Sherry & Ctg (2004) thực hiện nghiên cứu đo lƣờng kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên trong nƣớc và nƣớc ngoài về Học viện Công nghệ UNITEC, Auckland, New Zealand với thang đo SERVQUAL 5 nhân tố với 20 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy, các khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của 5 nhân tố đều âm và có ý nghĩa thống kê, điều này có nghĩa là UNITEC còn nhiều việc phải làm để nâng cao chất lƣợng dịch vụ đào tạo. Trong khi chất lƣợng kỳ vọng của sinh viên trong nƣớc và bản xứ khác nhau không đáng kể, thì chất lƣợng cảm nhận của sinh viên nƣớc ngoài thấp hơn rất nhiều. Do đó, sinh viên nƣớc ngoài có khoảng cách cảm nhận – kỳ vọng lớn hơn, trong đó khoảng cách đáng kể nhất là thuộc về các nhân tố cảm thông, năng lực phục vụ và khả năng đáp ứng (Sherry & ctg (2004) trích trong Nguyễn Thành Long (2006)).
Với thang đo SERVQUAL, Chua (2004) nghiên cứu đánh giá chất lƣợng đào tạo đại học theo các khía cạnh đối tƣợng khác nhau nhƣ: 35 sinh viên, 10 giảng viên, 27 phụ huynh, 12 ngƣời sử dụng lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong hầu hết các thành phần của thang đo SERVQUAL, sinh viên, phụ huynh, ngƣời sử dụng lao động đều kỳ vọng cao hơn những gì mà họ nhận đƣợc. Riêng các giảng viên, sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng xuất hiện ở 2 thành phần là phƣơng
tiện hữu hình và năng lực phục vụ (Chua (2004) trích trong Nguyễn Thành Long (2006)).
Nguyễn Thành Long (2006) sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lƣợng đào tạo tại Đại học An Giang. Nguyễn Thành Long đã sử dụng biến thể của thang đo SERVQUAL là SERVPERF đánh giá chất lƣợng đào tạo qua đánh giá của sinh viên Đại học An Giang. Nghiên cứu đƣợc tiến hành với sinh viên hệ Đại học thuộc 4 khoa: Sƣ phạm, Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật công nghệ môi trƣờng và Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên. Thang đo gồm 35 biến quan sát, với khoảng 600 hồi đáp hợp lệ. Kết quả cho thấy thang đo đạt độ tin cậy, các yếu tố giảng viên, cơ sở vật chất và sự tin cậy là 3 yếu tố quan trọng của chất lƣợng đào tạo (yếu tố giảng viên là thành phần quan trọng nhất, xếp thứ hai là cơ sở vậy chất và sự tin cậy) và yếu tố sự cảm thông của nhà trƣờng có tác động không đáng kể đến sự hài lòng của sinh viên Đại học An Giang. Hạn chế của nghiên cứu là: việc lấy mẫu thuận tiện theo đơn vị lớp ở các khoa làm tính đại diện của kết quả chƣa cao, bên cạnh đó Đại học An Giang là một trƣờng trẻ, có những đặc trƣng riêng biệt sinh viên ít có cơ hội tham khảo một số trƣờng lân cận.
Lƣu Thiên Tú (2009) đã đƣa ra mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ đào tạo đƣợc cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên trƣờng Đại học Công Nghệ Sài Gòn (STU), sử dụng thang đo SERVPERF để đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ đào tạo và biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu đƣợc tiến hành với sinh viên hệ đại học thuộc 8 khoa: Cơ khí, Điện – Điện tử, Điện tử - Viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật công trình. Thang đo gồm 22 biến quan sát, 1500 phiếu phát ra với khoảng 518 hồi đáp hợp lệ. Kết quả cho thấy thang đo tin cậy, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên là sự đáp ứng và môi trƣờng giảng dạy. Trong đó, yếu tố Môi trƣờng giảng dạy ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên nhiều hơn nhân tố Sự đáp ứng và cả hai yếu tố này đều bị đánh giá với điểm số khá thấp. Hạn chế của nghiên cứu này là: (1) Đại học Công nghệ Sài Gòn là một trƣờng Đại học tƣ thục với quy mô vừa và nhỏ nên tính khái quát của nghiên cứu chƣa cao, có thể không hữu dụng cho hệ thống
các Trƣờng Công lập. (2) Đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên hiện đang theo học hệ chính quy tập trung nên mức độ xác thực của thang đo chất lƣợng chƣa cao, dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian tƣơng đối ngắn (1 tháng) nên giá trị phân tích thống kê có thể không hoàn toàn chính xác, có thể kết quả còn thay đổi nhiều.
Lê Ngô Ngọc Thu (2011) sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lƣợng dịch vụ đào tạo Học viện Hàng Không Việt Nam. Nghiên cứu đƣợc tiến hành các sinh viên chính quy hệ cao đẳng, đại học đang học từ năm 2 đến năm 4. Thang đo gồm 31 biến quan sát với 450 phiếu phát ra, có 390 hồi đáp hợp lệ. Kết quả cho thấy thang đo tin cậy, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên là sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trƣờng đối với sinh viên, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của nhà trƣờng. Trong đó Cơ sở vật chất của nhà trƣờng có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của sinh viên, thứ hai là yếu tố Sự đáp ứng và Độ tin cậy của nhà trƣờng đối với sinh viên, thứ ba là yếu tố Đội ngũ giảng viên. Hạn chế của nghiên cứu là: (1) Phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện theo đơn vị lớp ở các khoa làm tính đại diện của kết quả chƣa cao. (2) Tham gia giảng dạy của nhiều giảng viên thính giảng, nên kết quả nghiên cứu chƣa chỉ ra đƣợc sự khác biệt giữa giảng viên ngoài trƣờng và đội ngũ giảng viên cơ hữu, do đó chƣa thể xác định cụ thể đánh giá của sinh viên đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu. (3) Nghiên cứu chỉ tập trung lấy ý kiến đối với sinh viên hệ chính quy đang học từ năm 2 đến năm 4 nên mức độ xác thực của thang đo chất lƣợng dịch vụ đào tạo của VAA chƣa cao.