Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người lao động tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi bắc thái bình (Trang 42)

Thông tin sử dụng trong nghiên cứu đƣợc tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Giá trị của mỗi thông tin phụ thuộc vào những thông tin trong đó liên quan nhƣ thế nào với đối tƣợng nghiên cứu. Số lƣợng và chất lƣợng thông tin là những chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Về mặt số lƣợng, thông tin cần phải phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Về mặt chất lƣợng, thông tin phải khách quan, chính xác và cập nhật. Thông tin là điều kiện sống còn của hoạt động khoa học.

Có rất nhiều cách phân loại dữ liệu tùy theo phƣơng pháp và mục đích của nhà nghiên cứu. Trong nghiên cứu này dữ liệu đƣợc phân chia thành hai loại chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu sơ cấp bao gồm các thông tin thu thập cho

thông tin này đƣợc thu nhận từ các hoạt động xã hội hoặc sản xuất, từ các cuộc điều tra cơ bản, điều tra xã hội hay quan sát thực tiễn…. Các dữ liệu sơ cấp có rất nhiều lợi thế. Thứ nhất, nó là hình thức đáng tin cậy nhất của dữ liệu, nó đƣợc thiết kế dạng ít thiên vị của dữ liệu. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu có thể có tƣơng tác trực tiếp với đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp thƣờng là tốn kém và mất thời gian. Hơn nữa, rất khó cho nhà nghiên cứu để thiết kế các cuộc khảo sát. Tất cả các câu hỏi trong cuộc điều tra cần phải đơn giản và dễ hiểu đối với những ngƣời tham gia.

Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin mà đã tồn tại,

đã đƣợc thu thập cho mục đích khác (Amstrong & Kotler, 2007). Hơn nữa, các nguồn dữ liệu thứ cấp thu đƣợc qua những cuốn sách, các trang web, tạp chí, báo đôi khi có thể tiết kiệm chi phí và thời gian khi so sánh với các dữ liệu ban đầu. Tuy nhiên, có một số nhƣợc điểm liên quan đến dữ liệu thứ cấp là các thông tin cần thiết có thể không có. Ngoài ra, ngay cả khi dữ liệu có thể đƣợc tìm thấy, thì tính hữu dụng của nó vẫn là vấn đề cần đƣợc nhà nghiên cứu xem xét đến. Vì vậy, để làm cho các thông tin thứ cấp có hiệu lực, các nhà nghiên cứu phải đánh giá một cách cẩn thận.

2.1.2. Phƣơng pháp phân tích tài liệu

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá tài liệu. Một số phƣơng pháp đã đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn của mình để tiến hành công việc này là:

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phương pháp phân tích lý thuyết là phƣơng pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về

một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý

thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hƣớng, những trƣờng phái nghiên cứu của từng tác giả và từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phƣơng

pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc để đƣợc tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết đƣợc thực hiện khi ta đã thu thập đƣợc nhiều tài liệu phong phú về một đối tƣợng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có. Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có chiều hƣớng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn.

Phương pháp so sánh: Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến trong

phân tích nói chung. Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong nghiên cứu để có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng, giá trị cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng của vấn đề nghiên cứu trong kỳ phân tích. Đồng thời so sánh các kết quả điều tra, phỏng vấn, các chỉ tiêu đánh giá nhằm tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách tổng quát.

Phương pháp thống kê: Là hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập,

tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán, ra quyết định. Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng trong việc thống kê dữ liệu thu thập đƣợc nhằm tổng hợp khái quát hóa các số liệu, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, kết luận đƣợc dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người lao động tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi bắc thái bình (Trang 42)