Khái niệm tục ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 26)

Về khái niệm tục ngữ, Chu Xuân Diên xếp tục ngữ vào mục “lời ăn tiếng nói của nhân dân”, xác định “đó không phải là những sinh hoạt văn nghệ đúng nghĩa của nó, dù là thứ sinh hoạt văn nghệ mang tính nguyên hợp như văn nghệ dân gian”. Đỗ Bình Trị cũng nêu nhận xét tương tự: “Các thể loại khác của văn học dân gian đều đúc kết những trí khôn, kinh nghiệm dân gian dưới hình thức hình tượng nghệ thuật (truyện kể, thơ ca …) hòa vào ý nghĩa chung của tác phẩm; chỉ riêng tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm ấy dưới hình thức câu nói – hình thức biểu đạt tự nhiên nhất đối với kinh nghiệm đời sống có ý nghĩa thực hành”.

Theo cuốn Lịch sử văn học Việt Nam thì “Tục ngữ là câu nói thường ngắn gọn và có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra một chân lý phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lý, phong tục tập quán của nhân dân. Tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội công nhận”.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm và

tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý giá của nhân dân. Không một lĩnh vực nào của đời sống và cuộc sống đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà không được phản ánh trong tục ngữ.

Về cấu trúc ngôn từ, tục ngữ chủ yếu được diễn đạt theo hình thức những câu ngắn có vần hoặc không có vần (đa số là loại câu từ bốn đến mười tiếng) có tính chất tương đối bền vững. Nhưng cũng có một bộ phận tục ngữ được diễn đạt theo hình thức câu dài gồm hai, ba vế (từ 10 tiếng trở lên, có khi trên 20 tiếng):

Ví dụ:

Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ.

27 hay:

Lươn ngắn lại chê trạch dài

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

Tuy nhiên, dù ngắn hay dài thì mỗi đơn vị tục ngữ cũng đều được gọi là “câu” (không gọi là “bài”). Có một bộ phận những câu mang tính chất nhập nhằng, “lưỡng tính” vừa gắn với tục ngữ, vừa gắn với ca dao.

Ví dụ:

- Tin bợm mất bò

Tin bạn mất vợ nằm co một mình.

Việc xác định đặc trưng thể loại những câu như vậy nói chung là khó. Nhưng nếu đặt chúng trong những trường hợp cụ thể của phát ngôn thì vẫn có căn cứ để xác định được. Khi chúng được ngâm hay hát lên để thổ lộ tâm tình của người sử dụng thì chúng được coi là ca dao, còn khi chúng được nói tới để nêu lên một kinh nghiệm, một nhận xét lí trí, khách quan thì chúng là tục ngữ.” [18, tr.377-378]

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)