì vậy để hạn chế sâu đục thân và dế phá hoại ở giai đoạn cây con thì người nông dân thường rải Basudin 10H theo rãnh lúc đặt hom hoặc vào ngọn mía ở giai đoạn nhảy chồi để hạn chế sâu đục thân ngọn mía.

4.1.4 Chi phí tưới tiêu

Nhìn chung, người nông dân trong mía không đầu tư nhiều vào khâu tưới tiêu cho mía nên tỷ trọng của khâu tưới tiêu trong tổng chi phí rất thấp. Chi phí tưới nước thấp nhất là 36 ngàn đồng, cao nhất là 60 ngàn đồng và trung bình là 46,84 ngàn đồng. Chi phí thấp như vậy là do đa phần người dân sử dụng phương pháp thủ công là tưới bằng tay hoặc có những hộ có máy tưới thì họ chỉ tốn chi phí cho nhiên liệu như: xăng, dầu…

4.1.5 Chi phí lao động

Bảng 4.2: Chi phí lao động gia đình và lao động thuê mướn trên 1.000 m2đất trồng mía Đơn vị tính: 1 000 đồng/1.000 m2 Chỉ tiêu Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình

Chi phí lao động gia đình 300 2.657 795,32

Chi phí lao động thuê mướn 0 3.181 2.088,34

Chi phí lao động 1.174 4.558 2.883,66

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía năm 2013

Chi phí lao động cho một vụ sản xuất mía bao gồm các khoản chi phí như: chi phí làm đất, chi phí đặt hom, chi phí vô chân, chi phí đánh lá (một vụ mía thường đánh lá từ 2 – 4 lần tùy điều kiện của từng hộ), chi phí bơm đất bùn cũng như chi phí bón phân, tưới nước…Vì gồm nhiều khâu cần sử dụng lao động nên khoản chi phí này chiếm một phần rất lớn trong tổng chi phí, nhiều nhất so với các chi phí khác. Chi phí lao động trung bình của các hộ điều tra là 2.883,66 ngàn đồng, thấp nhất là 1.174 ngàn đồng và cao nhất là 4.558 ngàn đồng. Chi phí lao động được tính bằng tổng chi phí lao động gia đình và lao động thuê mướn. Vì thời vụ trồng mía phải đồng loạt nên lao động thuê mướn trở nên khan hiếm và giá cả thuê mướn cũng tăng cao, nên chi phí lao động thuê mướn cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí lao động. Mỗi giai đoạn trồng mía có một mức chi phí khác nhau. Đối với chi phí làm đất, gồm các khâu làm vệ sinh ruộng mía để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, lên liếp bằng phẳng, thoát nước tốt và đào học trồng mía là những bước cần phải làm trong việc chuẩn bị đất trồng. Chi phí làm đất được tính theo m không giống như các chi phí khác tính theo ngày công, giá thuê làm đất giao động từ 400 đồng đến 500 đồng/m. Đối với tất cả chi phí khác thì đều tính theo giá thuê mướn trên thị trường gồm giá thuê mướn lao động nữ trung bình 80 ngàn đồng/ngày và giá thuê mướn lao động nam trung bình 120 ngàn đồng/ngày. Qua kết quả điều tra cho thấy, chi phí lao động thuê mướn trung bình trên 1.000 m2 đất sản xuất mía của các hộ nông dân là 2.088,34 ngàn đồng, lớn nhất là 3.181 ngàn đồng và nhỏ nhất là 0 đồng vì đối với những hộ có số nhân khẩu cao thì họ tận dụng lao động gia đình triệt để vào sản xuất mía nhằm giảm bớt chi phí trồng mía. Việc tận dụng lao động gia đình triệt đã làm cho chi phí lao động gia đình cũng tăng cao. Chi phí lao động gia đình thấp nhất là 300 ngàn đồng (vì có một số hộ có số nhân khẩu thấp nên họ phải thuê mướn lao động nhiều hơn để kịp thời phụ vụ cho việc sản xuất của gia đình), chi phí lao động gia đình cao nhất là 2.657 ngàn đồng và trung bình là 795,32 ngàn đồng.

4.1.6 Chi phí thu hoạch

Thu hoạch mía bao gồm các công đoạn: công đốn mía, công vác mía, công cân mía. Theo cuộc điều tra cho thấy, chi phí này chiếm tỷ trọng cao đứng thứ hai trong tổng chi phí, chi phí thu hoạch mía chủ yếu các hộ đều thuê mướn nhân công mà không sử dụng lao động gia đình. Chi phí thuê mướn nhân công được trả theo giá lao động thị trường trung bình 120 đến 180 ngàn đồng/tấn mía tùy đoạn đường vận chuyển gần hay xa, thời điểm thu hoạch sớm hay trễ. Chi phí thu hoạch cao nhất là 2.873 ngàn đồng, thấp nhất 1.726 ngàn đồng và chi phí trung bình trên 1.000 m2 là 2.123,01 ngàn đồng. Đối với những hộ thu hoạch sớm thì chi phí thuê mướn thu hoạch sẽ thấp hơn, giảm được chi phí sản xuất. Nhưng việc thu hoạch sớm sẽ làm mía không đủ trữ đường, giá bán sẽ giảm xuống. Vì vậy, các hộ nông dân cần xác định thời điểm thu hoạch sao cho hợp lý để vừa giảm được chi phí mà mía vẫn đảm bảo đủ trữ đường.

4.2 Phân tích kết quả sản xuất của các hộ trồng mía

Bảng 4.3: Kết quả sản xuất của nông hộ trồng mía năm 2013 Các loại chi phí Đơn vị tính Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch Năng suất Kg/1.000 m2 12.400 18.000 15.248,75 1.374,27 Giá bán Đồng/kg 700 830 760,75 44,46 Doanh thu Ngàn đồng/1.000 m2 9.344 13.680 11.570,78 922,48 Tổng CP Ngàn đồng /1.000 m2 6.472 10.592 8.353,55 673,75 Lợi nhuận Ngàn đồng /1.000 m2 496 5.286 3.217,23 1.091,43

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ trồng mía, 2013

Ghi chú: Tổng CP- tổng chi phí

Lợi nhuận của nông hộ thu được phụ thuộc vào hai khoản lớn là tổng chi phí đầu vào và doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm. Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trên 1.000m2 trung bình trên địa bàn huyện là 15.248,75 kg/1.000 m2, năng suất mía thấp nhất là 12.400 kg/1.000 m2 và năng suất mía cao nhất là 18.000 kg/1.000 m2, do việc sử dụng giống và phân bón của các hộ có phần chênh lệch nhau khá lớn nên năng suất mía cũng chênh lệch nhau khá lớn. Về giá bán mía của các nông hộ cũng có phần chênh lệch khá nhiều…Giá bán thấp nhất là 700 đồng/kg, cao nhất là 840 đồng/kg và giá bán trung bình là 760,75 đồng/kg. Nhưng nhìn chung thì số hộ bán được với giá mía 830 đồng/kg là rất ít, đa phần chỉ bán được với giá từ 700 đến 800 đồng/kg. Nguyên nhân của việc này là do các nông hộ mặc dù có hợp đồng bao tiêu với công ty mía đường Phụng Hiệp nhưng các nông hộ chủ yếu bán

giá bán mía của các nông hộ cũng không ổn định và phụ thuộc vào thương lái. Một nguyên nhân khác đặc biệt nghiêm trọng là việc người dân trồng mía thường hay thu hoạch sớm, làm cho mía không đạt trữ đường, nên khi bán cho các nhà máy mía đường thì giá mía không đạt tối đa hoặc thường bị các thương lái ép giá với những hộ bán cho thương lái. Tuy biết việc thu hoạch sớm không mang lại hiệu quả cao nhưng người nông dân trồng mía cũng phải bắt buộc thu hoạch, chấp nhận với mức giá bán thấp là do hàng năm có lũ về và thủy triều dâng cao, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 2011 khiến ngập úng toàn bộ. Với vị trí địa lý là vùng trũng thấp, nước rút khá chậm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân nơi đây. Với mức năng suất có phần sụt giảm, tổng chi phí đầu vào lại tăng cao do giá các yếu tố đầu vào đều tăng, các hộ trồng mía gặp thêm tình trạng mất giá. Điều này làm cho doanh thu trồng mía của người dân cũng phần nào sụt giảm so với năm trước. Doanh thu trung bình của các hộ trồng mía 11.570,78 ngàn đồng/1.000 m2, thấp nhất là 9.344 ngàn đồng/1.000 m2 và cao nhất là 13.680 ngàn đồng/1.000 m2. Có thể giải thích cho sự chênh lệch doanh thu của các hộ là do năng suất và giá bán. Hộ có doanh thu cao là do trong vụ hộ đó đạt năng suất cao hoặc bán được giá cao hơn và ngược lại. Và lợi nhuận của các hộ được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí mà hộ sử dụng trong một vụ sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy lợi nhuận trung bình của các hộ là 3.217,23 ngàn đồng/1.000 m2, thấp nhất là 496 ngàn đồng/1.000 m2 và lợi nhuận cao nhất là 5.286 ngàn đồng/1.000 m2. Lợi nhuận có sự khác biệt lớn như vậy có thể do trong vụ, các hộ đã hao tốn một mức chi phí khá lớn cho việc sản xuất hoặc doanh thu mà hộ đạt được không cao, làm cho lợi nhuận không đạt tối đa.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

TRỒNG MÍA CỦA NÔNG HỘ

4.3.1 Kết quả mô hình hồi quy phân tích các nhân tốảnh hưởng đến

lợi nhuận trồng mía của nông hộ

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuân trồng mía của các hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang gồm: chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc BVTV, chi phí tưới tiêu, chi phí lao động, chi phí thu hoạch, hợp đồng và diện tích trồng mía. Đề tài xây dựng mô hình trồng mía của các hộ nông dân ở địa bàn huyện Phụng Hiệp để dễ dàng thấy được thực trạng sản xuất của các nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện.

Mô hình: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến lợi nhuận sản xuất của nông hộ có ký hợp đồng với công ty mía đường.

LN = β0 + β1CPGIONG + β2CPPHANBON + β3CPTHUOCBVTV + β4CPTUOITIEU + β5CPLAODONG + β6CPTHUHOACH + β7HOPDONG +

β8DIENTICH

Trong đó: LN là lợi nhuận đạt được trên 1.000 m2 đất trồng mía.

Sau khi tính toán, xử lý số liệu và chạy hồi qui bằng phần mềm Stata 10 ta có được bản số liệu như sau:

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng các yếu tốảnh hưởng đến lợi nhuận của hai mô hình hộ ký hợp đồng và không ký hợp đồng với công ty mía đường 2013 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Biến độc lập Hệ số P _ value Hằng số 6.643.137 0,000 CP giống (X1) -0,784 0,009 CP phân bón (X2) -0,689 0,217 CP thuốc BVTV (X3) -1,373 0,001 CP tưới tiêu (X4) -5,162 0,655 CP lao động (X5) -1,022 0,000 CP thu hoạch (X6) -0,742 0,010 Hợp đồng (X7) 1.297.272 0,000 Diện tích (X8) 944,803 0,941 R2 0,7240 F 23,28 Prob>F 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2013

Ghi chú: P_value < 0,01; < 0,05; < 0,1 và > 0,1: tương ứng với các ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa

Theo kết quả phân tích ở trên thì mô hình có ý nghĩa vì hệ số R2 bằng 0,7240 nghĩa là sự biến động lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 72,40%. Bên cạnh đó, căn cứ vào Prob >F = 0,000, cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1%. Mặc khác mô hình đã được thực hiện kiểm định không có hiện tượng đa cộng tuyến và mô hình cũng có phương sai sai số không đổi.

4.3.2 Giải thích mô hình

a) Kiểm định các biến trong mô hình

Kiểm định đa cộng tuyến

Sử dụng yếu tố phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện ra đa cộng tuyến. Tất cả các biến đưa vào mô hình đều có nhân tử phóng đại phương sai

không vượt quá 2,78. Kết luận mô hình trên không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi, cho thấy mô hình hồi quy không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi vì mức ý nghĩa chính xác p của giá trị kiểm định nR2 trong kiểm định White giá trị p bằng 0,9939 lớn hơn α (α = 0,1), kết luận chấp nhận giả thuyết H0: Phương sai sai số ngẫu nhiên là hằng số.

b) Xác định mức ý nghĩa của các nhân tố trong mô hình 1:

Bằng cách sử dụng phần mềm Stata 10.0, kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình có 5 biến có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa P_value< 10% là các biến chi phí thuốc bảo vệ thực vật, biến chi phí giống, biến chi phí thu hoạch, biến chi phí lao động và biến giả hợp đồng; 3 biến không có ý nghĩa thống kê là biến chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu và diện tích.

 Giá trị P – value của nhân tố chi phí giống là 0,009 cho thấy nhân tố chi phí giống có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố chi phí giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.

 Giá trị P – value của nhân tố chi phí thuốc BVTV là 0,001 cho thấy nhân tố chi phí giống có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố chi phí giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.

 Giá trị P – value của nhân tố chi phí lao động là 0,000 cho thấy nhân tố chi phí giống có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố chi phí giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.

 Giá trị P – value của nhân tố chi phí thu hoạch là 0,010 cho thấy nhân tố chi phí thu hoạch có ý nghĩa ở mức 5% hay nhân tố chi phí thu hoạch có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.

 Giá trị P – value của nhân tố hợp đồng là 0,000 cho thấy nhân tố tập huấn có ý nghĩa ở mức 1% hay nhân tố tập huấn có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía.

c) Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thu được của nông hộ sản xuất mía trong mô hình 1:

* Hệ số nhân tố các biến có ý nghĩa trong mô hình

- Hệ số nhân tố chi phí giống có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí giống của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí giống của hộ sản xuất

mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống 0,784 đồng. Chi phí có tác động tích cực đến lợi nhuận trồng mía, nếu mía hom được đặt đúng mật độ, đúng giống thì sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên.

- Hệ số nhân tố chi phí thuốc BVTV có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí thuốc BVTV của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí thuốc bảo vệ thực vật của hộ sản xuất mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống 1,373 đồng.

- Hệ số nhân tố chi phí lao động có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí lao động của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí lao động của hộ sản xuất mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống 1,022 đồng.

- Hệ số nhân tố chi phí thu hoạch có dấu âm (-) cho thấy khi chi phí thu hoạch của hộ sản xuất mía tăng lên thì lợi nhuận thu được của hộ giảm xuống. Cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí thu hoạch của hộ sản xuất mía tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp – tỉnh hậu giang (Trang 46)