Tôn vinh các làng nghề Hà Nội

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 80)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

4.2.1.Tôn vinh các làng nghề Hà Nội

Làng nghề, phố nghề truyền thống Hà Nội có vai trò rất quan trọng đối với sự ra đời, phát triển của Thăng Long – Hà Nội xưa và nay, góp phần phản ánh lịch sử, kinh tế, văn hóa … quan trọng của dân tộc. Thăng Long – Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nhất của cả nước. Nhiều làng nghề của Thăng Long – Hà Nội có điều kiện thuận lợi về tự nhiên và xã hội, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của quý tộc và bình dân. Là thành phố sông, hồ, thành phố chợ, nơi đây khá lý tưởng cho việc sản xuất, giao thương và định cư của những người thợ thủ công nhiều nơi trong nước hội tụ, đặc biệt là các vùng quê thuộc tứ trấn quanh kinh thành. Xung quanh Thăng Long – Đông Kinh – Kẻ Chợ mọc dần lên các làng nghề như gốm Bát Tràng, vàng Kiêu Kỵ, nghề giấy vùng Bưởi, làng hoa Ngọc Hà … Làng nghề trồng trọt, làng nghề thủ công cứ thế mà nổi danh cùng năm tháng.

Bát Tràng là một làng gốm cổ truyền nổi tiếng bậc nhất của Việt Nam. Với đôi tay khéo léo, nhạy cảm và tài năng, người thợ Bát Tràng đã thổi sức sống vào những khối đất vô tri vô giác và biến chúng thành gốm.

Gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng kẻ Sặt, sắt Nga Hoàng.

TNHN II tr.173 TNHN III tr.139

Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng

Ngũ Xã.

TNHN II tr.173 TNHN III tr.148

Cùng với Bát Tràng, Định Công nay thuộc huyện Thanh Trì có nghề kim hoàn nổi tiếng từ xa xưa.

Vàng Định Công, đồng kẻ Sặt, sắt Nga Hoàng.

TNHN III tr.192

Bòn như Định Công bòn vàng.

TNHN II tr.173 TNHN II I tr.111

Bên cạnh đó, làng Ngũ Xã nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía Tây kinh thành Thăng Long, nay thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội nổi tiếng với nghề đúc

81

đồng. Tương truyền khoảng thế kỉ XVII – XVIII, một số thợ đúc đồng ở huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) và huyện Văn Lâm (Hưng Yên) được triều đình tập trung về kinh thành Thăng Long để lập xưởng đúc tiền và đồ thờ. Trình độ đúc đồng của thợ Ngũ Xã đạt đến đỉnh cao. Ngoài sự thông minh sáng tạo, cái nhìn chuẩn xác, bàn tay khéo léo, người thợ thủ công còn có bí quyết nghề nghiệp và kinh nghiệm lâu đời. Sản phẩm đồng Ngũ Xã nổi tiếng khắp nơi, trong đó nổi bật là pho tượng Phật Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã; tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Trấn Vũ; chuông chùa Một Cột …

Nếu như Bát Tràng nổi tiếng với nghề gốm sứ thì Kiêu Kị được trong và ngoài nước biết đến bởi nghề dát vàng, dát bạc:

Con giai Bát Tràng, thành hoàng Kiêu Kị.

TNHN III tr.123

Chạy dọc theo bờ sông Hồng và bao quanh Hồ Tây xưa là một vùng đất bãi màu mỡ, trù phú, thích hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm. Suốt thời kì phong kiến, nghề dệt ở vùng Hồ Tây đã chuyên cung cấp, phục vụ việc ăn mặc của triều đình và dân chúng kinh thành. Nghề dệt ở vùng Bưởi nói riêng và Thăng Long nói chung phát triển thịnh đạt nhất vào thế kỉ XVI – XVII. Sản phẩm của làng Bưởi cũng đã đi vào tục ngữ của người Thăng Long:

Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa là Xốm.

TNHN II tr.172

Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã.

TNHN III tr.148

Thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời Pháp thuộc, dân Tây Hồ chuyển sang nghề se chỉ, nhuộm chỉ đi bán. Họ thường dùng bị cói để đeo hàng và thường do người phụ nữ hành nghề. Con gái làng Tây Hồ xưa thường đi bán hàng xén. Do đó, tục ngữ có câu :

Ba tiền bỏ bị là chị Tây Hồ.

82

Đến đầu thế kỉ XX, cùng với sự xâm nhập của các hàng vải, tơ, lụa dệt bằng máy, nghề dệt thủ công và dệt lĩnh nói riêng mai một dần. The La, lĩnh Bưởi nổi tiếng ở Thăng Long xưa giờ chỉ còn lưu mãi trong ca dao tục ngữ, trong lịch sử các nghề thủ công ở nước ta.

Nhiều nghề thủ công khác gắn liền với việc chế biến các loại nguyên liệu dễ kiếm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như nghề làm mây tre đan, mũ nón, quạt … cũng được phát triển nhiều ở Thăng Long – Hà Nội và ghi dấu trong tục ngữ:

Đá phủ Quốc như gấm như hoa, quạt Đại Đồng vừa bền vừa rẻ.

TNHN III tr.131

Hồng xiêm làng Giàn, mũ nan làng Vẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TNHN II tr.170

Nếu như vòng kinh thành phía Bắc Hồ Tây phát triển nhiều làng thủ công gắn với sông Tô thì ở phía Tây và phía Nam sông Kim Ngưu xuất hiện những cư dân nông nghiệp. Về sau trở thành các làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Liễu Giai, Đại Yên … Dân làm nông nghiệp ở đây có phần trồng lúa nhưng cũng có phần trồng các loại cây đặc sản khác để đáp ứng nhu cầu của thị trường kinh thành. Từ đó hình thành các làng nghề chuyên trồng hoa, trồng cây thuốc, rau, gia vị …

Đất Ngọc Hà, hoa Hữu Tiệp.

TNHN II tr.169 TNHN III tr.133 Tương Nhật Tảo, đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế.

TNHN II tr.170 TNHN III tr.191

Ngành thủ công nghiệp của nước ta vẫn luôn phát triển theo sự phát triển của dân số và nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Một số làng nghề, phố nghề mới xuất hiện phục vụ nhu cầu thành thị như làm mũ, làm da giầy, làm các hàng sắt tây, rèn những dụng cụ mới …

Chiêng Bương, trống Cấn, mõ Đông La, tù và Dương Cốc. TNHN III tr.117 Nhất chuông kẻ Khổng, nhất trống chợ Mơ.

83

Trống Chè, mõ Then, kèn Táo, cháo Dương, tương Sủi, củi Đàng,

vàng Keo, bèo Trỗ.

TNHN II tr.174 TNHN III tr.189

Bên cạnh đó, nghề giấy ở Thăng Long – Hà Nội cũng là một nghề phát triển từ xa xưa. Đây là một ngành thủ công lớn, bao gồm hai khu vực: một khu vực ở phường Thượng Yên Quyết, nay là làng An Hòa; và một khu vực thuộc các làng ở phía Nam hồ Tây là Nghĩa Đô, Yên Thái, Đông Xã, Hồ Khẩu:

Mực Cầu Cậy, giấy làng Hồ.

TNHN II tr.172 TNHN III tr.156

Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nghề làm giấy nên hồi đầu thế kỉ XVIII, ở nước ta đã có thể xuất bản được nhiều sách bằng giấy nội hóa.

Có thể nói, Hà Nội ngày nay là thành quả lịch sử của truyền thống nghìn xưa văn hiến và truyền thống cách mạng kiên cường, là trung tâm kinh tế lớn nhất và tiêu biểu của dân tộc. Với bề dày truyền thống và tài năng sáng tạo phong phú, những làng nghề thủ công ở đây cũng đã góp phần không nhỏ làm cho Thăng Long – Hà Nội đẹp hơn, đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 80)