Lễ hội tôn vinh các anh hùng lịch sử

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 51)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

3.1.1. Lễ hội tôn vinh các anh hùng lịch sử

Các lễ hội lịch sử được hình thành cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Lễ hội tôn vinh các anh hùng ở Hà Nội là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là sản phẩm tất yếu của đạo lý “uống nước

nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; là những tưởng niệm, ghi nhớ công ơn của

những anh hùng, những con người ưu tú của dân tộc, có công khai phá đất đai, lập ấp đánh giặc cứu dân. Bên cạnh đó là nhu cầu tâm linh của người Việt, đặt niềm tin vào sự bảo trợ của các anh hùng trong cuộc sống lao động, sản xuất và chiến đấu.

Nói đến lễ hội có truyền thống lâu đời và tiêu biểu nhất ở Thăng Long – Hà Nội, chúng ta không thể quên được hội Gióng – một lễ hội để lại dấu ấn đặc biệt trong tâm thức mỗi người dân nơi đây.

Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng. TNHN II tr.174 TNHN III tr.152

Được đặt ngang hàng với hai lễ hội lớn là hội Khám và hội Dâu ở Bắc Ninh, ngày mồng 9 tháng Tư Âm lịch hàng năm, người dân nội, ngoại thành Hà Nội và đồng bào các tỉnh lân cận nô nức kéo về làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm) để được tham dự một lễ hội quy mô lớn tôn vinh người anh hùng làng Gióng với tích đánh giặc Ân. Thánh Gióng – một trong “Tứ bất tử” là bản hùng ca thần thoại về sức mạnh vĩ đại của dân tộc trước giặc ngoại xâm.

Có lẽ trong tất cả các lễ hội dân gian ở nước ta, hội Gióng là lễ hội được ghi chép, miêu tả tỉ mỉ nhất cho đến ngày nay. Từ bao đời, tiếng tăm của hội Gióng đã nổi khắp cả một vùng xứ Bắc:

Tục truyền mồng tám tháng tư, không xem hội Gióng cũng hư một đời.

52

Thứ nhất là hội Gióng, Dâu, thứ nhì Vó, Bưởi không đâu vui bằng.

TNHN III tr.181

Nhất khoa thi, nhì hội Gióng.

TNHN III tr.159

Xét cả quy mô lẫn tầm vóc của ngày hội, phải nói hội Gióng là một lễ hội rất lớn với sự tham gia của nhiều người ở mọi giới, mọi lứa tuổi.

Cùng với truyền thuyết Thánh Gióng, từ thuở hồng hoang của lịch sử dân tộc, truyền thuyết về Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng mà người dân Việt vẫn tự hào là “con Rồng cháu Tiên” vẫn luôn được nhân dân nước Nam ghi nhớ, đặc biệt là nhân dân Hà Nội. Điều này đã được thể hiện trong những lễ hội tưởng nhớ về Lạc Long Quân – Âu Cơ, tiêu biểu nhất là hội xuân Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Đây là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam gắn liền với Lễ Quốc tổ Lạc Long Quân. Qua đó ghi nhớ công ơn của người đã khai sinh ra đất Việt:

Hội Bình Đà pháo già pháo non.

TNHN III tr.142

Người Hà Nội không chỉ tự hào về nguồn gốc Rồng – Tiên của mình, chúng ta còn tự hào là kinh đô của đất nước Âu Lạc thời An Dương Vương. Để tưởng nhớ sự kiện và nhân vật lịch sử An Dương Vương xây thành Cổ Loa, dựng nước Âu Lạc, hàng năm, nhân dân Cổ Loa tổ chức lễ hội vào ngày mồng 6 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội Cổ Loa đã trở thành một trong những lễ hội nổi tiếng của Hà Nội được tục ngữ vùng này ghi nhớ:

Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng Giêng.

TNHN III tr.110 Chết bỏ con bỏ cháu, sống không bỏ mồng sáu tháng Giêng.

TNHN II tr.174

Có thể nói, lễ hội tôn vinh các anh hùng lịch sử là tấm gương phản chiếu các nhân vật cùng các sự kiện lịch sử lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

53

Là một quốc gia có truyền thống lịch sử lâu đời, nhân dân ta luôn thể hiện sự ngợi ca và lòng biết ơn các anh hùng đã khai sáng lịch sử văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)