Phƣơng pháp hồi qui bội đƣợc tiến hành với biến phụ thuộc là Sự hài lòng của sinh viên, các biến độc lập là bốn nhân tố của thang đo chất lƣợng dịch vụ đào tạo gồm Đội ngũ giảng viên, Quan tâm của nhà trƣờng, Cơ sở vật chất, Năng lực phục vụ của nhân viên, với mục đích đánh giá mức độ tác động của các nhân tố lên sự hài lòng.
Bằng phƣơng pháp Enter. Ta có kết quả nhƣ sau:
Bảng 4.11. Kết quả R2 của mô hình hồi qui Mô
hình R R
2
R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn của ƣớc lƣợng
1 .656a 0.430 0.423 0.70965
Kết quả hồi qui bội có hệ số xác định R2
là 0.430 và hệ số xác định R2 điều chỉnh là 0.423. Điều này nói lên rằng độ thích hợp của mô hình là 42.3%. Nói cách khác, các yếu tố trong mô hình có tác động đến khoảng 42.3% sự hài lòng của sinh viên. Nhƣ vậy, ngoài các yếu tố nêu trên tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại trƣờng Đại học Phú Yên, sự hài lòng của sinh viên còn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu này chƣa đề cập đến.
Bảng 4.12. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA Mô hình Tổng các độ lệch
bình phƣơng df Bình phƣơng trung bình F Sig.
1 Hồi qui 112.187 4 28.047 55.692 .000a
Phần còn lại 148.562 295 0.504
Tổng cộng 260.749 299
Trong bảng phân tích phƣơng sai ANOVA, trị số thống kê F có giá trị Sig.=0.000, do đó mô hình hồi qui bội đƣợc xây dựng phù hợp với dữ liệu ở độ tin
cậy 95%. Các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng đƣợc.
Bảng 4.13. Hệ số hồi qui của mô hình
Mô hình
Hệ số chƣa
chuẩn hóa chuẩn Hệ số hóa t Sig. Đo lƣờng Đa cộng tuyến B Std. Error Beta Độ chấp nhận của biến VIF 1 (Constant) 0.688 0.180 3.821 0.000 Đội ngũ giảng viên 0.139 0.048 0.162 2.88 0.004 0.612 1.634
Quan tâm của
nhà trƣờng 0.287 0.061 0.288 4.666 0.000 0.506 1.975 Cơ sở vật chất 0.192 0.048 0.207 4.034 0.000 0.73 1.369 Năng lực phục vụ
của nhân viên 0.185 0.071 0.166 2.619 0.009 0.48 2.083
Qua bảng kết quả 4.13 ta thấy mô hình không bị vi phạm hiện tƣợng đa cộng tuyến do hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (Variance inflation factor) các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi qui.
Kết quả phân tích ở bảng 4.13, các biến đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05, cụ thể: Cơ sở vật chất có Sig.= 0.000, Đội ngũ giảng viên có Sig.= 0.004, Quan tâm của nhà trƣờng có Sig. = 0.000, Năng lực phục vụ của nhân viên có Sig. = 0.009. Do đó ta có thể nói rằng 4 biến độc lập trên có ý nghĩa trong mô hình và các biến đều có tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng dịch vụ đào tạo với độ tin cậy 95%.
Từ kết quả ở bảng 4.13 ta thấy hệ số hồi qui chuẩn hóa (Beta) của các biến độc lập (Cơ sở vật chất, Đội ngũ giảng viên, Quan tâm của nhà trƣờng, Năng lực phục vụ của nhân viên) cũng đều mang dấu dƣơng, có nghĩa là các biến độc lập này có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc (Sự hài lòng của sinh viên). Biến Quan tâm của nhà trƣờng tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại Đại học Phú Yên vì có hệ số Beta lớn nhất (Beta = 0.288), kế
đến là biến Cơ sở vật chất (Beta =0.207), tiếp theo là biến Năng lực phục vụ của nhân viên (Beta = 0.166) và cuối cùng là biến Đội ngũ giảng viên (Beta = 0.162).