Trang phục của ngƣời Hà Nội

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 61)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

3.3.Trang phục của ngƣời Hà Nội

Người Hà Nội được đánh giá là thanh lịch nhất ở trang phục. Họ luôn giữ được vẻ trang nhã, hài hòa, giản dị và ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình. Tục ngữ Hà Nội có câu “Ăn Bắc, mặc Kinh”. “Kinh” ở đây là kinh đô

Thăng Long, còn “Bắc” là xứ Kinh Bắc xưa (gồm thành Cổ Loa – thời An Dương Vương và Bắc Ninh – quê hương nhà Lý).

Y phục của người dân Thăng Long – Hà Nội không phải là cái gì nhất thành bất biến mà trải qua thời gian đã có sự thay đổi, thậm chí có cả những cuộc cải cách, những chủ trương, sắc lệnh của chính quyền can thiệp.

Không chỉ sành ăn, người Hà Nội còn biết mặc, biết làm đẹp mình, biết tôn trọng người khác bằng y phục dân tộc được khâu cắt bằng lĩnh làng Sài, nhiễu làng Giấy, bằng những vải vóc lụa là nổi tiếng khác:

Lĩnh Sài, nhiễu Giấy.

TNHN II tr.172 TNHN III tr.148

Người Hà Nội rất chú ý đến cách ăn mặc. Khâu đầu tiên là chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo ưa chuộng lúc đó là the, mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm, thường là the làng La Cả:

The La, lĩnh Bưởi, cấp Mỗ, chồi Phùng.

TNHN III tr.175

Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi, sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô:

Lĩnh Bưởi, lụa Nga, là Sốm.

62

Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa là Xốm.

TNHN II tr.172

Lĩnh Bưởi, mặt hàng dệt độc đáo ở kinh thành Thăng Long xưa và duy ở Việt Nam mới có. Nghề dệt lĩnh ở nước ta có tuổi khoảng 10 thế kỷ. Bây giờ, tuy không ai dệt nữa, nhưng lĩnh Bưởi còn lưu mãi trong ca dao, tục ngữ, trong lịch sử ngành nghề thủ công ở Việt Nam. Tương truyền đầu xuân năm 1011, sau khi định đô ở Thăng Long, Lý Thái Tổ đi thuyền trên sông Tô đến bến sông gần chợ Bưởi ngày nay, thấy có căng một tấm lĩnh dệt hình con rồng uốn khúc. Người dừng lại hỏi mới biết dân xóm Dâu và xóm Bãi đã dệt tấm lĩnh này để đón mừng nhà vua. Qua đó có thể thấy, nghề dệt lĩnh đã có từ rất lâu, muộn nhất cũng là thế kỷ 11. Về tổ nghề lĩnh Bưởi có rất nhiều truyền thuyết khác nhau. Có chuyện nói rằng cuối thời Bắc thuộc, họ Thái ở phương Bắc sang nước ta làm ăn đã đem nghề dệt lĩnh truyền dạy cho dân. Lại có thuyết khác cho rằng lĩnh Bưởi từ lâu đã nổi tiếng ở kinh đô Thăng Long và khắp cả nước là nhờ công ơn tổ nghề Phạm Thị Ngọc Đô. Tương truyền vào thời Hậu Lê, nhà vua đi đánh dẹp ở phương Nam toàn thắng trở về. Trong số người về theo có một cô gái xinh đẹp là Phạm Thị Ngọc Đô. Nàng được nhà vua yêu quý không chỉ vì vẻ đẹp sắc nước hương trời mà còn vì tài canh cửi có một không hai. Bà đã chiêu tập dân những làng xung quanh cùng với các nữ tỳ của mình để dạy cho họ nghề dệt lĩnh. Ít lâu sau bà mất, nhớ ơn bà, nhân dân lập miếu thờ gọi là Miếu Bà Chúa dệt lĩnh. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức tế lễ để tưởng nhớ công lao của bà.

Ngoài các chất liệu trên, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu.... đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sản xuất.

Thị dân các phố nghề, buôn bán, lao động thì ưa quần áo màu thâm, trắng và nâu. Quần áo nuộm bằng củ nâu vừa bền màu vừa bền sợi. Phường Đồng Lầm có nghề nhuộm vải nâu nổi tiếng:

The La Cả, vải Đồng Lầm.

63

Thiếu nữ mới lớn thích nhuộm màu nâu non để tôn thêm vẻ đẹp của nước da trắng ngần. Các ông bà thì thích nhuộm màu tiết dê. Do vậy, phường Hàng Đào lại có nghề nhuộm điều.

Có thể thấy rằng, người Hà Nội có văn hóa mặc rất đặc trưng. Họ mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt. Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kỳ mở cửa. Mỗi thời kỳ lại có những trang phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo "mẫu số chung": đó là sự thanh lịch.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long (Trang 61)