Phân tích thực trạng của các NHTMCP tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 49)

2.2.1.1 Về tổng tài sản

Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NHTMCP Tiên Phong… đ góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt trong giai đoạn 2008 - 2011 từ 655.371 tỷ đồng lên 2.051.289 tỷ đồng (với mức tăng trưởng bình quân lên tới 48%).

Tổng tài sản của các NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng và việc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng hơn cả giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của các NHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một số ngân hàng lớn như NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Kỹ Thương đ dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Tuy nhiên, tổng tài sản của các NHTMCP có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2012, từ 2.089.760 tỷ đồng xuống còn 2.051.289 tỷ đồng (tức giảm 1,84%).

2.2.1.2 Về vốn chủ sở hữu

Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định của NHNN, các NHTMCP phải thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo kịp tiến độ cuối năm 2011. Do đó, có thể thấy vốn chủ sở hữu của các NHTMCP tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2011, từ 82.755tỷ đồng lên 178.374 tỷ đồng (bình quân khoảng 29%/năm). Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của các NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đ kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên.

Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của các NHTMCP chỉ tăng nhẹ trong năm 2012 từ 178.374 tỷ đồng lên 190.012 tỷ đồng (tức chỉ khoảng 6,52%). Điều này là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 sẽ được kết

chuyển cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Bảng 2.1: Quy mô Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2008 -2012 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản (tỷ đồng) 655.371 1.045.501 1.632.607 2.089.760 2.051.289 % tăng trưởng tổng tài sản 59,53% 56,16% 28,00% -1,84% Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 82.755 105.011 146.542 178.374 190.012 % tăng trưởng vốn chủ sở hữu 26,89% 39,55% 21,72% 6,52% Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản 12,63% 10,04% 8,98% 8,54% 9,26%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP

Nhận xét chung về quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

So sánh với hệ thống ngân hàng của các quốc gia trong khu vực thì số lượng ngân hàng ở Việt Nam quá lớn nhưng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản lại quá nh . Mặc d đến thời điểm cuối năm 2011, các NHTMCP đ đáp ứng được quy định mức vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng nhưng xét về quy mô thì chỉ có 04 NHTMCP có mức vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng và 09 ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 5.000 đến 10.000 tỷ đồng, số còn lại chỉ có mức vốn nh hơn 5.000 tỷ đồng.

Nhằm đáp ứng những yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, nhiều NHTMCP đ thực hiện các biện pháp đầu tư lòng vòng giữa các công ty con, quỹ đầu tư, NHTMCP khác dưới hình thức đầu tư góp vốn cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ “ảo”. Hệ quả là hầu hết các NHTMCP đạt mức vốn pháp định tối thiểu nhưng vốn thực có

lại thấp hơn mức quy định của pháp luật, khiến cho vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu- vốn có nhiệm vụ là tấm đệm cho hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng- trở nên quá m ng. Khi một hoặc một vài NHTMCP gặp vấn đề trầm trọng như mất thanh khoản thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới an toàn của các NHTMCP khác, đồng thời tạo áp lực rủi ro lớn lên toàn bộ hệ thống các TCTD.

Một hệ thống tài chính an toàn yêu cầu các TCTD phải đạt được yêu cầu về hệ số an toàn vốn phụ thuộc vào hai yếu tố vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro. Tại Việt Nam, mặc dù hệ số CAR của nhiều NHTMCP luôn ở trên mức quy định là 9% theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đ giảm khá mạnh kể từ năm 2008 cho đến nay.

Tuy quy mô vốn chủ sở hữu tăng chậm nhưng quy mô tổng tài sản của các NHTMCP lại tăng nhanh trong nhiều năm do các ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng mở rộng. Kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng nóng là hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên trong khi hệ số an toàn vốn CAR giảm. Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là đối với các NHTMCP Việt Nam, thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu như hiện nay là quá thấp đ không đủ để thực hiện vai trò là tấm đệm chống rủi ro. Tính tới tháng 12/2012, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của các NHTMCP là 9,26%.

Điều này thể hiện việc các ngân hàng đang có một cấu trúc vốn thâm dụng nợ, phụ thuộc nặng nề hơn vào nguồn vốn vay nợ bên ngoài, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng và các nguồn vay mượn khác (từ nước ngoài, từ NHNN,…).

Việc gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này sẽ làm gia tăng lợi nhuận nhưng cũng đồng thời làm tăng rủi ro tài chính của các NHTMCP, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các NHTMCP nếu thiếu sự hợp lý trong phân bổ và sử dụng tài sản khi mà mức độ an toàn vốn đang suy giảm.

Ngoài ra, tổng tài sản của hệ thống NHTMCP tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này chứa đựng yếu tố “tăng ảo” dẫn đến nghi vấn là quy mô bảng tổng kết tài sản đang bị “thổi phồng”. Bên vế sử dụng vốn, tỷ trọng đầu tư vốn trên thị trường 2, đầu tư giấy tờ có giá, góp vốn, mua cổ phần cũng tăng đáng kể qua các năm.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu ngân hàng Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực Quốc gia

Chỉ tiêu Việt Nam Malaysia Indonesia Philippine

Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) 73,10 208,85 119,42 61,59

ROE (%) 9,7 18,5 21,94 6,91

ROA (%) 1,0 1,5 2,08 0,77

NPLs (%) 3,5 2,2 3,8 4,51

Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

2.2.1.3 Huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của các NHTMCP tăng 34%/năm trong giai đoạn 2008–2012, trong đó, huy động vốn có bước tăng đột biến trong năm 2009 từ 392.914 tỷ đồng lên 585.479 tỷ đồng (khoảng 49%) và năm 2010 từ 585.479 tỷ đồng lên 825.727 tỷ đồng (khoảng 41%). Nguyên nhân là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh huy động vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2011 -2012 của NHTMCP chững lại. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.

Ngoài ra, huy động vốn tăng chậm hơn trong năm 2012 là do sự cố tại một số NHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam như: NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín và NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đ tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quả là một lượng tiền lớn được rút ra trong một thời gian

ngắn tại các ngân hàng này và được chuyển tới các TCTD khác. Khi chính sách tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát từ cuối năm 2011, tốc độc tăng trưởng huy động vốn của các NHTMCP đ chững lại trong năm 2012.

2.2.1.4 Hoạt động tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP tăng mạnh trong 02 năm 2009 – 2010, đây là những năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới hơn 18%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 và 2012 đ chững lại do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thông qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng và hạn mức tín dụng thắt chặt cho một số ngành không khuyến khích).

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn và cho vay khách hàng của các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2012 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) 392.914 585.479 825.727 976.378 1.249.850 % thay đổi 49,01% 41,03% 18,24% 28,01% Cho vay khách hàng (tỷ đồng) 313.196 512.581 724.816 850.564 875.526 % thay đổi 63,66% 41,41% 17,35% 2,93% Tỷ lệ cho vay khách hàng/ tổng huy động 79,71% 87,55% 87,78% 87,11% 70,05%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP

Nhận xét chung tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng

Do lãi suất trong nền kinh tế Việt Nam có mức độ dao động cao và biến động liên tục trong khi các sản phẩm huy động vốn có khả năng hạn chế rủi ro lãi suất cho người gửi tiền lại chưa phát triển nên đa phần nguồn vốn các NHTM huy động được là vốn ngắn hạn. Một nguyên nhân nữa khiến cho nguồn vốn huy động thông qua phát hành các công cụ nợ dài hạn bị hạn chế là trong giai đoạn những năm gần

đây, lạm phát và lãi suất của Việt Nam thường tăng cao khiến cho các nhà đầu tư vào các công cụ nợ dài hạn gặp nhiều rủi ro về giá nên không mặn mà với công cụ đầu tư này. Nguồn vốn huy động đa phần là ngắn hạn đ làm ảnh hưởng tới khả năng cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng khi thực hiện theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định các NHTM chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Nhiều NHTMCP gặp sự mất cân đối nghiêm trọng giữa huy động và sử dụng vốn, đ sử dụng tới 60- 70%, thậm chí còn cao hơn nữa, vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đây cũng là một lý do dẫn tới thực trạng mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống NHTMCP luôn có xu hướng tăng cao.

Ngoài ra, nguồn vốn huy động thường không ổn định do các ngân hàng thay vì nâng cao chất lượng sản phẩm lại cạnh tranh dựa trên lãi suất, khiến cho các khoản tiền gửi thường nhanh chóng bị rút ra và đem gửi tại ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng (tới tháng 12/2012, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các NHTMCP là 70,05%) đ khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản và buộc phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN thông qua hoạt động tái cấp vốn. Thực tế cho thấy, khó khăn thanh khoản tại một số NHTMCP quy mô nh có khoản tiền vay từ các NHTM quy mô lớn cộng với thực trạng vay nợ chằng chịt giữa các ngân hàng càng khiến cho mức độ rủi ro của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên lớn hơn. L i suất liên ngân hàng trong quý cuối năm 2011 tăng cao liên tục đ bộc lộ rõ việc thiếu hụt thanh khoản tại một số NHTMCP. Lần đầu tiên trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam xuất hiện hiện tượng các chủ thể tham gia giao dịch yêu cầu ngân hàng đi vay phải có tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao như vàng, ngoại tệ do một số ngân hàng vay liên ngân hàng nhưng không trả nợ đúng hạn, thậm chí chây ỳ trả nợ gốc. Khó khăn về thanh khoản trong nửa cuối năm 2011, một vài tháng đầu năm 2012 không những từ sự mất cân đối giữa huy động và cho vay mà còn là kết quả của sự thiếu hiệu quả trong năng lực tài chính và quản trị rủi ro của các ngân hàng.

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy rằng tỷ số cho vay/tổng huy động tăng nhanh từ năm 2008 đến 2009 và sau đó ổn định đến năm 2011, điều này cho thấy các NHTMCP đang làm tốt vai trò huy động vốn để cho vay của mình khi mà tăng trưởng tín dụng tăng nhanh tương ứng với tốc độ huy động vốn từ nền kinh tế và cũng giải thích một phần về với sự gia tăng mạnh mẽ của lợi nhuận tương ứng trong giai đoạn này. Năm 2012 thì tỷ số này giảm mạnh kéo theo sự đi xuống của lợi nhuận, nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do tăng trưởng tín dụng bị sụt giảm cùng với sự gia tăng của nợ xấu.

Tại các NHTM hàng đầu trên thế giới, tỷ lệ này chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ d ng để đầu tư vào công cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn đầu tư vào tín dụng. Tính thanh khoản của các NHTMCP ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín dụng/tổng vốn huy động tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Đây là điều không tốt để tăng tính thanh khoản trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP

Hình 2.1: Tỷ số cho vay/tổng huy động của các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2012 2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTMCP hiện nay

2.2.2.1 Về lợi nhuận

Nhìn chung gia đoạn 2008 -2011, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP nhanh và ổn định. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong giai đoạn

080% 088% 088% 087% 070% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012

này không thực chất; lợi nhuận ngành ngân hàng có khả năng sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới. Cơ cấu thu nhập của hệ thống NHTMCP chỉ ra, lãi của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Thế nhưng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng âm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Đó là chưa kể, nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng, đủ và/hoặc tuân thủ thông lệ quốc tế, đồng thời hạch toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, thì hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam còn thấp hơn nữa.

Bảng 2.4: Diễn biến Lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP giai đoạn 2008 – 2012

Chỉ tiêu Năm

Tổng lợi nhuận sau

thuế(tỷ đồng) % thay đổi

2008 9.155 -

2009 14.145 54%

2010 19.256 36%

2011 23.323 21%

2012 14.754 -37%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP

Thật vậy, năm 2012 lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng đ giảm gần 40%, NHNN cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Riêng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP giảm 37% xuống còn 14.754 tỷ đồng so với năm 2011 (23.323 tỷ đồng). Nguyên nhân lợi nhuận giảm đáng kể chủ yếu do chi phí rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động tăng.

Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, một số ngân hàng lỗ nặng như NHTMCP Á Châu, Sài Gòn – Hà Nội. Còn theo nguồn tin từ Thanh tra NHNN, một số ngân hàng báo l i, nhưng sau khi thanh tra lại thành lỗ, âm vốn điều lệ như NHTMCP Nam Việt, Tiên Phong, Dầu khí Toàn cầu, Phương Tây, Đại Tín.

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)