Giao tiếp của ngƣời Hà Nội

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 63)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

3.4. Giao tiếp của ngƣời Hà Nội

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, là đế đô lâu đời của nước Việt từ thời Lý Thái Tổ mộng thấy “Rồng bay lên”. Do đó, lời ăn tiếng nói, giao tiếp của người Hà Nội có nhiều cái văn minh, lịch sự hơn. Người Hà Nội với vốn từ giàu có, lại biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ, hợp cảnh, hợp tình, tạo nên một phong cách riêng không pha trộn, vừa hào hoa, nhã nhặn, vừa lịch lãm, nhún nhường.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, chẳng lịch cũng thể là người Tràng An.

TNHN III tr.116

Thăng Long – Hà Nội mang trong mình những đặc trưng riêng của nền văn hoá nông nghiệp. Vì vậy, đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của họ hiển nhiên là có thái độ trọng giao tiếp; lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử; trọng danh dự và đặc biệt quan tâm đến đối tượng giao tiếp. Từ ngàn xưa, người Thăng Long – Hà Nội đã có nếp sống “có lịch có lề”. Đó chính là truyền thống văn minh – văn hiến ngàn năm trong thế ứng xử của người Hà Nội.

Dĩ hòa vi quý.

TNHN III tr.129

Ăn có mời, làm có khiến.

64

Có thể nói, tục ngữ Thăng Long – Hà Nội đã thể hiện rõ một thế ứng xử đầy tính chất sách lược của người Việt nói chung. Qua những câu tục ngữ thể hiện vấn đề giao tiếp của người Hà Nội, ta thấy hai công cụ ứng dụng của con người là tiền của và lời nói. Nếu trong tổng thể, người Hà Nội lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lý chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống, họ sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lý thì tình được đặt cao hơn lý:

Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.

TNHN III tr.188

Vẫn biết rằng tiền của là quý, là quan trọng nhưng người Việt Nam còn biết rõ hơn rằng:

Giàu người hơn giàu của.

TNHN III tr.138 Một mặt người hơn mười mặt của.

TNHN III tr.154 Giàu nhân giàu ngãi hãy giữ cho giàu, khó tiền khó bạc mựa lo rằng khó.

TNHN III tr.138

Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước với bao thăng trầm và biến động, những phẩm chất tốt đẹp và giá trị tinh thần bền vững vẫn in đậm trong lối sống của người Thăng Long – Hà Nội.

Người dân ở khắp các vùng đất nước đưa nghề thủ công về Hà Nội, tạo thành 36 phố phường sầm uất. Do hoàn cảnh đô thị hội tụ bốn phương nên khách quan đòi hỏi người Hà Nội phải có đầu óc thực tế, thể hiện ở các mặt: Xem xét tính toán trong làm ăn để có lợi nhiều. Người Hà Nội xưa và nay có khả năng thích nghi rất nhanh, rất nhạy cảm, khá năng động và không ngại tiếp nhận những cái mới. Từ đó, tìm tòi, cải tiến, sáng tạo thành cái của mình. Điều này thể hiện trong các công trình kiến trúc, văn hóa, trong việc du nhập các luồng tư tưởng tôn giáo; tiếp xúc giao lưu với các nền văn hóa phương Bắc và phương Tây.

65

Bên cạnh đó, nói đến vẻ đẹp của người Hà Nội là nói đến nếp sống thanh lịch. Đó là sự tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao.

Có đi có lại mới toại lòng nhau.

TNHN III tr.122

Người Hà Nội luôn nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm. Ngoài xã hội, ai giúp mình một chút gì đều phải nhớ ơn:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.

TNHN III tr.105

Do tính cộng đồng, người dân tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Tính cộng đồng khiến cho người Hà Nội có đặc điểm là trọng danh dự:

Người chết, nết còn.

TNHN III tr.158

Người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ. Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng:

Ăn có nhai, nói có nghĩ.

Ngoài ra, người dân Hà thành sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp với mọi thành viên trong cộng đồng. Giao tiếp lịch sự, tỏ rõ sự hiếu khách là nét đặc trưng của người Kẻ Chợ:

Tiếng chào cao hơn mâm cỗ.

TNHN III tr.185

Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen.

TNHN III tr.128

Cô gái chốn phồn hoa thật ý tứ, dịu dàng thể hiện trong giao tiếp:

Dịu dàng con gái, nết na học trò.

66

Trong giao tiếp xã hội, người xưa vẫn xem thầy như mô ̣t tấm gương về đa ̣o lý cho con em noi theo . Thế nên, muốn trở thành thầy thì trước tiên mình phải biết tôn tro ̣ng thầy ho ̣c của mình . Sự tôn tro ̣ng này phải được biểu lô ̣ bằng những hình thức cụ thể:

Có thờ thầy mới được làm thầy.

TNHN III tr.123

Có thể nói, vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ có câu:

Học thầy chẳng tày học bạn.

TNHN III tr.141

Câu tục ngữ không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè. Tất nhiên câu tục ngữ trên chỉ đúng trên một phương diện, khía cạnh nhất định. Chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

Không những thế, môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ được học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

TNHN III tr.137

Cách ứng xử của người Hà Nội biểu hiện trước hết là tiếng nói. Tiếng nói của người Hà Nội nhẹ nhàng, êm ái, uyển chuyển và khá chuẩn xác. Trong giao tiếp, người Hà Nội sử dụng ngôn ngữ khá linh hoạt, khiến cho người nghe, nhất là

67

người ở các địa phương khác dễ cảm, dễ mến, dễ cuốn hút. Người Hà Nội rất có ý thức trong giao tiếp, chú trọng lời ăn tiếng nói theo một phong cách riêng mà ít địa phương nào trong cả nước có được.

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

TNHN III tr.140

Trong cuộc sống, người Hà Nội luôn tâm niệm giải quyết việc gì cũng phải mềm mại uyển chuyển, khéo léo mới có hiệu quả. Nếu cứng nhắc hoặc dùng biện pháp mạnh, thô bạo, trong nhiều trường hợp sẽ hỏng việc.

Lạt mềm buộc chặt hơn mây.

TNHN III tr.146

Quan niệm trong câu tục ngữ trên xuất phát từ nhu cầu về hòa bình, thân thiện, luôn muốn mọi việc được tốt đẹp. Trong làm lụng, người Hà Nội cần cù, chịu khó, coi trọng lao động và rất có ý thức trách nhiệm:

Hay làm đắp ấm vào thân.

TNHN III tr.140 Muốn ăn thì lăn vào bếp.

TNHN III tr.154

Hơn thế nữa, người Hà Nội rất coi trọng tính trung thực. Trung thực được xem như đức tính cơ bản không thể thiếu của một con người, là thước đo phẩm chất đạo đức của con người:

Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.

TNHN III tr.178

Có thể nói, những nét văn hoá Hà Nội cũng là những nét văn hoá đặc trưng nhất của văn hoá Việt Nam. Những người dân với lối sống giản dị, khiêm nhường, lối ứng xử, giao tiếp ân tình, mộc mạc, niềm nở chính là tiêu biểu của Hà Nội văn hiến ngàn năm.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)