Nhìn chung gia đoạn 2008 -2011, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP nhanh và ổn định. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong giai đoạn
080% 088% 088% 087% 070% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012
này không thực chất; lợi nhuận ngành ngân hàng có khả năng sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới. Cơ cấu thu nhập của hệ thống NHTMCP chỉ ra, lãi của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Thế nhưng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng âm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Đó là chưa kể, nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng, đủ và/hoặc tuân thủ thông lệ quốc tế, đồng thời hạch toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, thì hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam còn thấp hơn nữa.
Bảng 2.4: Diễn biến Lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu Năm
Tổng lợi nhuận sau
thuế(tỷ đồng) % thay đổi
2008 9.155 -
2009 14.145 54%
2010 19.256 36%
2011 23.323 21%
2012 14.754 -37%
Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP
Thật vậy, năm 2012 lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng đ giảm gần 40%, NHNN cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Riêng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP giảm 37% xuống còn 14.754 tỷ đồng so với năm 2011 (23.323 tỷ đồng). Nguyên nhân lợi nhuận giảm đáng kể chủ yếu do chi phí rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động tăng.
Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, một số ngân hàng lỗ nặng như NHTMCP Á Châu, Sài Gòn – Hà Nội. Còn theo nguồn tin từ Thanh tra NHNN, một số ngân hàng báo l i, nhưng sau khi thanh tra lại thành lỗ, âm vốn điều lệ như NHTMCP Nam Việt, Tiên Phong, Dầu khí Toàn cầu, Phương Tây, Đại Tín.
Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP
Hình 2.2: Tỷ lệ dự phòng trên tổng dƣ nợ cho vay của các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2012