Kiểm định tự tƣơng quan
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định tự tƣơng quan
Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn
của ƣớc lƣợng Durbin-
Watson
1 .656a .430 .423 .70965 1.685
Để kiểm định tự tƣơng quan ta dùng đại lƣợng Durbin - Watson (d) để thực hiện kiểm định. Đại lƣợng d này có giá trị biến thiên từ 0 đến 4. Nếu các phần dƣ không có tƣơng quan chuỗi bậc nhất với nhau giá trị d sẽ gần bằng 2. Kiểm định Durbin - Watson cho thấy kết quả d = 1.685 không quá xa giá trị 2, ta có thể kết luận các phần dƣ là độc lập với nhau hay không có tƣơng quan giữa các phần dƣ, nên giả định tự tƣơng quan không bị vi phạm.
Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Mô hình
Đo lƣờng Đa cộng tuyến Độ chấp nhận của
biến VIF
1 (Constant)
Đội ngũ giảng viên 0.612 1.634
Quan tâm của nhà trƣờng 0.506 1.975
Cơ sở vật chất 0.73 1.369
Năng lực phục vụ của nhân viên 0.48 2.083
Qua kết quả phân tích từ bảng trên, ta thấy VIF lớn nhất không vƣợt qua 10 do đó ta có thể kết luận mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến. Chỉ khi nào VIF vƣợt quá 10 thì mô hình mới xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Kiểm định phân phối chuẩn phần dƣ
Đồ thị 1: Đồ thị kiểmđịnh phân phối chuẩn phần dƣ
Nhìn vào đồ thị ta thấy phần dƣ có phân phối chuẩn với trị trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.993 gần bằng 1, nên ta có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi
Đồ thị 2: Đồ thị kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi
Qua đồ thị ta nhận thấy giá trị phần dƣ phân tán ngẫu nhiên xung quanh đƣờng đi qua tung độ 0, điều này chứng tỏ mô hình không bị hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi.
Từ kết quả kiểm định trên, ta thấy mô hình không bị vi phạm các giả định hồi qui nên mô hồi qui phù hợp với các dữ liệu nghiên cứu.