Tôn vinh các nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 83)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

4.2.2. Tôn vinh các nhân vật lịch sử

Nhân vật đươc phản ánh, ghi tên lại trong tục ngữ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội phần lớn là danh nhân văn hóa lịch sử như: vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng … hay những nhân vật giỏi văn chương:

Thần Siêu, Thánh Quát.

TNHN III tr.174

Tương truyền, Nguyễn Văn Siêu quê ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì. Năm hai mươi sáu tuổi, ông lều chõng đi thi, đỗ Trạng nguyên nhưng không ra làm quan, ở nhà đọc sách và dạy trẻ. Ông kết thân với Cao Bá Quát, kém ông mười tuổi. Hai người thường đối đáp văn chương rất giỏi nên được gọi là Thần Siêu, Thánh Quát. Bên cạnh đó, hai nhân vật Ba Giai, Tú Xuất cũng được ghi dấu trong lịch sử:

Thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất.

84

Ba Giai là biệt danh của một danh sĩ Việt Nam nổi tiếng ở cuối thế kỷ 19, tên thật là Nguyễn Văn Giai, người làng Hồ Khẩu (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ). Ông được biết nhiều bởi tài làm thơ châm biếm mà đối tượng chính là các trọc phú, quan lại tham nhũng. Tú Xuất tên thật là Nguyễn Đình Xuất (người gốc làng Chuông, Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai). Ông là một người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ đó sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là đả kích những thói hư, tật xấu và những tiêu cực của người đương thời. Đều là những nhà nho bất đắc chí, thông minh, mưu mẹo nhưng tài năng bất sở dụng, cặp bài trùng Ba Giai – Tú Xuất dần được nhiều người biết đến qua lời đồn đại về những trò trêu ghẹo, những bài thơ châm biếm, chế giễu những nhân vật có tiếng tại Hà Nội. Từ đó, dân gian tưởng tượng thêm thắt vào cho tăng phần hấp dẫn. Ba Giai – Tú Xuất trở thành những giai thoại trong dân gian. Đến nỗi đương thời có câu:

Ai nói dối ai, ba mươi tết có Ba Giai vào nhà.

TNHN III tr.105

Bên cạnh đó, tục ngữ Hà Nội còn đề cao những anh hùng quả cảm trong một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc:

Ba làng kẻ Đám, tám làng kẻ He, không đánh nổi Quận Què ở núi

Thanh Tước.

TNHN III tr.106

Câu tục ngữ ca ngợi Quận Què tức Nguyễn Danh Phương, một thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, còn gọi là Quận Hẻo, chân đi tập tễnh, nhưng vũ dũng hơn người.

Không chỉ có vậy, tục ngữ Hà Nội còn lưu truyền nhiều câu ngợi ca cả một dòng họ mà vị thế và tầm ảnh hưởng của họ đối với lịch sử mãi được ghi nhớ. Chẳng hạn như câu:

Cờ họ Đỗ, giỗ họ Giang.

85

Sử sách ghi lại rằng, họ Đỗ Doãn và họ Giang ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Họ Đỗ có nhiều người giỏi cờ tướng. Họ Giang có nhiều người học giỏi, hiển đạt.

Hay như câu:

Họ Ngô một bồ tiến sĩ.

TNHN II tr.173 TNHN III tr.140

Một số sách nghiên cứu về ca dao tục ngữ Hà Nội đều cho rằng, câu tục ngữ này nói về dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (tục gọi là làng Tó), xã Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, có nhiều người đỗ tiến sĩ đồng triều như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm.

Sách Phương ngôn xứ Bắc lại cho rằng, làng Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có hai dòng họ Ngô đều đỗ đạt cao. Dòng họ Ngô Luân với các trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu, bảng nhãn Ngô Thầm. Dòng của Ngô Sách Thí với thám hoa Ngô Sách Tố và các tiến sĩ Ngô Sách Dụ, Ngô Sách Tuân …

Mở rộng tiêu chí đánh giá về nhân vật lịch sử, tục ngữ Thăng Long – Hà Nội còn đề cao những con người đã biết phát huy tài năng của mình trong hoàn cảnh “gặp thời gặp thế” để mang lại lợi ích cho bản thân và sự phồn vinh cho xã hội:

Thơ từ lão Húng, phú quý mụ Bồng, lịch sự cô Hồng, khôn ngoan chú Bưởi.

TNHN III tr.177

Câu tục ngữ trên nói về bốn nhân vật thời kì đầu thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, lập nền thống trị ở Bắc Bộ. Lão Húng chỉ Phạm Văn Toán, tức Thượng Toán, một quan lại cao cấp, thơ không hay nhưng hay làm thơ vào thích người ta khen. Mụ Bồng là vợ lẽ Hoàng Cao Khải, lợi dùng chồng làm quan to, xoay sở trở nên giàu có. Cô Hồng tức Trần Thị Lan, lấy Tây, vì khéo giao thiệp nên gây được một dinh cư đồ sộ. Chú Bưởi tức Bạch Thái Bưởi, do khôn ngoan mà trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.

Có thể nói, tục ngữ Thăng Long – Hà Nội đã có một cái nhìn sâu rộng, toàn diện đối với các nhân vật và dòng họ lịch sử của vùng đất ngàn năm văn hiến.

86

Qua đó góp phần làm cho chúng ta hiểu thêm về con người và giá trị của vùng đất đã nuôi dưỡng những tài năng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)