1.3.1 Phân tách các thành tố của ROE
Từ công thức gốc, ROE được phân tách thành 3 thành tố như sau :
ROE = (Lợi nhuận ròng/Tổng thu từ hoạt động )*(Tổng thu từ hoạt động /Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu)
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng/Tổng thu từ hoạt động (ROS): tỷ lệ sinh lợi hoạt động, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Nó phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hướng trong quản lý. Ngân hàng có thể tăng thu nhập của mình và các cổ đông bằng việc kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng t ngân hàng kiểm soát tốt các nguồn thu và giảm chi phí hoạt động.
- Tổng thu từ hoạt động/Tổng tài sản (ATR): tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ lệ này phản ánh các chính sách quản lý danh mục đầu tư, đặc biệt là cấu trúc và danh mục của tài sản. Thông qua việc phân bổ của ngân hàng cho các khoản mục tín dụng và đầu tư với một tỷ lệ thu nhập cao nhất tại mức rủi ro hợp lý, ngân hàng có thể tăng tỷ lệ thu nhập trung bình trên tài sản.
- Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu: đòn bẩy tài chính, phản ánh chính sách lựa chọn các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động của ngân hàng, do vốn chủ sở hữu có chức năng b đắp thua lỗ của ngân hàng nên tỷ trọng này càng
lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao nhưng đổi lại thu nhập của cổ đông càng lớn.
Khi một trong các tỷ số trên giảm, nhà quản lý cần tập trung đánh giá những lý do nằm sau sự thay đổi này. Đối với hầu hết các ngân hàng, trong ba tỷ số tài chính nêu trên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là lớn nhất, trung bình khoảng trên 15 lần. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu là một phương pháp đo lường trực tiếp mức độ đòn bẩy tài chính của ngân hàng – bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. Bởi vì vốn chủ sở hữu có chức năng b đắp thua lỗ nên tỷ trọng này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao.
Và điều này cũng có nghĩa rằng tiềm năng thu nhập của cổ đông càng lớn.Tỷ số thu nhập ròng trên tổng thu từ hoạt động cũng phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hướng trong quản lý. Tỷ lệ này nhắc nhở chúng ta rằng các ngân hàng có thể tăng thu nhập của ngân hàng và của cổ đông bằng việc tăng cường kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu. Tương tự, thông qua việc phân bổ vốn của ngân hàng cho các khoản mục tín dụng và đầu tư với tỷ lệ thu nhập cao nhất tại mức rủi ro hợp lý, ngân hàng có thể tăng tỷ lệ thu nhập trung bình trên tài sản (hiệu quả sử dụng tài sản).
1.3.2 Phân tách các thành tố của ROA
Từ công thức gốc ROA = lợi nhuận ròng/tổng tài sản, ROA được phân tách thành 2 thành tố như sau :
ROA được xây dựng trên 3 tỷ số cấu thành đơn giản:
ROA = Thu nhập lãi cận biên + Thu nhập ngoài lãi cận biên- Mức độ tác động của các giao dịch đặc biệt tới thu nhập ròng
Trong đó:
Các khoản thu chi đặc biệt bao gồm dự phòng tổn thất tín dụng, lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán và thu nhập hay lỗ bất thường.
Việc tách các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thành những bộ phận tương ứng giúp các nhà quản lý xác định được những nguyên nhân khó khăn và tìm ra các giải pháp cho vấn đề mà ngân hàng đang phải đối mặt. Sự phân tích trên nhắc nhở chúng ta rằng khả năng sinh lời của một ngân hàng phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng sau:
- Việc sử dụng thận trọng đòn bẩy tài chính (hay tỷ trọng tài sản ngân hàng được tài trợ bằng nợ so với vốn chủ sở hữu).
- Việc sử dụng thận trọng đòn bẩy tài chính từ tài sản cố định (hay tỷ trọng của chi phí cố định đưa vào sử dụng để cũng cố lợi nhuận hoạt động trước thuế cùng với sự tăng trưởng các hoạt động đầu ra).
- Kiểm soát thận trọng chi phí hoạt động để tăng các nguồn thu.
- Quản lý thận trọng danh mục đầu tư để đáp ứng yêu cầu thanh khoản.
- Kiểm soát chặt chẽ rủi ro của ngân hàng để những khoản thua lỗ không vượt quá thu nhập và vốn chủ sở hữu.
1.4 Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động động
Như đ đề cập ở trên, qua việc nghiên cứu lý thuyết MM, lý thuyết chi phí đại diệnvà phân tích các thành tố của ROE và ROA cho thấy có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả trên thế giới cũng cho thấy điều này:
Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá của cổ phiếu có tương quan thuận với mức độ tài trợ, cũng như là mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với cơ cấu vốn. Trong khoảng từ 0,23 đến 0,45 là tỷ lệ nợ hiệu quả tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tối ưu hóa được tỷ lệ này sẽ có lợi cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho thấy có mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với cơ cấu tài chính: (1) hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có mối liên hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ; (2) khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 24,52% và 51,13%, thì hiệu quả hoạt động có mối quan hệ theo phương trình bậc hai và bậc ba với tỷ lệ nợ.
Nghiên cứu của Rami Zeitun (2007) cho thấy cơ cấu vốn có tác động hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lường theo kế toán và theo chỉ số thị trường. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động dương đến hiệu quả theo thị trường của doanh nghiệp (đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q).
Nghiên cứu của Margaritis (2007) về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ngược lại cơ cấu vốn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính tác động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các doanh nghiệp của các nước đang phát triển.
Nghiên cứu của Berger (2006) về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua việc kiểm định lý thuyết chi phí đại diện cho thấy: Cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng và ngược lại hiệu quả hoạt động cũng tác động đến cơ cấu vốn.
Berger (1995), Sufian (2011). Gur, Irshad và Zaman (2011), Zeitun (2012) và Trujilo-Ponce (2010) tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa nguồn vốn và khả năng sinh lợi, việc tăng vốn sẽ làm tăng lợi nhuận kỳ vọng bằng việc giảm chi phí kiệt quệ tài chính kỳ vọng bao gồm cả việc phá sản.
1.5 Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng hàng
Có nhiều nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn này, do có nhiều nhân tố không liên quan nên tác giả chỉ đề cập đến một số các nhân tố sau:
1.5.1 Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng 1.5.1.1 Quy mô ngân hàng 1.5.1.1 Quy mô ngân hàng
Nói về các nhân tố tiêu chuẩn ảnh hưởng đến cấu trúc vốn thì quy mô ngân hàng được xem là nhân tố đại diện cho khả năng phá sản. Theo thuyết chi phí phá sản, những tổ chức lớn thường sẽ được đa dạng hóa hơn những tổ chức nh , vì thế họ ít chịu gánh nặng tài chính hơn, cho nên có chi phí phá sản thấp hơn. Vì lý do này, khả năng vay nợ của họ sẽ cao hơn (Brito, Corrar và Batistella, 2007). Theo Brewer III, Kaufman và Wall (2008), và Kleff và Weber (2008), các tổ chức tài chính lớn hơn sẽ có nhiều cơ sở vật chất để có thể tiếp cận vào thị trường vốn (nguồn vốn từ bên ngoài) do họ có chi phí giao dịch vốn thấp hơn, điều đó làm cho họ có được khả năng linh động tài chính nhiều hơn và vì thế sẽ làm giảm nhu cầu cho việc duy trì thặng dư vốn bắt buộc (trên mức được quy định bởi hiệp ước Basel) khi so sánh với ngân hàng nh .
1.5.1.2 Khả năng sinh lợi của ngân hàng
Theo thuyết MM, các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao nên gia tăng nợ vay để tận dụng tối đa lợi ích tấm chắn thuế mang lại. Thêm vào đó, theo lý thuyết đánh đổi, các chủ nợ cho doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao sẽ chịu ít rủi ro hơn, nên họ sẵn sàng cung cấp một hạn mức tín dụng cao hơn. Doanh nghiệp có nhiều khả năng vay nợ hơn và sự hấp dẫn của việc được khấu trừ thuế nhiều hơn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn.Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng, các quyết định tài trợ của doanh nghiệp thường ưu tiên huy động vốn từ bên trong hơn là huy động từ nguồn bên ngoài. Do đó, nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi khả năng sinh lợi của ngân hàng càng cao.
Những nghiên cứu gần đây dựa trên mô hình thuyết đánh đổi cho thấy rằng việc sử dụng nợ có mối quan hệ nghịch biến đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Thật vậy, trái ngược với thuyết trật tự phân hạng, theo Berger và các đồng nghiệp (2008), sau khi phân tích 666 ngân hàng của Mỹ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào khoảng thời gian 1992-2006, tác giả quan sát thấy rằng thay vì việc tích lũy lợi nhuận cao thì các ngân hàng lại ngày càng tăng tỷ trọng vốn chủ bằng việc phát hành cổ phiếu mới. Theo Brewer III, Kaufman và Wall (2008), và Kleff và Weber (2008) cũng tìm thấy kết quả tương tự đó là ngân hàng có khả năng sinh lợi càng cao thì càng có khả năng tăng vốn chủ bằng tích lũy lợi nhuận.
1.5.1.3 Cơ hội tăng trƣởng
Myers (1977) cho rằng các doanh nghiệp tăng trưởng cao có nhiều lựa chọn hơn để đầu tư trong tương lai hơn là các doanh nghiệp tăng trưởng thấp. Do vậy, các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều thật sự mong muốn b qua các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời vì những khoản đầu tư như vậy sẽ chuyển lợi ích từ người chủ sở hữu sang các chủ nợ. Kết quả là các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao sẽ ít sử dụng nợ.
Theo thuyết đánh đổi, phân phối lợi nhuận có quan hệ đồng biến với cơ hội tăng trưởng. Ví dụ: bằng việc giữ khả năng sinh lợi cố định, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư hơn - nhiều khả năng tạo ra lợi nhuận hơn - trả nhiều cổ tức hơn sẽ sử dụng ít nợ hơn.
Đối với các NHTMCP Việt Nam, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định càng có nhiều cơ hội để phát triển mạng lưới giao dịch, cơ sở hạ tầng, chất lượng sản phẩm dịch vụ,… cũng như tạo được niềm tin vào sự phát triển bền vững của ngân hàng đối với người gửi tiền, các nhà đầu tư, vì vậy có điều kiện để gia tăng nợ của mình. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng cũng có thể tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính của ngân hàng.
1.5.1.4 Tài sản hữu hình
Theo thuyết chi phí phá sản, những doanh nghiệp phi tài chính thường giữ tài sản hữu hình như là bất động sản, máy móc, thiết bị và đề xuất chúng với chủ nợ
như là các khoản đảm bảo cho khoản nợ. Vì vậy, họ thường có khả năng vay nợ cao bởi vì những tài sản này có thể được bán trong trường hợp mất thanh khoản, việc này làm giảm chi phí phá sản (Frank và Goya (2009), Brito, Corrar và Batistella (2007)). Tuy nhiên, trong trường hợp của các tổ chức tài chính, tỷ số giữa tài sản hữu hình và mức vay nợ sẽ khác nhau giữa các mức độ phát triển khác nhau của các quốc gia. Ở những nước phát triển, tỷ số này là dương (+) trong khi các quốc gia đang phát triển là (-). Việc tăng tài sản hữu hình sẽ làm giảm rõ rệt giá trị của ngân hàng trong việc phát hành những khoản nợ mới (Caglayan và Sak (2010), Gropp và Heider (2010), Octavia và Brown (2008)).
1.5.1.5 V ng quay tài sản
Vòng quay tài sản hay còn được gọi là hiệu suất sử dụng dụng tài sản, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần được tạo ra từ tài sản đó và được tính bằng doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân. Các doanh nghiệp có chỉ số vòng quay tài sản nhanh thường có xu hướng thâm dụng nợ. Mặt khác, theo lý thuyết trật tự phân hạng, nếu việc tăng doanh thu tăng làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho tài sản.
Do đó, vòng quay tài sản (ATR) có thể có tác động thuận (+) hoặc nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.
1.5.1.6 Rủi ro kinh doanh
Trong nghiên cứu của Logan (2001), đòn bẩy là tổng dư nợ huy động trên vốn chủ sở hữu nghịch biến với rủi ro phá sản ngân hàng Anh Quốc tại thời điểm trước khi ngân hàng phá sản một quý. Đòn bẩy càng cao do huy động nhiều thì rủi ro càng cao. Đối với hệ thống tài chính có trình độ kỉ luật thị trường cao, những ngân hàng yếu kém bị phá sản sau thời gian rất ngắn bị thị trường cảm nhận nên buộc phải tăng vốn chủ sở hữu để các thành viên tham gia thị trường tiếp tục cho vay. Theo Montgomery (2004), đòn bẩy là vốn vốn chủ sở hữu trên dư nợ tiền gửi đồng biến với rủi ro ngân hàng, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó tỉ lệ vốn điều lệ trên dư nợ tiền gửi đồng biến với rủi ro ngân hàng. Nhưng kết quả
của Jordan (2011) với đòn bẩy bằng tỉ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản lại có quan hệ nghịch biến với rủi ro, có nghĩa là đòn bẩy càng cao thì rủi ro phá sản giảm.
Theo lý thuyết chi phí kiệt quệ tài chính, ngân hàng có rủi ro kinh doanh cao sẽ có khả năng kiệt quệ tài chính cao hơn, vì sự giao động cao trong thu nhập hoạt động, do vậy các ngân hàng phải cân nhắc giữa lợi ích về thuế với chi phí phá sản. Do vậy, rủi ro kinh doanh có quan hệ nghịch chiều với cấu trúc nợ.
1.5.1.7 Khả năng thanh khoản
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) để đo lường khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Đây là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Các nhà phân tích và quản lí thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời, vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn. Cái được gọi là “thanh khoản” hay “khả năng chi trả” của một ngân hàng được đánh giá thông qua một tập hợp đa dạng các công cụ và kỹ thuật, nhưng tỉ lệ LDR là một trong những thước đo nhận được nhiều sự quan tâm nhất.
Các ngân hàng có tỷ lệ LDR thấp (dư thừa vốn để cho vay) có thể áp dụng một chính sách tăng trưởng tích cực dư nợ, và hạn chế huy động để giảm chi phí lãi phải trả cho người gửi tiền hơn. Mặt khác, nếu ngân hàng có tỷ lệ LDR cao, mặc dù chưa đầy đủ nhưng có thể phản ánh tình trạng thanh khoản của ngân hàng giảm sút, ngân hàng có thể gặp khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ.
1.5.1.8 Sự tham gia của cổ đông nƣớc ngoài
Với sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, là những tổ chức tài chính lớn, với bề dày kinh nghiệm hoạt động, các NHTMCP có thể tranh thủ sự hỗ trợ của đối tác ngoại trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng