Dựa trên các kết quả thống kê mô tả các biến tại Phụ lục 05, có thể thấy rằng các NHTMCP Việt Nam có một cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao, cao hơn rất nhiều so với các DN phi tài chính khác. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình là 86,1%, cá biệt có ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy lên tới 95,74% (giá trị cao nhất) và thấp nhất là 53,62%. Do tổng tài sản có giá trị lớn, nên khi xét chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) rất khiêm tốn, trung bình chỉ đạt 1.21%, trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại đạt kết quả có thể làm hài lòng các chủ sở hữu hơn, khi ROE rất lớn, đạt 9,96%. Tài sản hữu hình chiếm gần 1/2 giá trị tổng tài sản (trung bình là 42,82%). Tỷ trọng tín dụng trên huy động vốn trung bình ở mức 97,48%, cho thấy các NHTMCP đang sử dụng tốt nguồn vốn huy động của mình.
2.3.3.2 Tƣơng quan giữa các biến
Phụ lục 06 mô tả mối tương quan giữa các biến.
Mối tương quan nghịch giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), vòng quay tài sản (ATR) và các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính cho thấy các NH có tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn. Tuy nhiên, giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và đòn bẩy tài chính lại có mối tương quan thuận, điều này cho thấy các ngân hàng có ROE lớn có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn để đem lại lợi ích cho cổ đông nhiều hơn.
Xét mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng, tài sản hữu hình cho thấy, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao và tài sản hữu hình lớn có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn, điều này cho thấy ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao thì có nhu cầu về vốn cao nên có thể sẽ sử dụng nợ vay nhiều hơn, các ngân hàng có tài sãn hữu hình lớn thì có khả năng vay nợ cao, vì đây được xem như tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Rủi ro kinh doanh (VOL), tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động (LDR) có quan hệ nghịch biến với đòn bẩy tài chính cho thấy các ngân hàng có rủi ro kinh
doanh cao hoặc tình trạng thanh khoản thấp sẽ có khả năng phá sản cao hơn và khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ, do đó sẽ sử dụng ít nợ vay hơn.
Sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài có mối tương quan thuận với đòn bẩy tài chính cho thấy ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài có xu hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn.
2.3.3.3 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến
Qua phụ lục 06 cho thấy, hệ số tương quan của các biến trong mô hình là khá thấp (<0,8), mặt khác theo kết quả hồi quy tại phụ lục 07, mô hình này có R2 cao (0,88) thể hiện mức độ giải thích của các biến cao, đồng thời tỷ số t-Statistic cũng khá cao.
Như vậy, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến hoặc nếu có cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, tác giả giữ nguyên tất cả các biến để phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
2.3.3.4 Ƣớc lƣợng tham số
Hàm hồi quy tổng thể:
LEV = C(1)*SIZE + C(2)*ROA + C(3)*ROE + C(4)*GRO + C(5)*TANG + C(6)*ATR + C(7)*VOL + C(8)*LDR + C(9)*FSS + C(10)
Thông qua các giá trị t-Statistic và Prob của kết quả hồi quy tại phụ lục 07, tác giả kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số, từ đó xây dựng mô hình giới hạn như sau:
Hàm hồi quy giới hạn:
LEV = C(1)*SIZE + C(2)*ROA + C(3)*ROE + C(4)*LDR + C(5)
2.3.3.5 Kết luận
Qua kết quả hồi quy, trong các biến đưa vào mô hình có 4 biến có tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP, được đại diện bằng đòn bẩy tài chính bao gồm: SIZE, ROA, ROE, LDR (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%).
Bảng 2.11: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2012
Biến Hệ số hồi quy Prob.
SIZE 3.32E-10*** 0.0038 ROA -5.434458*** 0.0000 ROE 0.814400*** 0.0000 GRO 0.004944 0.5254 TANG 0.004034 0.9102 ATR -0.001191 0.9950 VOL -0.001784 0.1759 LDR -0.048373*** 0.0002 FSS -0.026963 0.4151 C 0.882904 0.0000 Adjusted R-squared 0.841605 0.084907 Prob(F-statistic) 0.000000 Ghi chú: có ý nghĩa ở mức 1%***
Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, có tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính, đúng như kỳ vọng của tác giả. Ngân hàng có quy mô càng lớn càng dễ dàng tiếp cận với các khoản vay, từ đó gia tăng được nợ vay của mình.
Biến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động ngược chiều với đòn bẩy tài chính theo đúng như kỳ vọng của tác giả. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn nguồn bên ngoài, do đó, khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao, ngân hàng thường có xu hướng tích lũy lợi nhuận thay vì sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của mình.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với đòn bẩy tài chính theo đúng như kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy, các ngân hàng có ROE càng cao càng có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của mình nhằm khuyết đại lợi nhuận cho các
chủ sở hữu. Thật vậy, theo lý thuyết đánh đổi, các ngân hàng có khả năng sinh lợi cao sẽ ít chịu rủi ro hơn nên sẽ nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, c ng với lợi ích từ tấm chắn thuế sẽ khuyến khích các ngân hàng vay nợ nhiều hơn.
Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động (LDR) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động ngược chiều với đòn bẩy tài chính theo đúng kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy các ngân hàng có LDR cao thường có xu hướng giảm nợ vay trong cấu trúc vốn của mình. Các ngân hàng có LDR cao phản ánh tình trạng thanh khoản giảm sút, do đó khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ, bên cạnh đó đa số các ngân hàng đều sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nên khi tỷ lệ này đ quá cao mà vẫn tiếp tục gia tăng việc sử dụng nợ sẽ càng làm tình trạng thanh khoản của ngân hàng thêm trầm trọng.
Các nhân tố GRO, TANG, ATR không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, điều này cho thấy tốc độ tăng tài sản, tỷ lệ tài sản hữu hình và vòng quay tài sản không có tác động tới cấu trúc vốn của các NHTMCP trong giai đoạn nghiên cứu. Có thể thấy giai đoạn 2008 – 2012 vừa qua là giai đoạn khó khăn đối với các NHTMCP nói riêng và ngành ngân hàng nói chung, để có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của NHNN về các tỷ lệ an toàn vốn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của mình, bằng các hình thức khác nhau, các ngân hàng đã thổi phồng tổng tài sản của mình. Do đó, số liệu thu thập được có thể không phản ánh đúng mối quan hệ như kỳ vọng với cấu trúc vốn.
Biến VOL không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% cho thấy trong giai đoạn này, rủi ro kinh doanh không tác động đến cơ cấu vốn của các ngân hàng. Điều này không đúng như kỳ vọng nghịch biến của tác giả, có thể do biến VOL với cách tính đơn giản, có thể chưa phản ánh hết được các rủi ro của NHTMCP trong giai đoạn này, đặc biệt ngân hàng là một trong những ngành chứa đựng nhiều rủi ro. Biến FSS cũng không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, điều này cho thấy rằng sự có mặt của cổ đông chiến lược nước ngoài không làm thay đổi cơ cấu vốn của các ngân hàng trong giai đoạn này.Vấn đề đặt ra ở đây là liệu việc lựa chọn đối tác chiến lược có phải là nhằm mục đích vận dụng hiệu quả kinh nghiệm và
công nghệ quản trị từ các đối tác chiến lược nước ngoài không? Hay là đối tác chiến lược nước ngoài chỉ làv bọc trùm lên những phi vụ mua bán cổ phần, nơi mà bên mua mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn giá thị trường, bên bán cũng nhờ đó khuếch trương nh n hiệu. Người ta sử dụng việc ký kết mua bán ấy làm tiếp thị, thậm chí lợi dụng danh tiếng của bên mua để đẩy giá cổ phiếu lên cao.
2.4 Mô hình phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam các NHTMCP Việt Nam
Để có thể xem xét tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam (được đại diện bởi ROA), tác giả chú trọng vào biến đòn bẩy tài chính (đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng). Bên cạnh đó, các biến số đ được đề cập trong Chương 1 bao gồm: khả năng thanh khoản, rủi ro tín dụng,tỷ suất sinh lời hoạt động và thu nhập ngoài l i cũng được đưa vào mô hình để phân tích tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.
2.4.1 Mô hình nghiên cứu
Tương tự như phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của NHTMCP, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến và ước lượng các hệ số của mô hình theo phương pháp bình phương tối thiểu. Mô hình cụ thể như sau:
ROA = f(LEV, LDR, LLP, NPM, NII) Trong đó:
ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản LEV : Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản
LDR : Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động LLP : Rủi ro tín dụng
NPM : Tỷ suất sinh lời hoạt động NII : Thu nhập ngoài lãi
Bảng 2.12: Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa ROA và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
STT Giả thiết Tên biến Ký hiệu Kỳ vọng tƣơng quan
1 H1 Đòn bẩy tài chính LEV -
2 H2 Khả năng thanh khoản LDR +
3 H3 Rủi ro tín dụng LLP -
4 H4 Tỷ suất sinh lời hoạt động NPM +
5 H5 Thu nhập ngoài lãi NII +
2.4.2 Thu thập và xử lý dữ liệu
Tác giả sử dụng cùng dữ liệu như phân tích các nhân tố tác động cấu trúc vốn.
2.4.3 Kết quả nghiên cứu
2.4.3.1 Thống kê mô tả các biến
Qua kết quả thống kê mô tả các biến ở phụ lục 08 cho thấy khả năng sinh lời (ROA) của các NHTMCP ở mức bình quân 1,21%, cao nhất là 5,95% và mức thấp nhất là 0,01%. Có thể thấy được sự phân hóa khá lớn giữa các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Các ngân hàng có chỉ số ROA cao thể hiện khả năng quản trị, hiệu quả phân bổ tài sản tốt hơn so với các ngân hàng còn lại.
Các biến LDR, LEV đ được mô tả ở phần trên.
2.4.3.2 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến
Qua phụ lục 09 cho thấy, hệ số tương quan của các biến trong mô hình là khá thấp (<0,8), mặt khác theo kết quả hồi quy, mô hình này có R2 cao (0,89) thể hiện mức độ giải thích của các biến cao, đồng thời tỷ số t-Statistic cũng khá cao.
Như vậy, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến hoặc nếu có cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, tác giả giữ nguyên tất cả các biến để phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
2.4.3.3 Ƣớc lƣợng tham số
Hàm hồi quy tổng thể:
Thông qua các giá trị t-Statistic và Prob của kết quả hồi quy tại phụ lục 10, tác giả kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số, từ đó xây dựng mô hình giới hạn như sau:
Hàm hồi quy giới hạn:
ROA = C(1)*LEV + C(2)*LDR + C(3)*NPM + C(4)*NII + C(5)
2.4.3.4 Kết luận
Qua kết quả hồi quy, trong các biến đưa vào mô hình có 5 biến có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP, được đại diện bằng suất sinh lợi trên tổng tài sản bao gồm: LEV, LDR, NPM, NII (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%) và LLP (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%).
Bảng 2.13: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP giai đoạn 2008 - 2012
Biến Hệ số hồi quy Prob.
LEV -0.014428** 0.0260 LDR 0.002922** 0.0103 LLP -0.231759* 0.0627 NPM 0.076937*** 0.0000 NII 0.156045*** 0.0059 C 0.009655 0.1363 Adjusted R-squared 0.861563 0.008544 Prob(F-statistic) 0.000000 Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 1%***, 5%**, 10%**
Biến đòn bẩy tài chính (LEV) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh, đúng như kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, việc các ngân hàng sử dụng nhiều nợ làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính. Việc các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá cao làm giảm khả năng chịu đựng các khoản lỗ bất thường, trong khi thời gian qua là gian đoạn khó khăn chung của ngành ngân hàng. Do đó, việc tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của các NHTMCP làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy,
các NHTMCP cần chú trọng gia tăng vốn tự có để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.
Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động (LDR) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh, đúng với kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy nếu các ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì có thể sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với mức độ tác động là rất thấp nên các ngân hàng cũng cần phải nhìn thấy được nguy cơ tiềm ẩn trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, khi các NHTM đ và đang còn cung ứng cho khách hàng các sản phẩm “tiền gửi có kì hạn, được rút gốc trước hạn, hưởng lãi suất cao”, cạnh tranh thu hút tiền gửi với nhiều hình thức tinh vi vẫn diễn ra khá phức tạp nên độ ổn định của nguồn vốn tiền gửi nói chung, tiền gửi kì hạn nói riêng sẽ thấp; đồng thời, việc thanh lí hoặc mua bán, chứng khoán hóa các khoản cho vay cũ là không dễ dàng. Do đó, để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản, tỉ lệ LDR cần được quy định ở mức thấp hơn tỉ lệ LDR thực tế trung bình ngành được xác lập trong những năm gần đây có tham khảo kinh nghiệm các nước. Lưu ý rằng theo nghiên cứu thống kê của nhóm tác giả Giáo sư David G. Mayes (Đại học Auckland), Peter J. Morgan (ADB) và Hank Lim vào tháng 3/2010 trong công trình nghiên cứu: “Deepening the Financial System” thì tỉ lệ LDR bình quân của châu Á loại trừ Nhật Bản là 75% vào năm 2008; còn LDR bình quân của nhóm nước có thu nhập thấp chỉ đạt 60% vào năm 2007.
Tỷ suất sinh lời hoạt động (NPM) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, đúng với kỳ vọng của tác giả. Tuy nhiên, tác động này là khá thấp, điều đó chứng t tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng ảo của tổng tài sản và nó cũng cho thấy việc quản trị chi phí của các NHTM cũng chưa đạt kết quả cao trong thời gian qua. Do đó, các NHTMCP cần nâng cao hiệu quả quản trị chi phí và đa dạng hóa các nguồn thu chứ không nên quá phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng khi mà hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn trong thời gian hiện nay.
Thu nhập ngoài l i (NII) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, đúng với kỳ vọng của tác giả. Tuy nhiên, tác động của NII đến ROA vẫn còn thấp, điều này cho thấy các ngân hàng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ hoạt động cho vay. Trong khi lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng góp phần không nh vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong điều kiện các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, nhu cầu về các dịch vụ phi tín dụng sẽ ngày càng gia tăng, trong khi hoạt động phi tín dụng mang lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn, ít rủi ro. Vì vậy, trong