7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thăng Long – Hà Nội
Tác phẩm văn học dân gian Thăng Long – Hà Nội là những tác phẩm được lưu truyền và sưu tầm trên địa giới hành chính Hà Nội và những vùng phụ cận.
Có thể chia tác phẩm văn học dân gian Hà Nội thành ba loại:
Loại thứ nhất gồm những tác phẩm mà dấu ấn Thăng Long – Hà Nội in sâu
trong đó như: tên đất, tên người, sự việc, sự kiện chỉ xảy ra trên đất Hà Nội. Dấu ấn đó còn là cách diễn đạt thành thục nét thanh lịch, hào hoa của người và cảnh nơi đây bằng thứ ngôn ngữ trong sáng. Chúng ta có thể nhắc đến các câu tục ngữ:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An”.
hay những lời ca dao:
Đồng xanh sông Nhị chảy dài
Mây quang non Tản chiếu ngời Thăng Long.
Loại thứ hai gồm những câu tục ngữ, những lời ca dao, những câu chuyện dân gian không có tên đất, tên người Hà Nội, mà có thể lúc ban đầu được ra đời ở các vùng, các tỉnh khác. Do sự giao lưu văn hóa, hội tụ dân cư và vị trí đặc biệt của mình (kinh đô, cố đô, tân đô), Hà Nội đã thu hút tinh hoa tục ngữ, ca dao, truyện dân gian cả nước. Những câu nào, lời nào khi đã phai mờ dấu ấn địa phương, trở thành tiêu biểu cho cả nước thì đều là tục ngữ, ca dao Hà Nội.
Loại thứ ba gồm những câu, những lời, những câu chuyện phản ánh nhiều
sự kiện, tổng kết nhiều nhân vật, hiện tượng xảy ra ở nhiều vùng, nhiều tỉnh. Sở dĩ có những câu, những lời này là do người dân Thăng Long – Hà Nội đã từ vị trí
26
trung tâm mà đón nhận các thông tin từ nhiều địa phương, từ đầu mối giao lưu văn hóa mà suy ngẫm, tiếp thu và sáng tạo.