1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Quan niệm về hiệu quả là đa dạng, tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả có thể đưa ra một khái niệm chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP như sau:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP là thu được lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu. Đây là cũng là mục tiêu mà các ngân hàng cần đạt được trong hoạt động kinh doanh.Xuất phát từ điều kiện thời gian và nguồn số liệu có hạn, luận văn chỉ xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của bản thân NHTMCP vì mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Tác giả sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thu được từ các hoạt động của ngân hàng như hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ khác.
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP
Các nguồn lực sản xuất xã hội là khan hiếm: Quy luật khan hiếm bắt buộc các ngân hàng phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu h i: sản xuất sản phẩm và dịch vụ gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho khách hàng nào? Vì thị trường chỉ chấp nhận những ngân hàng nào quyết định sản xuất những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng và số lượng phù hợp với nhu cầu của nó. Mọi ngân hàng trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực xã hội để sản xuất những sản phẩm và dịch vụ không được thị trường tiêu thụ (tức là kinh doanh không có hiệu quả và lãng phí nguồn lực xã hội) sẽ không có khả năng tồn tại.
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập, các NHTMCP phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh các ngân hàng phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt các sản phẩm dịch vụ, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả ngân hàng phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các ngân hàng khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, ngân hàng mới có khả năng đạt được điều này.
Mục tiêu bao trùm lâu dài của mọi ngân hàng hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, ngân hàng phải tạo ra sản phẩm dịch vụ cung cấp cho thị trường. Để làm được điều đó thì phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Ngân hàng các tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội, nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của ngân hàng.
1.2.3 Các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP
1.2.3.1 Doanh thu
Thu từ hoạt động kinh doanh gồm: thu từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi, thu dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, thu lãi góp vốn mua cổ phần, thu từ hoạt động mua bán trái phiếu cổ phiếu và giấy tờ có giá khác, thu từ hoạt động mua bán nợ, thu về chênh lệch tỷ giá, thu từ hoạt động kinh doanh khác.
Thu khác gồm: thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về các khoản vốn đ được xử lý bằng dự phòng rủi ro, thu kinh phí quản lý đối với các doanh nghiệp thành viên độc lập, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản thu khác.
1.2.3.2 Chi phí
- Chi phí của TCTD là số phải chi phát sinh trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác theo quy định:
Chi phí hoạt động kinh doanh: chi phí phải trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, chi về kinh doanh ngoại hối và vàng, chi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, chi cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, chi cho hoạt động mua bán nợ; chi cho hoạt động góp vốn mua cổ phần; chi về chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán; chi cho thuê tài sản; chi phí khấu hao tài sả cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành; chi phí tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương theo quy định; chi các khoản đ hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được; chi phí dịch vụ mua ngoài như các khoản chi phí thuê sửa chữa tài sản cố định, vận chuyển, điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền mua bảo hiểm tai nạn con người, chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định, chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác và các dịch vụ khác; chi phí nộp thuế, phí, tiền thuế đất phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật; chi phí khác.
Chi phí hoạt động khác: chi nhượng bán, thanh lý tài sản; giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán; chi cho việc thu hồi các khoản nợ đ xóa, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi.
Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đ b đắp bằng các nguồn theo quy định; các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.
1.2.3.3 Lợi nhuận ngân hàng
Lợi nhuận của TCTD là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ.
Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của TCTD, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
Lợi nhuận gộp = tổng doanh thu – tổng chi phí Lợi nhuận ròng = lợi nhuận gộp – thuế thu nhập
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng 1.2.4.1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1.2.4.1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đ i, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia).
ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng.
1.2.4.2 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)
ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.
1.2.4.3 Mối quan hệ giữa ROE và ROA
à à à
Trong đó:
Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn). Một ngân hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu như sử dụng nhiều nợ (gồm cả tiền gửi của khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản.
1.2.4.4 Tỷ lệ thu nhập cận biên
Đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao gồm:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin – NIM): là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích tài sản sinh lãi. Hệ số lãi ròng biên tế được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh l i của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin – MN): đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi (tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…)
(đa số các ngân hàng MN thường hay bị âm)
Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM): phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.
1.2.4.5 Thu nhập trên cổ phiếu (Earning Per Share – EPS)
Đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành.
1.2.4.6 Chênh lệch lãi suất bình quân (chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra) ra)
Là chỉ tiêu truyền thống đánh giá thu nhập của ngân hàng, đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất bình quân của các ngân hàng sẽ giảm khi cường độ cạnh tranh tăng lên, buộc ngân hàng phải tìm cách bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất đi (thu phí từ các dịch vụ mới).
1.2.4.7 Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Tỷ lệ này gồm hai phần: Thứ nhất là mức thu lãi bình quân trên tài sản và thứ hai là mức thu ngoài lãi bình quân trên tài sản.
Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản cho vay kém chất lượng ngày càng nhiều thì các ngân hàng sẽ chuyển hướng vào việc tăng thu nhập ngoài lãi (từ phí dịch vụ).
1.2.4.8 Tỷ lệ tài sản sinh lời
Cho thấy tài sản sinh lời chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. Khi tỷ lệ này giảm, sẽ làm giảm mức thu nhập hiện tại của ngân hàng.
Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, các khoản cho thuê, đầu tư chứng khoản (hay bằng Tổng tài sản – Tài sản không sinh lời).
1.2.4.9 Mức tăng giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trƣờng
Lợi nhuận của ngân hàng là một chỉ tiêu được các nhà quản lý ngân hàng và các cổ đông đặc biệt quan tâm và được coi là một trong những mục tiêu của kinh
doanh, vì vậy họ thường xuyên phân tích và đánh giá về khả năng sinh lời của ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng như trình độ quản trị, các điều kiện kinh tế, quy mô hoạt động, lãi suất, các điều kiện cạnh tranh, mức lời, lỗ chứng khoán, các khoản tín dụng tổn thất và mức khai thác tiềm năng…
Về phía các ngân hàng, một tín hiệu để nhận biết rằng xã hội đ thừa nhận hiệu quả của mình chính là sự tăng giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường.
1.3 Mô hình phân tách các chỉ số phân tích ROE và ROA 1.3.1 Phân tách các thành tố của ROE 1.3.1 Phân tách các thành tố của ROE
Từ công thức gốc, ROE được phân tách thành 3 thành tố như sau :
ROE = (Lợi nhuận ròng/Tổng thu từ hoạt động )*(Tổng thu từ hoạt động /Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu)
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng/Tổng thu từ hoạt động (ROS): tỷ lệ sinh lợi hoạt động, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Nó phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hướng trong quản lý. Ngân hàng có thể tăng thu nhập của mình và các cổ đông bằng việc kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng t ngân hàng kiểm soát tốt các nguồn thu và giảm chi phí hoạt động.
- Tổng thu từ hoạt động/Tổng tài sản (ATR): tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ lệ này phản ánh các chính sách quản lý danh mục đầu tư, đặc biệt là cấu trúc và danh mục của tài sản. Thông qua việc phân bổ của ngân hàng cho các khoản mục tín dụng và đầu tư với một tỷ lệ thu nhập cao nhất tại mức rủi ro hợp lý, ngân hàng có thể tăng tỷ lệ thu nhập trung bình trên tài sản.
- Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu: đòn bẩy tài chính, phản ánh chính sách lựa chọn các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động của ngân hàng, do vốn chủ sở hữu có chức năng b đắp thua lỗ của ngân hàng nên tỷ trọng này càng
lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao nhưng đổi lại thu nhập của cổ đông càng lớn.
Khi một trong các tỷ số trên giảm, nhà quản lý cần tập trung đánh giá những lý do nằm sau sự thay đổi này. Đối với hầu hết các ngân hàng, trong ba tỷ số tài chính nêu trên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là lớn nhất, trung bình khoảng trên 15 lần. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu là một phương pháp đo lường trực tiếp mức độ đòn bẩy tài chính của ngân hàng – bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. Bởi vì vốn chủ sở hữu có chức năng b đắp thua lỗ nên tỷ trọng này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao.
Và điều này cũng có nghĩa rằng tiềm năng thu nhập của cổ đông càng lớn.Tỷ số thu nhập ròng trên tổng thu từ hoạt động cũng phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hướng trong quản lý. Tỷ lệ này nhắc nhở chúng ta rằng các ngân hàng có thể tăng thu nhập của ngân hàng và của cổ đông bằng việc tăng cường kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu. Tương tự, thông qua việc phân bổ vốn của ngân hàng cho các khoản mục tín dụng và đầu tư với tỷ lệ thu nhập cao nhất tại mức rủi ro hợp lý, ngân hàng có thể tăng tỷ lệ thu nhập trung bình trên tài sản (hiệu quả sử dụng tài sản).
1.3.2 Phân tách các thành tố của ROA
Từ công thức gốc ROA = lợi nhuận ròng/tổng tài sản, ROA được phân tách thành 2 thành tố như sau :
ROA được xây dựng trên 3 tỷ số cấu thành đơn giản:
ROA = Thu nhập lãi cận biên + Thu nhập ngoài lãi cận biên- Mức độ tác động của các giao dịch đặc biệt tới thu nhập ròng
Trong đó:
Các khoản thu chi đặc biệt bao gồm dự phòng tổn thất tín dụng, lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán và thu nhập hay lỗ bất thường.
Việc tách các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thành những bộ phận tương ứng giúp các nhà quản lý xác định được những nguyên nhân khó khăn và tìm ra các giải pháp cho vấn đề mà ngân hàng đang phải đối mặt. Sự phân tích trên nhắc nhở chúng ta rằng khả năng sinh lời của một ngân hàng phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng sau:
- Việc sử dụng thận trọng đòn bẩy tài chính (hay tỷ trọng tài sản ngân hàng được tài trợ bằng nợ so với vốn chủ sở hữu).
- Việc sử dụng thận trọng đòn bẩy tài chính từ tài sản cố định (hay tỷ trọng của chi phí cố định đưa vào sử dụng để cũng cố lợi nhuận hoạt động trước thuế cùng với sự tăng trưởng các hoạt động đầu ra).
- Kiểm soát thận trọng chi phí hoạt động để tăng các nguồn thu.
- Quản lý thận trọng danh mục đầu tư để đáp ứng yêu cầu thanh khoản.
- Kiểm soát chặt chẽ rủi ro của ngân hàng để những khoản thua lỗ không vượt quá thu nhập và vốn chủ sở hữu.
1.4 Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động động
Như đ đề cập ở trên, qua việc nghiên cứu lý thuyết MM, lý thuyết chi phí đại diệnvà phân tích các thành tố của ROE và ROA cho thấy có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả trên thế giới cũng cho thấy điều này:
Nghiên cứu của Maslis (1983) cho thấy giá của cổ phiếu có tương quan