Phê phán thói hƣ tật xấu trong xã hội

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 70)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

3.6. Phê phán thói hƣ tật xấu trong xã hội

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam, những phẩm chất cao đẹp nhất đã được phát lộ, trở thành truyền thống, thành vốn liếng quý báu của dân tộc. Đó là tinh thần độc lập tự cường, lòng yêu nước tha thiết, sự thông minh, cần cù, lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân”. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, những phẩm chất này vẫn được phát huy, gìn giữ. Nhiều nét đẹp truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ và trở thành di sản văn hóa từ ngàn đời. Tuy vậy, trong cuộc sống hàng ngày, vẫn còn những điều “chướng tai gai mắt” đang diễn ra. Là một vùng văn hóa tiêu biểu của cả nước, tục ngữ Hà Nội không chỉ phản ánh nét đẹp truyền thống của con người mà quan trọng hơn, còn dành một vị trí đáng kể để nhắc nhở những gì chưa tốt trong một bộ phận dân cư, phê phán thói hư tật xấu còn tồn tại trong xã hội.

71

Một dân tộc hay cộng đồng người chỉ có thể tiến bộ khi biết phê phán và tự phê phán. Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến ở đây sự đua đòi khi đề cập tới những thói hư tật xấu trong xã hội:

Cá nhảy, ốc cũng nhảy.

TNHN III tr.113

Trong suốt hàng nghìn năm, phụ nữ Việt Nam vẫn giữ gìn được nét đẹp rất riêng. Xã hội càng ngày phát triển, con người càng văn minh nhưng những đức tính truyền thống của người phụ nữ vẫn nguyên giá trị, họ vẫn luôn giữ được phẩm chất công – dung – ngôn – hạnh. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ phụ nữ trong xã hội lại chưa làm tròn bổn phận của mình, chỉ giỏi ăn quà chứ chẳng ngó ngàng gì tới công việc nhà cửa.

Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ.

TNHN III tr.135

Giả dối, điêu ngoa, lường gạt, gian lận, lừa lọc, bịp bợm, xảo trá, những từ ngữ đó đã miêu tả đầy đủ mọi cung bậc của một căn bệnh vốn có sức lây lan rất nhanh và hàng ngày trình ra muôn vàn bộ mặt kỳ lạ trong cuộc sống quanh ta.

Đời sống khó khăn xui khiến người ta làm liều, bất chấp lương tri và những luật lệ thông thường.

Gần ba mươi tết thằng chết cãi thằng khiêng.

TNHN III tr.137 Thằng chết cãi thằng khiêng.

TNHN III tr.174

Theo TNHN I, câu tục ngữ này nói về một mánh khóe làm tiền của bọn

lưu manh ở kinh thành Thăng Long ngày xưa. Cứ gần tết, chúng thường cho một tên giả vờ chết đường rồi đặt vào cáng khiêng tới chỗ buôn bán sầm uất, trước những cửa hàng để xin tiền. Những bà chủ vì mê tín và muốn cho chúng đi nhanh để khách vào mua hàng nên đành phải cho tiền ngay. Đến chiều, khi chia nhau tiền, bọn này thường hay cãi nhau vì đứa nằm giả chết nghi ngờ bọn khiêng cáng gian lận, bớt xén tiền thu được trong ngày. Hàm ý của câu tục ngữ này là phê phán

72

những kẻ ngoan cố, bảo thủ, không nắm chắc điều gì nhưng lại tranh cãi với người biết chắc chắn.

Trong giao tiếp hàng ngày, chúc tụng, ca ngợi, động viên cổ vũ, khen ngợi khiến cho nhau phấn khởi vui vẻ là chuyện thường tình. Thế nhưng nịnh hót, nịnh nọt để rồi trở thành kẻ nịnh bợ thì cũng không phải là chuyện hiếm. Các kiểu nịnh xưa nay rất đa dạng, nhưng đều có chung một bản sắc, đó là tự hạ mình để ca tụng, khen ngợi bề trên một cách quá mức nhằm tranh thủ cảm tình, cầu lợi cho bản thân.

Mẹ hát con khen hay.

TNHN III tr.151

Bên cạnh đó, nói đến tính cộng đồng là nói đến sự hợp tác, tinh thần đoàn kết vì mục đích chung. Điều này không có gì mâu thuẫn với những khẳng định rằng dân ta có tinh thần đồng tâm hiệp lực, anh dũng trong cuộc chiến chống thiên tai hay chống giặc ngoại xâm. Tại những thời điểm, những tình huống mà cả cộng đồng phải đối mặt với sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết thì người Việt chúng ta thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng chung một mục tiêu, sẵn sàng hy sinh cho nhau và vì nhau. Nhưng, khi đã an bình thì mỗi người lại chui vào cái “tổ kén” nhà mình với thói quen chỉ chăm lo cho nồi cơm manh áo của riêng mình như một lẽ thường tình phải vậy. Đây là một biểu hiện vô cùng thất vọng và rất đáng lo ngại của người dân, đặc biệt trong kinh doanh buôn bán, đó là sẵn sàng bán rẻ lương tri của mình, chỉ cần mình có lợi:

Một con sâu bỏ rầu nồi canh.

TNHN III tr.153

Cũng như trong cuộc sống, đôi khi chỉ vì tham những lợi lộc nhỏ mọn trước mắt mà người ta bỏ qua những nguồn lợi lâu dài, to lớn hơn.

Tham một bát, bỏ một mâm.

TNHN III tr.173

Xã hội dần phát triển. Không ít những người muốn vươn lên để khẳng định mình, tạo lập cho mình một chỗ đứng vững chắc. Tuy nhiên cũng có những kẻ

73

không biết tự lượng sức mình, mong muốn những điều vượt quá khả năng để rồi phải chịu hậu quả khôn lường.

Trèo cao ngã đau.

TNHN III tr.189

Và đôi khi, dân ta cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, hám lợi, ngu dốt, ưa nịnh ... Một dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có đức tính xấu – là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Vì vậy, mỗi người dân Thăng Long – Hà Nội luôn phải nhìn lại bản thân xem cái tốt thì giữ gìn, phát huy, cái gì xấu thì khắc phục, qua đó tự hoàn thiện nhân cách của chính mình.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu ở chương 3, chúng tôi đúc rút ra một số vấn đề chủ yếu như sau:

Văn hoá giao tiếp phụ thuộc, đồng thời cũng phản ánh và thậm chí tác động trở lại với rất nhiều điều kiện và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, tự nhiên cũng như từng cá nhân. Do đó mới có văn hoá vùng, miền, địa phương, cá nhân, cũng như có văn hoá nông thôn, đô thị, có văn hoá quý tộc và bình dân ... Dù chỉ là một khía cạnh của văn hoá nói chung song văn hoá giao tiếp cũng là cả một lĩnh vực tổ hợp của nhiều yếu tố: ăn, mặc, nói năng, ứng xử ...

Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội thể hiện văn hóa ứng xử trong xã hội là cả một mảng tri thức phong phú, đa dạng về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống người dân nơi đây.

Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội với phương thức phản ánh về nhiều hình thức sinh hoạt xã hội đã tác động sâu sắc tới đời sống vật chất và tinh thần của người Hà Nội xưa và nay, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp tư tưởng, giữ gìn và phát huy truyền thống “có lịch, có lề” của người Tràng An trong mối quan hệ với các vùng miền và bạn bè trên thế giới.

74

CHƢƠNG 4

TỤC NGỮ TIỂU VÙNG THĂNG LONG – HÀ NỘI PHẢN ÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA KINH NGHIỆM DÂN GIAN,

TÔN VINH CON NGƢỜI VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ

Thế ứng xử, trước hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng người, đã trở thành quan niệm sống, lý giải cuộc sống, mặt khác, cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cả một cộng đồng người. Thế ứng xử, do đó, quy định các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên.

Khảo sát trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội” của Ths.

Nguyễn Thúy Loan và cuốn “Thăng Long – Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ” của

tác giả Giang Quân, chúng tôi thống kê được 161 câu tục ngữ lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng qua kinh nghiệm dân gian, tôn vinh

con người và các di tích lịch sử.

4.1. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng xử của con

ngƣời qua các kinh nghiệm dân gian

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)