Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội tôn vinh các di tích lịch sử

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 88)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

4.3. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội tôn vinh các di tích lịch sử

Dưới con mắt người dân bình thường, hầu như mọi di tích văn hóa lịch sử hiện còn tồn tại đều liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng. Dù là phố – làng nơi đô thị nhưng trong sâu thẳm thế giới tâm linh, người Thăng Long – Hà Nội vẫn duy trì thói quen và nếp nghĩ thờ cúng các vị Thành hoàng – những người có công với làng, với nước bên cạnh việc thờ Phật. Thành hoàng là những người tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, tài năng của con người trong các lĩnh vực văn hóa sinh tồn (các nghề thủ công, nghề nông … đảm bảo cái ăn, cái mặc, cái ở cho cộng đồng), trong văn hóa nghệ thuật cổ truyền, trong việc sáng chế những loại vũ khí mới, các chiến lược, chiến thuật có thể giúp dân đẩy lùi giặc ngoại xâm. Thật khó có một thành phố nào trên đất nước ta và những nước khác còn lại đến nay một hệ thống đình, đền thờ cúng các vị tổ nghề như ở Thăng Long – Hà Nội. Thăng Long xưa còn quá nhỏ bé so với Hà Nội nay. Nhưng nơi đây là đất tụ long tụ phúc, nằm giữa một trung tâm kinh tế văn hóa của đất nước. Từ sơ kì thời kim khí (đồ đồng) thì Hà Nội có nhiều di chỉ ở Văn Điển, Triều Khúc và Cổ Loa.

Thành Cổ Loa, cây đa Dục Tú.

TNHN II tr.173 TNHN III tr.173

Văn hóa dân gian phát triển, trong đó văn học dân gian cũng hình thành và phát triển với thần thoại, sử thi, truyền thuyết lịch sử, đặc biệt là truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương … tuy có yếu tố thần thoại nhưng đã phản ánh nội dung lịch sử rõ nét. Chẳng hạn:

Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt.

TNHN III tr.134

Câu tục ngữ trên nói về các di tích còn lại từ thời Sơn Tinh cho gánh đất đắp đê chống Thủy Tinh. Theo TNHT, đồi Đùm thuộc xã Xuân Sơn, đồi Vai thuộc xã

Kim Sơn, thị xã Sơn Tây. Tương truyền khi Sơn Tinh gánh đất đắp núi đánh Thủy Tinh, khi đến đồi Đùm thì quai quang bị đứt, đất rơi lọt sọt khi đến đồi Vai.

89

Gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, tục ngữ Thăng Long – Hà Nội cũng đưa ra những câu tục ngữ ít nhiều mang tính chất hư cấu:

Thượng chí Cầu Vang, hạ chí Mả Mang vi giới.

TNHN III tr.183

Theo truyền thuyết, Cầu Vang và Mả Mang (nay thuộc huyện Ba Vì) là hai nơi Sơn Tinh thường tới đánh cá và du ngoạn.

Bên cạnh đó, một loạt di tích gắn liền với các dấu ấn lịch sử cũng được người Hà Nội lưu giữ:

Đình không xà, làng bảy ba cái giếng.

TNHN III tr.133

Ngôi đình tọa lạc trên đường đê đi xuống bến Giá, vốn là niềm tự hào của làng Giá ở Yên Sở, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, có đến 50 cái cột cao, đường kính cột trên 80 cm, các cột đứng độc lập đỡ hai mái rộng trĩu nặng, không có một chiếc xà nối. Rất tiếc, trong trận càn ngày 3/3/1947, giặc đã đốt cháy 200 nóc nhà cùng ngôi đình có kiến trúc độc đáo này. Có số phận may mắn hơn là 73 giếng cổ, được xếp bởi các tảng đá lớn nhỏ vòng quanh, vừa chống sụt đất vừa có tác dụng dẫn mạch và lọc nước, giếng nào cũng tạo mực nước lớn, thường chỉ cách miệng giếng một mét và rất trong. Dù đã bị lấp gần hết nhưng vẫn còn 20 cái để chúng ta được chiêm ngưỡng.

Ngoài ra, theo TNHN I, ở Hà Nội còn có hai công trình nghệ thuật nổi tiếng dưới thời Lê Trung Hưng:

Phật đá Cầu Đông, tượng đồng Trấn Vũ.

TNHN II tr.173 Phật đá Cầu Đông, tượng đồng Trấn Võ.

TNHN III tr.165

Cầu Đông là chiếc cầu bắc qua sông Tô Lịch, ở khu vực ngã tư phố

Ngõ Gạch và phố Hàng Đường ngày nay. Tượng Phật được đặt trên chiếc bệ ở đầu cầu và làm bằng đá trắng, cao hai thước, ngồi xếp bằng tròn, bụng để hở rốn, miệng tủm tỉm cười nên cũng gọi là Tiếu Phật. Đoạn sông này đã bị lấp, cầu cũ

90

không còn. Tượng Phật bị mất vào đầu thời kì Pháp thuộc. Tượng đồng Trấn Võ, cũng gọi là Trấn Vũ, hiện vẫn còn ở đền Quán Thánh, nặng bốn tấn, được đúc vào cuối thế kỉ XVII.

Trong tục ngữ của Thăng Long – Hà Nội, không ít các địa danh gắn liền với các dấu tích thành trì, lăng tẩm. Mỗi địa danh đều có một ý nghĩa lịch sử nhất định mà cho đến nay, những giá trị ấy vẫn còn trường tồn và đã được ghi dấu trong ca dao, tục ngữ:

Thứ nhất Cổ Bi, thứ hai Cổ Loa, thứ ba Hà Nội.

TNHN III tr.179 Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp.

TNHN II tr.169 TNHN III tr.179 Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Sùng Nghiêm.

TNHN II tr.169 TNHN III tr.179 Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Thất Diệu.

TNHN III tr.179 Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Vườn Hồng.

TNHN III tr.180 Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Thăng Long.

TNHN III tr.180 Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Thăng Long, thứ ba Sùng Nghiêm.

TNHN III tr.180

Dân tộc nào cũng có lịch sử của mình. Địa danh lịch sử của mỗi dân tộc chỉ là nơi đã xảy ra những biến cố quan trọng liên quan đến sự tồn vong của cả dân tộc đó. Những Ải Nam Quan, Ải Chi Lăng, sông Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi … là những cái tên đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt từ tuổi ấu thơ gắn liền với các anh hùng lịch sử lẫy lừng. Chẳng hạn:

Thượng Ải Quan, hạ Bồ Đề.

91

Vũ Thành là một nhân vật truyền thuyết, quê ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, có công đánh giặc Nguyên Mông, được thờ từ ải Nam Quan (Lạng Sơn) đến Bồ Đề (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhiều di tích ở Hà Nội cũng có những nét đổi thay:

Vắng ngắt như chùa Bà Đanh.

TNHN III tr.193

Chùa Bà Đanh là tên nôm của chùa Châu Lâm, được xây dựng vào thế kỉ XV ở làng Thụy Chương, Hà Nội. Vì để tránh húy miếu hiệu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương đổi thành Thụy Khuê. Sau khi người Pháp chiếm Hà Nội, lập trường trung học bảo hộ năm 1907 (nay là trường trung học Chu Văn An), chùa Bà Đanh phải dời về cuối làng, đổi tên là chùa Phúc Lâm. Theo tục truyền, bà Đanh là người phụ nữ có công xây dựng nên chùa này. Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nào. “Vắng như chùa Bà Đanh” là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con người.

Theo TNHN I, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng có ngôi chùa tên là chùa Bà Đanh. Ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng có chùa Bà Đanh. Tương truyền đây là một trong 72 ngôi chùa do Nguyên Phi Ỷ Lan xây dựng.

Có thể nói, những di tích lịch sử – văn hoá là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho ta những thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc. Ngày nay có nhiều di tích đã và đang được phát huy theo đúng nghĩa của nó. Nhưng cũng có nhiều di tích bị bỏ quên, hoặc đang bị xuống cấp, hoặc đang bị lấn chiếm với các mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta và những thế hệ tương lai cần phải chung tay, chung sức gìn giữ và bảo vệ thật tốt những tài sản vô giá mà cha ông ta đã để lại qua nhiều thế kỷ, đồng thời cũng phải khai thác triệt để những thông tin trên nhiều lĩnh vực còn được lưu giữ ở các di tích này nhằm phục vụ cho cuộc sống của nhân dân hôm nay, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới.

92

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Trong chương 4, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích nét văn hóa truyền thống của người Thăng Long – Hà Nội trên các phương diện về kinh nghiệm dân gian và tôn vinh các di tích lịch sử mà con người nơi đây đã dày công xây dựng. Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã tiêu biểu ở Việt Nam, các ngành nghề thủ công Thăng Long – Hà Nội được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Theo thời gian, các nghề thủ công được truyền ra, lan rộng ra, phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu như: làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng ...

Với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, Thăng Long – Hà Nội đã xây dựng được không ít những di tích có ý nghĩa lưu danh muôn đời. Giá trị của các di tích này càng được đề cao khi được phản ánh một cách sâu sắc trong ca dao, tục ngữ mà chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu.

Bên cạnh đó, mẫu hình những con người anh hùng của dân tộc cũng được ghi nhận, tôn vinh trong hệ thống các câu tục ngữ mà chúng tôi đã thống kê ở chương 4 này.

93

KẾT LUẬN

Hà Nội – trái tim của cả nước, tự hào là thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ linh khí của đất trời Việt Nam, nơi địa linh nhân kiệt. Chính trên mảnh đất thiêng liêng này, những người con kiệt xuất của đất Việt đã tạo dựng, gìn giữ và tích luỹ một kho tàng đồ sộ những giá trị văn hoá tinh hoa nhất, đặc sắc nhất của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội vẫn mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác.

1. Những di sản mà nhiều thế hệ đất kinh kỳ để lại vô cùng đa dạng, phong phú, phản ánh một cách chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất "hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng". Trước hết phải kể đến hàng chục ngàn di tích văn hoá lịch sử quý giá gắn liền với những hoạt động sáng tạo và nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân Hà thành. Những nếp chùa, ngôi đình, đền thờ … trong khắp đất kinh thành đã phản ánh một đời sống tâm linh đa dạng, phong phú và đặc sắc. Bên cạnh đó, gắn liền với những danh lam thắng cảnh trong đất Hà thành này là một hệ thống các lễ hội dân gian đặc sắc mà nền tảng là các lễ hội nông nghiệp. Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đờí sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội. Thông qua lễ hội, mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau, thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, và đó còn là thời điểm hội tụ khả năng sáng tạo các thể loại văn nghệ, đưa lại niềm phấn khởi hào hứng cho mọi người. Trải qua thời gian, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các lễ hội này đã kết tinh vào đó những giá trị văn hoá cao đẹp khác, thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn, để trở thành

94

2. Trong kho tàng văn hoá phi vật thể Hà Nội, các giá trị về văn hoá ẩm thực

cũng chiếm một vị trí đáng kể. Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc định hình nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà Nội. Do đó, Hà Nội tự hào với những di sản văn hoá ẩm thực độc đáo có một không hai. Không nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam có những món ăn ngon, tinh tế mà lại giàu tính khoa học và thẩm mỹ như những món ăn Hà Thành. Bên cạnh đó, trong những đặc tính mang đậm sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét hoa tinh tế nhất. Đặc biệt nét văn hóa này được biểu hiện rất cô đọng và đậm nét trong hai loại hình nổi bật của văn hoá dân gian Việt Nam, đó là ca dao và tục ngữ.

Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, giữa các dòng họ, giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa …

3. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mảng tục ngữ

Thăng Long – Hà Nội đã phản ánh nhiều mặt của đời sống gia đình và xã hội: các mối quan hệ cha mẹ – con cái, anh – chị em, vợ – chồng, họ hàng tổ tiên, đến các mối quan hệ bên ngoài xã hội gắn liền với các phong tục tập quán của người dân thủ đô.

Môi trường văn hóa Thăng Long – Hà Nội với những điều kiện văn hóa lịch sử đặc biệt như vậy, chẳng những là nơi hội tụ nhân tài mà còn là nơi đào luyện nhân tài đông đảo nhất của cả nước. Phần lớn danh nhân của nước ta, dù là danh nhân lịch sử hay văn hóa đều trở thành người nổi tiếng có tầm cỡ quốc gia, khi đã sống và hoạt động ở Thăng Long. Điều đặc sắc là tính chất đa tài, đa nghệ, tính

chất tài hoa của các nhân tài. Do sống ở nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của bốn phương, các hình thái văn hóa mà con người tiếp xúc hàng ngày cũng phong phú và hoàn thiện hơn nơi khác. Vì thế nhân tài của Thăng Long bao giờ cũng đượm vẻ tài hoa, tinh tế và thường là những con người “Đa tài đa nghệ” mà hiếm thấy ở danh nhân các địa phương khác. Công nuôi dưỡng, nhào nặn của chiếc nôi văn hóa Thăng Long đối với các nhân tài văn hóa của dân tộc là đặc điểm

95

nổi bật, đặc sắc mà không một vùng văn hóa, địa phương nào có thể có được. Giao lưu và hội tụ, một đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, khiến cho văn hóa ở đây ở một chừng mực nhất định là đại diện được cho văn hóa Việt Nam nói chung. Khi tiếp thu tinh hoa của bốn phương, văn hóa thủ đô làm cho tinh hoa của từng địa phương hòa nhập với tinh hoa của các địa phương khác theo mô thức văn hóa đã hình thành từ lâu đời ở vùng văn hóa cổ này.

Như vậy Thăng Long – Hà Nội là cái lò chung đúc nhân tài, chung đúc giá trị văn hóa từ những con người và những thành tựu văn hóa của bốn phương hội tụ lại. Không thể kể hết những sản phẩm tinh thần và giá trị bất hủ đã được sáng tạo, hoặc được thu thập và hội tụ ở Thăng long suốt cả ngàn năm lịch sử. Gắn liền với những giá trị tinh thần ấy là sự xuất hiện những gương mặt rực rỡ của trí tuệ và tài năng sáng tạo những con người sinh trưởng ở Thăng Long hoặc gắn bó với Thăng Long đã góp phần cùng với toàn dân tạo nên những nét độc đáo của văn hiến Thăng Long và từ đó tỏa sáng đi mọi miền đất nước.

Có thể nói, tục ngữ vốn là những câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc nhưng

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)