Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động, sản xuất

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 77)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

4.1.2.Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động, sản xuất

Có lao động là có kinh nghiệm lao động. Trước hết phải khẳng định rằng, tri thức tục ngữ phản ánh văn hóa nông nghiệp chủ yếu là phản ánh về công việc của nhà nông và lối ứng xử của con người trong xã hội nông nghiệp nông thôn.

Ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội, nhiều câu tục ngữ đã ghi lại những kinh nghiệm sản xuất, trong đó nghề nông, nghề trồng trọt, chăn nuôi còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Trong những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động thì chiếm đa số là những câu tục ngữ nói về trồng trọt, chủ yếu là nghề trồng lúa. Bởi lẽ, dân tộc ta phát triển đi lên từ nền văn minh lúa nước. Dấu ấn về văn hóa lúa nước trong tục ngữ người Việt nói chung và tục ngữ Hà Nội nói riêng rất đậm nét. Với đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ngoài việc đề cao nghề trồng lúa, người dân vùng Thăng Long – Hà Nội lại dành nhiều thời gian và công sức cho việc trồng dâu

78

và chăn tằm. Dù thời tiết còn nhiều khắc nghiệt và có những rủi ro cao, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân:

Tằm đói một bữa, người đói nửa năm.

TNHN III tr.172

Câu tục ngữ nêu lên vấn đề tằm bị đói một bữa thường cũng gây nên nhiều thiệt hại như là người bị đói nửa năm. Hay làm ruộng tuy tốn nhiều sức nhưng vẫn còn nhàn thân hơn là chăn tằm vì chăn tằm tuy mất ít sức hơn nhưng lại vất vả gấp bội:

Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.

TNHN III tr.144

Câu tục ngữ dùng để than phiền về nỗi khổ mà người dân nuôi tằm phải hứng chịu mỗi khi muốn thu về một lứa tằm ưng ý. Tuy vậy, điều đáng chú ý là người lao động Hà Nội thường có cái nhìn tươi tắn, khỏe khoắn, vượt lên trên những khó khăn, vất vả. Và cho dù có khi lá dâu rẻ đến mức một giỏ đầy chỉ bán được một đồng kẽm nhưng những người trồng dâu vẫn nhắc nhau:

Một đồng một giỏ, không bỏ nghề dâu.

TNHNIII tr.154

Và niềm tin ấy luôn được đền đáp xứng đáng:

Làm ruộng ba năm, chăn tằm ba lứa.

TNHN III tr.144

Người Hà Nội đặc biệt quan sát và chăm bẵm dâu rất tỉ mỉ, bởi theo kinh nghiệm dân gian, dâu hễ chăm hái thì lúc nào cũng xanh tươi và bắt mắt như các cô gái chăm tô điểm.

Dâu năng hái, gái năng tô.

TNHN III tr.129

Và dâu đang non là món ăn vừa miệng nhất của giống tằm. Lúc đó tằm sẽ cho năng suất cao nhất.

Dâu non ngon miệng tằm.

79

Hay khi tằm bắt đầu đỏ cổ hoặc muốn làm ổ thì cho ăn thêm nhiều lá dâu hơn để tằm sung sức (trước ngày làm kén).

Tằm đỏ cổ, vỗ dâu vào.

TNHN III tr.172 Tằm thấy ổ, vỗ dâu vào.

TNHN III tr.172

Có thể nói, trồng dâu chăm tằm là công việc đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân Hà Nội. Nó không chỉ phản ánh thời tiết vùng miền mà còn đề cao sự cần cù lao động. Bên cạnh đó, người dân Hà thành còn bộc lộ khả năng quan sát địa hình để rút ra những kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Chẳng hạn như trong câu tục ngữ:

Quậy ủ Chủ tươi, Quậy cười Chủ khóc.

TNHN II tr.175 TNHN III tr.165

Quậy là tên nôm của thôn Đại Vĩ, xã Liên Hà; Chủ là tên nôm của thôn Cổ Loa, xã Cổ Loa, đều thuộc huyện Đông Anh. Theo truyền thuyết, dân Quậy là dân cư trú đầu tiên ở Cổ Loa. Khi vua Thục Anh Dương Vương lấy đất xây thành, lập kinh đô thì dân này phải dời đến làng Quậy hiện nay. Câu này phản ánh mức cao thấp khác nhau của ruộng đất ở hai địa phương. Quậy ở cánh đồng trũng còn Chủ ở cánh đồng cao nên trước đây, những năm mưa nhiều, đồng Quậy cấy chiêm bị ngập hỏng nhưng đồng Chủ thu hoạch lại tốt. Ngược lại, những năm mưa ứ thì đồng Quậy có vừa đủ nước lại được mùa, còn đồng Chủ thì bị khô hạn, gặt hái kém sút.

Có thể nói, xuất phát từ một vùng canh tác lúa trọng điểm của cả nước cũng như vùng hoa màu trù phú, nhân dân Hà Nội đã có cả một kho tàng kinh nghiệm về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trồng cấy, từ đó khái quát thành những câu tục ngữ để truyền lại những kinh nghiệm, kĩ thuật quý báu trong lao động, sản xuất. Hiện nay, cho dù kĩ thuật

trồng trọt đã có rất nhiều thành tựu, song những câu tục ngữ trên vẫn còn giá trị thực tiễn.

80

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 77)