0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viê nở các Khoa, theo

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN.PDF (Trang 73 -73 )

Giới tính, theo Năm học, theo Hệ đào tạo và theo Kết quả học tập

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một nhân tố ANOVA để kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo Khoa, Giới tính, Năm học, Hệ đào tạo và Kết quả học tập. Với giả thuyết H0 đƣa ra là: Không có sự đánh giá khác nhau trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo theo Khoa, theo Giới tính, theo Năm học, theo Hệ đào tạo và theo Kết quả học tập.

Kết quả sau khi phân tích cho thấy (xem Phụ lục 8):

(1) Phân tích sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên ở các Khoa

Trong phân tích này, ta sẽ kiểm tra sự hài lòng của sinh viên theo từng Khoa khác nhau trong trƣờng có sự khác biệt lớn hay không, vì bên cạnh một số các yếu tố có thể sử dụng chung nhƣ phòng học, các dịch vụ hỗ trợ … thì các yếu tố nhƣ giảng viên, phòng thực hành, thí nghiệm… của mỗi khoa là khác nhau.

Vì vậy, dùng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai ANOVA tác giả muốn kiểm định giả thiết H0 = Không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo theo Khoa.

Nhìn vào bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lòng của sinh viên ở các khoa là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể (từ 3.1173 đến 3.4622). Mức ý nghĩa Sig. = 0.971 (lớn hơn 0.05) trong kiểm định phƣơng sai (Test of Homogeneity of Variances). Ta có thể kết luận rằng phƣơng sai mức độ hài lòng của sinh viên giữa các khoa là không khác nhau.

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. =0.244 (lớn hơn 0.05) cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo của sinh viên giữa các Khoa là giống nhau, hay giả thiết H0 đƣợc chấp nhận.

(2) Phân tích sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo Năm học

Kiểm định giả thiết H0 = Không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo theo Năm học.

Nhìn vào bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lòng của sinh viên ở các Năm học là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể (từ 3.2595 đến 3.3374). Mức ý nghĩa Sig. = 0.546 (lớn hơn 0.05) trong kiểm định phƣơng sai (Test of Homogeneity of Variances). Ta có thể kết luận rằng phƣơng sai mức độ hài lòng của sinh viên giữa các năm học là không khác nhau.

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. =0.807 (lớn hơn 0.05) cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo của sinh viên giữa các Năm học là giống nhau, hay giả thiết H0 đƣợc chấp nhận.

(3) Phân tích sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo Giới tính

Kiểm định giả thiết H0 = Không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo theo Giới tính.

Nhìn vào bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lòng của sinh viên về Giới tính là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể (từ 3.1163 đến 3.3867). Mức ý nghĩa Sig. = 0.206 (lớn hơn 0.05) trong kiểm định phƣơng sai (Test of Homogeneity of Variances). Ta có thể kết luận rằng phƣơng sai mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính là không khác nhau.

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. =0.015 (nhỏ hơn 0.05) cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo giữa sinh viên Nam và sinh viên nữ là khác nhau, hay giả thiết H0 bị bác bỏ.

(4) Phân tích sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo Hệ đào tạo

Kiểm định giả thiết H0 = Không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo theo Hệ đào tạo.

Nhìn vào bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lòng của sinh viên theo Hệ đào tạo là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể (từ 3.2585 đến 3.3342). Mức ý nghĩa Sig.= 0.380 (lớn hơn 0.05)

trong kiểm định phƣơng sai (Test of Homogeneity of Variances). Ta có thể kết luận rằng phƣơng sai mức độ hài lòng của sinh viên theo hệ đào tạo là không khác nhau.

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. =0.496 (lớn hơn 0.05) cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo của sinh viên theo hệ đào tạo (sinh viên Cao đẳng và Đại học) là giống nhau, hay giả thiết H0 đƣợc chấp nhận.

(5) Phân tích sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo Kết quả học tập

Kiểm định giả thiết H0 = Không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo theo Kết quả học tập.

Nhìn vào bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lòng của sinh viên theo Kết quả học tập là khác nhau, sự khác nhau này tƣơng đối cao (từ 2.2233 đến 3.8340). Mức ý nghĩa Sig. = 0.055 (lớn hơn 0.05) trong kiểm định phƣơng sai (Test of Homogeneity of Variances). Ta có thể kết luận rằng phƣơng sai mức độ hài lòng của sinh viên theo Kết quả học tập là không khác nhau.

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa Sig. =0.077 (lớn hơn 0.05) cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ đào tạo giữa sinh viên có kết quả học tập Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu là giống nhau, hay giả thiết H0 đƣợc chấp nhận.

4.8. Tóm tắt

Chƣơng 4 này trình bày kết quả kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Kết quả Cronbach Alpha kiểm tra độ tin cậy của thang đo gồm 27 biến quan sát trong đó có 7 biến quan sát TINCAY2, TINCAY3, DAPUNG1, DAPUNG5, CAMTHONG1, CAMTHONG4, HUUHINH5 có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, nên khi loại 7 biến này ra khỏi thang đo, thì hệ số Cronbach Alpha của 20 biến còn lại của các thang đo đều đạt yêu cầu. Đƣa các biến còn lại vào bƣớc nghiên cứu tiếp theo phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 20 biến quan sát gồm 17 biến thuộc thang đo chất lƣợng dịch vụ đào tạo và 3 biến thuộc thang đo sự hài lòng của sinh viên. 17

biến quan sát thuộc thang đo chất lƣợng dịch vụ đào tạo bằng phép xoay Varimax hợp thành 4 nhân tố mới và đƣợc đặt lại tên là:

Nhân tố thứ nhất gồm 5 biến quan sát thuộc thành phần “mức độ tin cậy” (TINCAY4, TINCAY5) và thành phần thuộc “Năng lực phục vụ” (NANGLUC1, NANGLUC2, NANGLUC3). Nội dung đƣợc đề cập đến giảng viên nên nhân tố này đƣợc đặt tên là “ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN”

Nhân tố thứ hai gồm 5 biến quan sát thuộc thành phần “mức độ tin cậy” (TINCAY1), “mức độ đáp ứng” (DAPUNG2, DAPUNG3) và “mức độ cảm thông” (CAMTHONG2, CAMTHONG3). Nội dung đƣợc đề cập đến nhà trƣờng nên nhân tố này đƣợc đặt tên là “QUAN TÂM CỦA NHÀ TRƢỜNG”

Nhân tố thứ ba gồm 4 biến quan sát thuộc thành phần “Phƣơng tiện hữu hình” (HUUHINH1, HUUHINH2, HUUHINH3, HUUHINH4). Nội dung đƣợc đề cập đến cơ sở vật chất của nhà trƣờng nên nhân tố này đƣợc đặt tên là “CƠ SỞ VẬT CHẤT”.

Nhân tố thứ tƣ gồm 3 biến quan sát thuộc thành phần “mức độ đáp ứng” (DAPUNG4) và thành phần “năng lực phục vụ” (NANGLUC4, NANGLUC5). Nội dung đƣợc đề cập đến là nhân viên của nhà trƣờng nên nhân tố này đƣợc đặt tên “NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN”

Kết quả hồi quy cho thấy 4 nhân tố này đều tác động đến sự hài lòng của sinh viên, và các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh đƣợc chấp nhận.

Nghiên cứu sự khác biệt về mức độ hài lòng theo yếu tố Khoa, Năm học, Giới tính, Hệ đào tạo và Kết quả học tập, nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc không có sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên theo Khoa, Năm học, Hệ đào tạo và Kết quả học tập. Tuy nhiên, trong nghiên cứu sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Giới tính có sự khác nhau giữa giới tính nam và nữ về mức độ hài lòng.

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần xác định đƣợc các thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại trƣờng Đại học Phú Yên, tuy nhiên, do chất lƣợng dịch vụ đào tạo là lĩnh vực không ổn định vì phụ thuộc vào mức độ cảm nhận của sinh viên nên tùy thuộc vào từng điều kiện thực tế

của từng đơn vị đào tạo cần có sự điều chỉnh khái niệm và thang đo cho phù hợp. Bên cạnh đó, sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bên ngoài.

Chƣơng tiếp theo sẽ đề xuất kiến nghị và kết luận đối với trƣờng Đại học Phú Yên trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của sinh viên.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Giới thiệu

Chƣơng 5 này đƣa ra một số kiến nghị về chất lƣợng dịch vụ đào tạo và đƣa ra kết luận từ nghiên cứu. Chƣơng này bao gồm 3 phần chính: (1) Kết quả và đóng góp của nghiên cứu; (2) Kiến nghị về chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại Đại học Phú Yên; (3) Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN.PDF (Trang 73 -73 )

×