Mối quan hệ vợ – chồng

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 40)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

2.1.2. Mối quan hệ vợ – chồng

Quan hệ hôn nhân trong xã hội truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống", và phải môn đăng hộ đối, có đẳng

cấp gần nhau, thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng. Gia đình truyền thống Hà Nội rất coi trọng và khắt khe trong việc gìn giữ nề nếp gia phong.

41

Mọi thành viên mặc nhiên phải tuân thủ theo những quy tắc chung. Trước đây, dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ luôn phải khuôn mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng: “chồng chúa vợ tôi” hay “phu vi thê cương”,

“phu xướng phụ tùy”, và người phụ nữ mặc nhiên chấp nhận. Trong thời kỳ

hội nhập, với sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa của phương Tây, đặc biệt tinh thần dân chủ, bình đẳng trong gia đình người Việt nói chung và gia đình người Hà Nội nói riêng đã có một luồng gió mới mát lành. Người phụ nữ đã được đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn, mối quan hệ giữa người vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Vợ và chồng thực sự là những người bạn đời, có thể cùng nhau cảm thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp mái ấm gia đình. Trong đó, bổn phận và trách nhiệm của vợ và chồng được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đối với quan hệ vợ chồng, sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người:

Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

Hôn nhân được xem là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời một con người. Nó đánh dấu sự gắn kết giữa hai con người khác giới cả về vật chất, tinh thần lẫn thể xác. Khái niệm hôn nhân được định nghĩa rất khác nhau. Với những người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa: Hôn nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người khác giới với nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nòi giống. Còn những người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lại cho rằng: Hôn nhân trước hết là một quy chế xã hội và sau đó mới là một hiện tượng sinh học, hiện tượng tự nhiên. Đây là một sự thật đã tồn tại suốt mấy ngàn năm ở tất cả các nước trên thế giới. Từ sự định nghĩa trên ta thấy rằng, sự liên kết giữa nam và nữ để thành vợ thành chồng, thành gia đình là một nhu cầu xã hội, tiếp đến mới là nhu cầu sinh học. Hay nói một cách khác, hôn nhân không phải do trời cho mà nó xuất hiện và hình thành trong quá trình phát triển của loài người, và nó cũng biến đổi theo sự văn minh của con người. Và dù ở bất cứ

42

xã hội nào thì hôn nhân cũng là một mối quan hệ được xã hội thừa nhận giữa hai người khác giới.

Bản chất của quan hệ vợ chồng bao gồm tình yêu và nghĩa vụ. Như vậy, cái tự nhiên và cái xã hội luôn đan xen nhau, quan hệ biện chứng với nhau và không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, trong quan hệ vợ chồng, cả hai bên đều mong muốn được thể hiện tình yêu và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhau, điều đó thể hiện sự chung thuỷ. Sự thủy chung, gắn bó vợ chồng mà tục ngữ đúc kết thành quy luật được biểu hiện cả trên phương diện vật chất và tinh thần, cả ở góc độ tình cảm và trong hành xử. Vợ chồng khi đã lấy nhau không chỉ sống bằng tình, mà còn sống bằng nghĩa; sống với bổn phận làm chồng, làm vợ; với trách nhiệm làm bố, mẹ của các con và nghĩa vụ xây dựng mái ấm gia đình.

Về mặt đạo lý, tác giả dân gian đã nhìn ra sự tất yếu của mối gắn kết vợ chồng: đã là vợ chồng thì phải gắn bó. Chính sự gắn bó ấy làm cho cuộc sống được cân bằng và phát triển. Người Việt coi trọng sự hòa thuận, êm ấm. Người vợ thường đóng vai trò điều tiết quan hệ vợ chồng.

Cau non về hạt, gái đảm về chồng.

TNHN III tr.115

Theo quan niệm của người Á Đông thì người chồng (phu) là trụ cột của gia đình. Trong quan hệ vợ chồng thì người vợ đóng vai trò bị động nhiều hơn, là người phải chịu đựng, phải hi sinh. Bước vào hôn nhân là người phụ nữ phải dựa vào chồng, nhờ chồng mà có phúc. Đôi khi giá trị riêng của người phụ nữ không còn phụ thuộc vào bản thân họ nữa. Do đó, vợ phải luôn theo chồng:

Thuyền theo lái, gái theo chồng.

TNHN III tr.178

Đức hi sinh, tần tảo của người phụ nữ, người vợ trong gia đình âu cũng là tình yêu thương, sự tận tụy vì chồng vì con. Đó vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm, vừa là hạnh phúc.

Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con.

43

Mặc dù sống trong xã hội phụ quyền, nhưng người phụ nữ có một vị trí vô cùng quan trọng. Hình ảnh người phụ nữ luôn mang lại sự ấm áp, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Người đàn ông có thể năm thê bảy thiếp nhưng với người phụ nữ, khi đã có gia đình, họ trở thành những người vợ, người mẹ chỉ hết lòng vì chồng, vì con, trở thành sợi dây gắn kết gia đình, là bến đậu bình yên của cuộc sống.

Vắng trẻ quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp.

TNHN III tr.193

Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Hai người luôn phải hỗ trợ, sống vì nhau, vì con cái. Bởi lẽ, vợ chồng là hạt nhân xây dựng nên một gia đình hạnh phúc.

Trong mối quan hệ vợ chồng, nếu vợ tốt, người chồng được nhờ cậy, được tiếng tốt. Ngược lại, nếu chồng là người biết suy xét trước sau thì người vợ cũng được mát mày mát mặt:

Chồng khôn vợ được đi hài, vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông. TNHN III tr.120

Trong quan hệ vợ chồng của người dân xứ Kinh Kỳ, tình nghĩa ngày càng sâu đậm hơn theo năm tháng. Chính vì thế, tục ngữ đã khẳng định một tư tưởng nhất quán, tất yếu rằng: vợ chồng phải chăm sóc cho nhau, gắn bó với nhau đến khi răng long đầu bạc, khắc ghi ân tình trọn vẹn, cùng nhau vượt qua mọi sóng gió cuộc đời, cùng nhau làm nên nghiệp lớn.

Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.

TNHN III tr.125 Vợ chồng sống gửi thịt, chết gửi xương.

TNHN III tr.194

Tóm lại, phản ánh quan hệ vợ chồng ở vùng đất Kinh Kỳ, tục ngữ luôn đề cao tình cảm yêu thương, lòng chung thủy, sự gắn bó, chung lưng đấu cật, chia sẻ hạnh phúc, vui buồn, khó khăn, gian khổ, ghi nhận sự nhẫn nạn, hi sinh của họ, nhất là người phụ nữ, người vợ trong các gia đình người Việt thời phong kiến, qua đó

44

bộc lộ rõ quan niệm của người bình dân về một gia đình hạnh phúc. Gia đình chỉ tồn tại khi có sự góp sức xây dựng của người vợ, người chồng có phẩm chất tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)