Mô hình phân tích tác động của cấu trúcvốn đến hiệu quả hoạt động của

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 71)

các NHTMCP Việt Nam

Để có thể xem xét tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam (được đại diện bởi ROA), tác giả chú trọng vào biến đòn bẩy tài chính (đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng). Bên cạnh đó, các biến số đ được đề cập trong Chương 1 bao gồm: khả năng thanh khoản, rủi ro tín dụng,tỷ suất sinh lời hoạt động và thu nhập ngoài l i cũng được đưa vào mô hình để phân tích tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.

2.4.1 Mô hình nghiên cứu

Tương tự như phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của NHTMCP, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến và ước lượng các hệ số của mô hình theo phương pháp bình phương tối thiểu. Mô hình cụ thể như sau:

ROA = f(LEV, LDR, LLP, NPM, NII) Trong đó:

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản LEV : Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản

LDR : Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động LLP : Rủi ro tín dụng

NPM : Tỷ suất sinh lời hoạt động NII : Thu nhập ngoài lãi

Bảng 2.12: Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa ROA và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam

STT Giả thiết Tên biến Ký hiệu Kỳ vọng tƣơng quan

1 H1 Đòn bẩy tài chính LEV -

2 H2 Khả năng thanh khoản LDR +

3 H3 Rủi ro tín dụng LLP -

4 H4 Tỷ suất sinh lời hoạt động NPM +

5 H5 Thu nhập ngoài lãi NII +

2.4.2 Thu thập và xử lý dữ liệu

Tác giả sử dụng cùng dữ liệu như phân tích các nhân tố tác động cấu trúc vốn.

2.4.3 Kết quả nghiên cứu

2.4.3.1 Thống kê mô tả các biến

Qua kết quả thống kê mô tả các biến ở phụ lục 08 cho thấy khả năng sinh lời (ROA) của các NHTMCP ở mức bình quân 1,21%, cao nhất là 5,95% và mức thấp nhất là 0,01%. Có thể thấy được sự phân hóa khá lớn giữa các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Các ngân hàng có chỉ số ROA cao thể hiện khả năng quản trị, hiệu quả phân bổ tài sản tốt hơn so với các ngân hàng còn lại.

Các biến LDR, LEV đ được mô tả ở phần trên.

2.4.3.2 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Qua phụ lục 09 cho thấy, hệ số tương quan của các biến trong mô hình là khá thấp (<0,8), mặt khác theo kết quả hồi quy, mô hình này có R2 cao (0,89) thể hiện mức độ giải thích của các biến cao, đồng thời tỷ số t-Statistic cũng khá cao.

Như vậy, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến hoặc nếu có cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, tác giả giữ nguyên tất cả các biến để phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

2.4.3.3 Ƣớc lƣợng tham số

Hàm hồi quy tổng thể:

Thông qua các giá trị t-Statistic và Prob của kết quả hồi quy tại phụ lục 10, tác giả kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số, từ đó xây dựng mô hình giới hạn như sau:

Hàm hồi quy giới hạn:

ROA = C(1)*LEV + C(2)*LDR + C(3)*NPM + C(4)*NII + C(5)

2.4.3.4 Kết luận

Qua kết quả hồi quy, trong các biến đưa vào mô hình có 5 biến có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP, được đại diện bằng suất sinh lợi trên tổng tài sản bao gồm: LEV, LDR, NPM, NII (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%) và LLP (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%).

Bảng 2.13: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2012

Biến Hệ số hồi quy Prob.

LEV -0.014428** 0.0260 LDR 0.002922** 0.0103 LLP -0.231759* 0.0627 NPM 0.076937*** 0.0000 NII 0.156045*** 0.0059 C 0.009655 0.1363 Adjusted R-squared 0.861563 0.008544 Prob(F-statistic) 0.000000 Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 1%***, 5%**, 10%**

Biến đòn bẩy tài chính (LEV) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh, đúng như kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, việc các ngân hàng sử dụng nhiều nợ làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính. Việc các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá cao làm giảm khả năng chịu đựng các khoản lỗ bất thường, trong khi thời gian qua là gian đoạn khó khăn chung của ngành ngân hàng. Do đó, việc tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của các NHTMCP làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy,

các NHTMCP cần chú trọng gia tăng vốn tự có để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động (LDR) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh, đúng với kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy nếu các ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì có thể sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với mức độ tác động là rất thấp nên các ngân hàng cũng cần phải nhìn thấy được nguy cơ tiềm ẩn trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, khi các NHTM đ và đang còn cung ứng cho khách hàng các sản phẩm “tiền gửi có kì hạn, được rút gốc trước hạn, hưởng lãi suất cao”, cạnh tranh thu hút tiền gửi với nhiều hình thức tinh vi vẫn diễn ra khá phức tạp nên độ ổn định của nguồn vốn tiền gửi nói chung, tiền gửi kì hạn nói riêng sẽ thấp; đồng thời, việc thanh lí hoặc mua bán, chứng khoán hóa các khoản cho vay cũ là không dễ dàng. Do đó, để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản, tỉ lệ LDR cần được quy định ở mức thấp hơn tỉ lệ LDR thực tế trung bình ngành được xác lập trong những năm gần đây có tham khảo kinh nghiệm các nước. Lưu ý rằng theo nghiên cứu thống kê của nhóm tác giả Giáo sư David G. Mayes (Đại học Auckland), Peter J. Morgan (ADB) và Hank Lim vào tháng 3/2010 trong công trình nghiên cứu: “Deepening the Financial System” thì tỉ lệ LDR bình quân của châu Á loại trừ Nhật Bản là 75% vào năm 2008; còn LDR bình quân của nhóm nước có thu nhập thấp chỉ đạt 60% vào năm 2007.

Tỷ suất sinh lời hoạt động (NPM) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, đúng với kỳ vọng của tác giả. Tuy nhiên, tác động này là khá thấp, điều đó chứng t tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng ảo của tổng tài sản và nó cũng cho thấy việc quản trị chi phí của các NHTM cũng chưa đạt kết quả cao trong thời gian qua. Do đó, các NHTMCP cần nâng cao hiệu quả quản trị chi phí và đa dạng hóa các nguồn thu chứ không nên quá phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng khi mà hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn trong thời gian hiện nay.

Thu nhập ngoài l i (NII) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, đúng với kỳ vọng của tác giả. Tuy nhiên, tác động của NII đến ROA vẫn còn thấp, điều này cho thấy các ngân hàng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ hoạt động cho vay. Trong khi lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng góp phần không nh vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong điều kiện các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, nhu cầu về các dịch vụ phi tín dụng sẽ ngày càng gia tăng, trong khi hoạt động phi tín dụng mang lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn, ít rủi ro. Vì vậy, trong điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng thì lợi nhuận ngân hàng sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy các NHTMCP cần đẩy nhanh phát triển dịch vụ phi tín dụng để gia tăng nguồn thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của mình.

Ở mức ý nghĩa 10%, rủi ro tín dụng (LLP) có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh, điều này phù hợp với kỳ vọng của tác giả.Kể từ năm 2011, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và trong năm 2012 tình hình này vẫn chưa được cải thiện nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ của các ngân hàng. Hầu hết các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP. Một số TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp kém đi và việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu của các TCTD khó khăn. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả trong việc phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua việc phân tích thực trạng của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012, có thể thấy các NHTMCP Việt Nam đ đạt được một số thành tựu nhất định với việc phát triển nhanh về số lượng và nguồn vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính và quy mô hoạt động tăng nhanh trong những năm vừa qua, năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, từng bước mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Về cơ bản đ thực hiện tốt vai trò trung gian, huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn và tiện ích của nền kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của các NHTMCP còn chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập và nhu cầu phát triển đất nước. Thực thi chính sách tiền tệ, tỷ giá còn bị động, lúng túng trước những diễn biến bất thường của thị trường. Các NHTMCP có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, năng lực tài chính tuy đ được nâng lên nhưng còn thấp so với yêu cầu; cấu trúc vốn thâm dụng nợ; cạnh tranh còn thiếu lành mạnh; hoạt động còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Từ thực trạng đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP. Kết quả nghiên cứu như sau:

- Qua kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP, có 4 nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP gồm: SIZE, ROA, ROE, LDR, xu hướng tác động phù hợp với lý thuyết cũng như các kết quả nghiên cứu trước đây.

- Đối với các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP, qua nghiên cứu, có 4 nhân tố tác động bao gồm: LEV, LDR, NPM và NII (nhân tố LLP có tác động nhưng ở mức ý nghĩa 10%) với xu hướng tác động theo như kỳ vọng của tác giả và phù hợp với lý thuyết cũng như kết quả nghiên cứu trước đây.

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP hiện nay, có thể nhận thấy một số tồn tại trong hệ thống các NHTMCP như sau:

- Vốn sở hữu đang có xu thế nh dần trong tổng tài sản.

- Nguồn thu nhập quá phụ thuộc vào nguồn thu từ lãi.

- Nợ xấu chưa được xử lý dứt điểm.

- Hiệu quả quản trị chi phí còn chưa hiệu quả.

Trên cơ sở đó, chương tiếp theo tác giả đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong giai đoạn tới.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 3.1 Định hƣớng chiến lƣợc phát triển hệ thống ngân hàng đến 2020

3.1.1 Về quan điểm phát triển

Phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược ngân hàng. Phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế.

Chiến lược phát triển ngân hàng được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Phát triển hệ thống ngân hàng phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ tài chính, thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống ngân hàng. Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống.

3.1.2 Mục tiêu chiến lƣợc

Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục cải cách toàn diện hệ thống ngân hàng theo hướng phát triển ổn định, bền vững, ngang tầm với các ngân hàng trên thế giới và khu vực về qui mô, năng lực tài chính, quản trị, dịch vụ và công nghệ ngân hàng; mô hình phát triển ngân hàng phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu và tiện ích xã hội trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế bền vững; tạo tiền đề để phát triển cao hơn cho thời kỳ chiến lược sau.

Mục tiêu chủ yếu

Xây dựng và phát triển NHNN lên một cấp độ mới trong việc thực hiện vai trò quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thực thi CSTT, ngoại hối hiệu quả với tầm nhìn triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố lòng tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của NHNN và hệ thống tiền tệ, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu hàng năm, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng theo hướng thiết lập một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các thành viên thị trường.

Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu với những giá trị cốt lõi của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

3.2 Định hƣớng theo đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD 3.2.1 Cơ cấu lại tài chính 3.2.1 Cơ cấu lại tài chính

3.2.1.1 Xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp sau đây

Tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu.

Bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính. Bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân và công ty mua bán nợcủa các NHTM;

Xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro; xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay;

Các khoản nợ xấu phát sinh không có tài sản bảo đảm, không có khả năng thu hồi do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, chính sách của Chính phủ sẽ được Chính phủ xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Đối với một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đ hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)