Cách buôn bán của ngƣời Hà Nội

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 67)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

3.5.Cách buôn bán của ngƣời Hà Nội

Ngày xưa, người ta quan niệm rằng muốn tiến thân không có con đường nào khác ngoài con đường khoa cử. Chỉ có khoa cử mới làm nên danh giá con người,

68

nâng bậc vị trí con người trong xã hội, mặc dù ai cũng biết rằng “phi thương bất

phú”. Nhưng việc làm giàu do buôn bán lại không được xem trọng. Những người

theo Nho học coi khinh việc làm giàu bằng con đường buôn bán, bởi vì họ quan niệm, làm giàu bằng nghề buôn là lừa gạt, là bất nhân, “vi phú bất nhân, vi nhân

bất phú”.

Sau này nghề buôn được đánh giá cao hơn, được xã hội xem trọng hơn. Chuyện buôn bán và kinh doanh đã được người xưa đúc kết trong rất nhiều tục ngữ, ca dao. Trong việc buôn bán phải biết tính toán, không những thế mà còn phải tính kỹ nữa. Bởi vì “Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ”, còn nếu không thì cũng chẳng qua là “tiền dư thóc mục”.

Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã biết coi “khách hàng là thượng đế”. Vì vậy, người ta thường rỉ tai nhau “bán hàng chiều khách”, “bán rao chào khách”. Người Hà Nội khi buôn bán nét mặt đều phải tươi cười, nói năng nhỏ nhẹ, hòa nhã, khéo léo để vừa lòng khách. Trong những tình huống làm ăn không thuận lợi thì phải biết chấp nhận thất bại, chấp nhận lỗ để tuôn hàng ra mà sớm thu hồi đồng vốn về. Bởi đôi khi, giá cả mọi thứ phần nhiều là do sức mua, chứ chẳng phải do giá trị thực của chính nó ấn định.

Đắt ra quế, ế ra củi.

TNHN III tr.132

Ca dao, tục ngữ nói lên những kinh nghiệm, nghệ thuật, phương thức kinh doanh của cha ông. Lẽ dĩ nhiên, mỗi thời mỗi khác, việc kinh doanh ngày nay không giống như ngày xưa, nhưng những gì được lưu truyền qua ca dao, tục ngữ sẽ mãi mãi là bài học hữu ích đối với những ai quan tâm đến chuyện kinh doanh.

Người Thủ đô, từ tứ xứ, tứ chiêng đổ về sum họp, tụ cư ở ba mươi sáu phố phường, ganh đua, thi thố các ngành nghề thủ công, nên cũng rất sành sỏi làm ăn.

Thơm tho hoa sói hoa nhài, khôn khéo thợ thày Kẻ Chợ.

TNHN II tr.173 TNHN III tr.177

Từng có tên là Kẻ Chợ, Hà Nội mang nhiều tính chất làng thôn, giữa một vùng châu thổ bao la những xóm làng, đồng ruộng, bến bãi … Khi thành thị mới

69

phôi thai, xe cộ chưa có thì một bãi cỏ thoáng đãng hay vắng vẻ chỉ cần ít người tụ họp, cạnh một con ngòi, dòng sông đào, chiếc thuyền thúng nan tre hay là thuyền tam bản ghé vào, cũng thành cái chợ với sản vật quê hương quen thuộc. Nơi đây xưa được coi như cái "chợ lớn" của nhiều "chợ quê", là nơi "đất lành chim đậu". Những nếp sống, thói quen, nghề nghiệp, rồi những tín ngưỡng, hội hè ... mà người bốn phương mang từ làng quê ra đất Kinh Kỳ đã tạo nên một không gian văn hoá Thăng Long phong phú và đa dạng. Có lẽ vì thế nên hình ảnh chợ Thăng Long – Hà Nội đã đi vào văn học dân gian rất phổ biến, đặc biệt là trong ca dao, tục ngữ.

Nói đến đô thị, người ta hình dung ra cảnh buôn bán tấp nập, đông đúc. Câu tục ngữ dưới đây đã miêu tả thành công cảnh chợ búa đông vui ở kinh thành Thăng Long:

Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyến chợ Đào.

TNHN II tr.172 TNHN III tr.107

Nghệ thuật trong buôn bán ngoài việc biết chọn loại hàng còn phải biết chọn địa điểm để buôn bán. Đó là những nơi phải thuận lợi cho người tiêu dùng đến mua. Buôn bán ở chợ có đông đúc người qua lại, gần sông, nơi tấp nập người lên kẻ xuống thì mới có thể “buôn gặp chầu, câu gặp chỗ”,“buôn một bán mười” ...

Bên cạnh đó, người đi buôn cũng không nên đi buôn bán một mình vì dễ bị chèn ép về giá cả, mà phải “buôn có hội, bán có thuyền”.

Những người buôn bán khôn ngoan thì chẳng bao giờ “mua trâu, bán chả”,

“mua vải bán áo” – nghĩa là đầu tư lớn nhưng thu lời về nhỏ giọt, không

tương xứng với số vốn đã bỏ ra. Hoặc buôn bán mà không biết nghiên cứu thị trường, không biết tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng thì chẳng khác nào “bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè”. Do đó, buôn bán ngoài việc có đồng vốn, có nghệ thuật còn phải có kinh nghiệm nữa.

Thăng Long – Hà Nội còn được biết đến với “ba mươi sáu phố phường”. Xưa kia mỗi phố phường là nơi tập trung và sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thống. Đó chính là những chợ “rất đặc trưng” mà ít có thủ đô nào trên thế giới có

70

được. Không chỉ có các chợ trong nội thành mà ở ngoại thành cũng có rất nhiều chợ bán những sản phẩm của làng quê mình như:

Làng Mui thì bán củi đồng.

TNHN II tr.172 TNHN III tr.145

Và: Kẻ Hoàng tấm cám đã no, Đông Viên có gạo bán cho kẻ Hoàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TNHN III tr.142

Ngoài những chợ kể trên, ở các huyện ngoại thành còn có rất nhiều chợ nổi tiếng đã đi vào ca dao, dân ca như: chợ Đơ (Hà Đông), chợ Nghệ, chợ Mía (Sơn Tây), chợ Phùng (Đan Phượng), chợ Sơn Đồng (Hoài Đức), …

Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã hình thành nên nhiều trung tâm thương mại, nhiều siêu thị cao cấp, siêu thị mini trong lòng thành phố với sự thuận tiện, đa dạng về loại hình và mẫu mã hàng hoá. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều chợ đã không còn nữa. Tuy nhiên vẫn còn những chợ cổ tồn tại đến bây giờ nhưng ít nhiều cũng đã có sự thay đổi về quy mô và các loại hàng hoá. Có lẽ người dân "gốc" Hà Nội, hoặc những ai từng đôi lần đặt chân đến chợ Hà Nội xưa sẽ không thể nào quên được những cảm xúc, những ấn tượng thích thú và mới lạ khi tham dự những “phiên chợ” đặc biệt ấy.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 67)