Khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 41)

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) để đo lường khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Đây là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Các nhà phân tích và quản lí thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời, vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn. Cái được gọi là “thanh khoản” hay “khả năng chi trả” của một ngân hàng được đánh giá thông qua một tập hợp đa dạng các công cụ và kỹ thuật, nhưng tỉ lệ LDR là một trong những thước đo nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Các ngân hàng có tỷ lệ LDR thấp (dư thừa vốn để cho vay) có thể áp dụng một chính sách tăng trưởng tích cực dư nợ, và hạn chế huy động để giảm chi phí lãi phải trả cho người gửi tiền hơn. Mặt khác, nếu ngân hàng có tỷ lệ LDR cao, mặc dù chưa đầy đủ nhưng có thể phản ánh tình trạng thanh khoản của ngân hàng giảm sút, ngân hàng có thể gặp khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ.

1.5.1.8 Sự tham gia của cổ đông nƣớc ngoài

Với sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, là những tổ chức tài chính lớn, với bề dày kinh nghiệm hoạt động, các NHTMCP có thể tranh thủ sự hỗ trợ của đối tác ngoại trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và áp dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, các NHTMCP còn có thể triển khai các mô hình điều hành học được từ các đối tác ngoại, từ đó giúp đáp ứng các quy định về vốn, tăng tổng tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Các NHTMCP có cổ đông chiến lược nước ngoài có thể gia tăng vốn cổ phần; đồng thời với khả năng quản trị rủi ro cao, các NHTMCP có cổ đông chiến lược nước ngoài có thể gia tăng nợ vay để tăng lợi ích cho cổ đông.

1.5.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng 1.5.2.1 Đ n bẩy tài chính 1.5.2.1 Đ n bẩy tài chính

Theo thuyết chi phí đại diện, khi tỷ lệ nợ vay càng cao hay vốn chủ sở hữu càng thấp thì làm giảm chi phí đại diện. Nghiên cứu của Berger (2006) về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua việc kiểm định lý thuyết chi phí đại diện cho thấy: Cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng và ngược lại hiệu quả hoạt động cũng tác động đến cơ cấu vốn.

Gur, Irshad và Zaman (2011), Zeitun (2012) và Trujilo-Ponce (2012) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ và khả năng sinh lợi.

1.5.2.2 Khả năng thanh khoản

Như đ đề cập, tác giả sử dụng chỉ số LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) để đo lường khả năng thanh khoản của các ngân hàng.

Chúng ta cũng biết rằng lợi nhuận chủ yếu của các NHTM chính là chênh lệch giữa thu về lãi và chi về lãi. Vì vậy, một trong những cách thức làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là phải sử dụng tốt nguồn vốn huy động, bằng việc cho vay ra để tạo ra thu nhập từ l i. Như vậy, nếu tỷ lệ LDRthấp điều này có nghĩa là ngân hàng đ không sử dụng tốt nguồn vốn huy động của nó và ngược lại thì ngân hàng đ sử dụng tốt vốn huy động của nó. Một ngân sử dụng tốt vốn của nó tốt sẽ có số thu về lãi lớn hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn, vì vậy mối quan hệ giữa biến số này với khả năng sinh lợi có dấu kỳ vọng là dương. Biến này được Chin S.Ou, Chia Ling Lee và Chaur-Shiuh Young đưa vào đánh giá ảnh hưởng của nó tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đài Loan.

1.5.2.3 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng hiểu theo nghĩa rộng hơn có thể được xem là rủi ro của các thiệt hại tài chính liên quan đến việc người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Rủi ro tín dụng cơ bản có thể xuất phát từ các hoạt động của các ngân

hàng trong việc tăng trưởng tín dụng và các hoạt động khác như là hoạt động giao dịch và hoạt động trên thị trường vốn (Alexiou và Sofoklis, 2009). Tỷ số giữa các khoản dự phòng cho các khoản cho vay mất vốn và tổng các khoản cho vay được d ng để đo lường rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng càng cao sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (Sufian, 2011). Tuy nhiên, Alexio & Sofoklis (2009) và Alper và Ambar (2011) lại tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.5.2.4 Tỷ suất sinh lời hoạt động

Lợi nhuận của ngân hàng có thể được cải thiện bằng việc sử dụng công nghệ tiên tiến về truyền thông, thông tin và công nghệ trong ngành tài chính trong quản lý hoạt động của ngân hàng. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu được sử dụng để đo lường hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.Tỷ số này càng tăng chứng t trình độ quản lý chi phí của ngân hàng đang được cải thiện và sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng (Trujilo-Ponce (2012),Zeitun (2012) và Aleksiou & Sofoklis (2009)).

1.5.2.5 Các khoản thu ngoài lãi

Các khoản thu nhập ngoài lãi vay bao gồm hoa hồng, phí dịch vụ, phí đảm bảo, phí khác, thu nhập ròng từ việc bán các khoản chứng khoán đầu tư và kinh doanh ngoại hối. Tăng các khoản thu nhập ngoài lãi vay cho thấy rằng ngân hàng đ đa dạng hóa hoạt động của mình, không chỉ phụ thuộc vào các hoạt động truyền thống. Một cách lý tưởng, tỷ số thu nhập ngoài lãi vay/tổng tài sản (NII/TA) càng cao thì lợi nhuận càng cao (Sufian, 2011). Alper và Anbar cũng tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lời.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1 của nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề về liên quan đến lý luận cơ bản của cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng; các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Qua các lý thuyết về cấu trúc vốn từ quan điểm truyền thống đến lý thuyết doanh nghiệp hiện đại cũng như tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động của cấu trúc vốn có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp tại Việt nam, đặc biệt là các NHTMCP, có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng và nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn cũng như hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hệ thống NHTMCP Việt Nam

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam

Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. NHNN vừa đóng vai trò Ngân hàng Trung ương vừa là NHTM.

Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần.

Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các TCTD. Hai pháp lệnh này đ chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đ được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường. Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đ xoá b được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng. Do đó, số lượng NHTMCP cũng đ tăng lên nhanh chóng.

Từ năm 1991-1993, số lượng NHTMCP nhảy vọt từ 4 lên 41 và đạt đỉnh điểm là 51 vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NHTMCP do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động nên con số này đ giảm.

Đến giai đoạn 2000 – 2012, đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc mua bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh. Thời kỳ này số lượng các NHTMCP đ giảm xuống đôi chút so với những năm cuối của thập kỷ 1990. Ngoài ra, số lượng các chi nhánh và đại diện của các ngân hàng nước ngoài có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này theo các cam kết đ ký, trước hết là hiệp

định thương mại Việt-Mỹ, hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Kết quả là tỷ trọng về số lượng NHTMCP giảm xuống so với toàn hệ thống NHTM, từ đỉnh cao 73% ở năm 1993 xuống còn 35% vào năm 2012. (Phụ lục 02 cho thấy cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm).

Thị phần của hệ thống NHTMCP đ có thay đổi nhiều kể từ năm 2004 đến nay. Trong giai đoạn trước năm 2004, nhóm các NHTMNN luôn được xem là có vị thế thống lĩnh với thị phần cho vay và huy động vốn trung bình luôn trên 78%. Tuy nhiên, đ có sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm các NHTMCP, từ thị phần cho vay chỉ chiếm khoảng 6-11%, và 7-11% ở thị phần huy động vốn giai đoạn trước năm 2004, đ vươn lên đạt mức 35% ở thị phần cho vay và 47% thị phần huy động vốn vào năm 2012. Những biến động lớn xảy ra kể từ năm 2005-2006, thời kỳ mà các NHTMCP có những tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới, qui mô vốn, quy mô tổng tài sản, tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá sản phẩm và tạo tiện ích thu hút khách hàng với làn sóng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Đến nay, thị phần cho vay và huy động vốn của các NHTMNN đ có sự sụt giảm đáng kể, lần lượt còn 52% và 43% vào năm 2012. Có thể thấy rõ rằng, nhóm các NHTMCP đ lấy đi thị phần bị “đánh mất” của nhóm các NHTMNN. (Phụ lục 03 thể hiện tổng thị phần tiền gửi và tín dụng của hệ thống ngân hàng qua các năm).

Bên cạnh đó, đóng góp của hệ thống NHTMCP theo chiều hướng ngày càng tích cực thể hiện ở tỷ lệ dư nợ của hệ thống NHTMCP/GDP tăng lên nhanh chóng: từ mức đóng góp không đáng kể chỉ đạt 1,12% ở năm 1993, đến năm 2012 tỷ lệ này đ đạt gần 30%. Điều này cho thấy hệ thống NHTMCP ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong việc tạo vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt, xu hướng này thể hiện rõ nhất từ năm 2006 đến nay, sau khi nền kinh tế Việt Nam chính thức gia nhập sân chơi chung thế giới - WTO. Tuy nhiên, mức đóng góp của hệ thống NHTMCP so với toàn hệ thống NHTM lại không tương xứng. Mặc dù số lượng các NHTMCP chiếm vị thế áp đảo so với số lượng ngân hàng toàn hệ thống nhưng mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lại chỉ đạt cao nhất là 33,56% so mức đóng góp của toàn hệ

thống ngân hàng. Chẳng hạn, năm 2012 tỷ lệ dư nợ/GDP của toàn hệ thống ngân hàng là 102,45% trong khi của hệ thống NHTMCP chỉ đạt 29,67%. (Phụ lục 04 trình bày dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế qua các năm).

2.1.2 Những thành tựu đạt đƣợc của hệ thống các NHTMCP 2.1.2.1 Phát triển nhanh về số lƣợng và nguồn vốn chủ sở hữu

Sau khi đổi mới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống các NHTMCP Việt Nam đ có bước phát triển nhanh về mặt số lượng. Tính đến cuối năm 2012, số lượng các NHTMCP Việt Nam là 34 ngân hàng. Chính sự phát triển nhanh về mặt số lượng, cho đến nay hệ thống các NHTMCP đ có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTMCP đ xây dựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống NHTMCP trải rộng khắp đến các vùng, miền của đất nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì hạn chót đến năm 2011, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM phải đạt 3.000 tỷ đồng. Đến nay, các NHTMCP đ thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như: NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Kỹ Thương...

2.1.2.2 Năng lực tài chính và quy mô hoạt động tăng nhanh trong những năm vừa qua năm vừa qua

Trên thực tế, hệ thống NHTMCP đ và đang dần khẳng định mình thông qua việc tăng thị phần tín dụng qua các năm. Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay toàn ngành kinh tế đạt 3.090.904 tỷ đồng, trong đó đóng góp của các NHTMCP là 875.526 tỷ đồng (chiếm 29,67%). Tổng vốn huy động được một khối lượng vốn khổng lồ để cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tổng vốn huy động từ nền kinh tế đến cuối năm 2012 đạt gần 3,7 triệu tỷ đồng, trong đó vốn huy động của các NHTMCP

là hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn vốn đáng kể được đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nh và vừa.

2.1.2.3 Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng đƣợc cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế đƣợc cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế

Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Điều này được thể hiện rất rõ là nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1ngày đến hàng tuần mới thực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thanh toán, thì ngày nay nhờ có đổi mới công nghệ, thời gian thanh toán đ được rút ngắn chỉ được tính bằng phút, thậm chí bằng giây.

Hơn thế nữa, nhờ có đổi mới công nghệ,dịch vụ ngân hàng không còn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà mà còn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đ được triển khai và ngày càng phổ biến, chẳng hạn như: ATM, POS, EDC, Internet Banking, Telephone Banking...Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch mở rộng khắp nơi trong cả nước thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng, từ đó góp phần không nh trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

2.1.2.4 Tăng cƣờng mở cửa thị trƣờng và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Thị trường dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đ được tự do hóa đáng kể, có độ mở tương đối cao và mức độ thâm nhập của ngân hàng nước ngoài lớn. Các ngân hàng của Việt Nam từng bước gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đến nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đ hiện diện thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)