Đấu tranh chống đối tượng“nhân văn giai phẩm”, tội phạm hình sự,

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 41)

sự, thực hiện bảo mật, phòng gian.

Cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề “Nhân văn giai phẩm” trên lĩnh vực văn hóa cũng thu hút đông đảo nhân dân tham gia nhất là các văn nghệ sỹ, trí

thức, cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan, tổ chức văn hóa, xuất bản sách báo. Tầng lớp văn nghệ sỹ được tuyên truyền, giáo dục đã thấy được vị trí, vai trò của mình phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từ bỏ ý định chống đối. Đối với một số đối tượng còn chống đối, quần chúng kiên quyết đấu tranh, không xuất bản sách báo tuyên truyền, đồng thời, báo cho các cơ quan chức năng có hướng giải quyết kịp thời.

Điển hình như: Công nhân nhà máy in Xuân Thu đã phát hiện và kịp thời chặn đứng không cho in Báo “Nhân văn” số 6 với những nội dung rất phản động như: hô hào quần chúng xuống đường biểu tình đòi thay đổi chế độ, thay đổi ban lãnh đạo TW để chúng nắm quyền lãnh đạo. Công nhân nhà máy in Sông Lô cũng phản đối việc in tập san “Giai phẩm”, đồng thời gửi kiến nghị lên Liên hiệp Công đoàn đề nghị đình chỉ xuất bản tập san “Giai phẩm” và báo “Nhân văn”.

Nhờ có sự giúp đỡ của quần chúng đặc biệt là cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan, tổ chức văn hóa mà những hành động phản động của các đối tượng “Nhân văn, giai phẩm” bị phát hiện, lên án. Lực lượng Công an vì vậy có cơ sở để thu thập chứng cứ, làm rõ hành vi chống phá cách mạng, kịp thời bắt giữ, ngăn chặn, trên cơ sở đó xây dựng hướng dẫn, nội quy về chế độ bảo vệ cơ quan, chế độ xuất bản, lưu hành sách báo, đồng thời, thấy được những thiếu sót, sơ hở trong việc quản lý văn học nghệ thuật để chấn chỉnh.

Sau khi tiếp quản các thành phố, thị xã, tình hình tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội có những diễn biến phức tạp. Để đấu tranh chống tội phạm hình sự có hiệu quả, bên cạnh việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường giáo dục nhằm phát huy hơn nữa vai trò của quần chúng trong công tác giữ gìn trật tự xã hội, chấp hành các quy định về pháp luật của Nhà nước, nâng cao cảnh giác, phát hiện và tố giác tội phạm. Phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Trước hết, bản thân mỗi người đều nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước. Quần chúng được giáo dục, trên cơ sở nhận thức được hậu quả mà hành vi sai trái như: nấu rượu lậu, buôn bán thuốc phiện, trích hút, cờ bạc…gây ra, mỗi người đã tự giáo dục, phổ biến không để các thành viên trong gia đình, họ hàng vi phạm; trực tiếp đấu tranh, bắt giữ các đối tượng phạm tội như: bọn chuyên buôn bán đầu tiêm, bọn trộm cắp, cướp của,...; tham gia giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc các trẻ em sống lang thang, có hoàn cảnh khó khăn phải sống tập trung trong các cơ sở nội trú, giúp đỡ các em trở thành người lương thiện không để các phần tử xấu rủ rê, lôi kéo vào còn đường phạm pháp. Với sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của quần chúng, Công an phát hiện, bắt giữ 311 vụ đánh bạc [37, 97], bắt giữ và xử lý 106 tên bán đầu tiêm, tập trung giáo dưỡng 312 trẻ em lưu lạc [37, 98].

Ngoài ra, nhân dân còn kịp thời khai báo các hiện tượng bất minh, các trường hợp khả nghi phạm tội ở khu vực, địa bàn nơi mình sinh sống, công tác. Qua các thông tin mà nhân dân cung cấp những tin tức, lực lượng Công an tiến hành xác minh, tổ chức điều tra, khám phá, ngăn chặn kịp thời các hoạt động phá hoại của các đối tượng, đảm bảo giữ gìn trật tự trị an. Tới năm 1962, theo thống kê ở 18 địa phương, quần chúng đã phát hiện cho cơ quan Công an 14.183 hiện tượng nghi vấn về hình sự, xác minh rõ 183 tên tội phạm hình sự đang hoạt động [37, 235].

Quần chúng tích cực tham gia phòng gian, bảo mật. CBCS lao động, sản xuất trong các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị vũ trang, đã tổ chức, học tập về nhiệm vụ, yêu cầu, phương pháp tiến hành triển khai cuộc vận động. Trong các cơ quan, xí nghiệp, quần chúng đã xây dựng những nội quy, danh mục các công tác cần phải làm để thực hiện bảo mật phòng gian có hiệu quả. Cán bộ, viên chức trong các cơ quan đều được học tập, nâng cao cảnh giác, phát hiện những đối tượng có hành vi tham ô, trộm cắp, làm lộ, lọt bí mật của Nhà nước. Ý thức cảnh giác của cán bộ, công nhân, viên chức, chiến sỹ được củng cố, nâng cao. Vì vậy, mặc dù địch tìm mọi cách gây thiệt hại cho cơ quan, xí

nghiệp, lực lượng vũ trang, nhưng nhìn chung với phong trào bảo mật phòng gian phát triển rộng rãi đã phần nào hạn chế được những tổn thất do kẻ địch gây ra. Tỷ lệ cơ quan, xí nghiệp, đơn vị đạt loại khá ngày càng nhiều chiếm 56%, loại kém giảm dần [37, 221].

Công tác bảo mật, phòng gian được tăng cường nên phần lớn những cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quan trọng và thiết yếu đều đảm bảo thuần khiết. Những vụ việc phức tạp xảy ra trong cơ quan, xí nghiệp đã giảm nhiều và hầu hết đã được kết luận rõ ràng. Đến năm 1964, nhân dân giúp đỡ lực lượng Công an đưa ra được kết luận 95% số vụ phức tạp xảy ra [37, 222], khám phá thành công nhiều vụ hoạt động phá hoại gây thiệt hại tài sản Nhà nước, các vụ tham ô, lãng phí…trong nội bộ các cơ quan, xí nghiệp, xử lý thích đáng các đối tượng phá hoại, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước. Phong trào quần chúng tham gia bảo mật phòng gian, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn trong nội bộ các cơ quan, xí nghiệp được đẩy mạnh và phát huy tác dụng đáng kể, góp phần giữ gìn ANTT ở địa phương.

Điển hình như ở Bắc Ninh, qua việc học tập, thực hiện bảo mật phòng gian kết hợp với xây dựng cơ quan, xí nghiệp, đơn vị an toàn, cán bộ, công nhân viên các cơ quan, xí nghiệp đã nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và báo cho cơ quan Công an nhiều tin tức về chính trị, hình sự, các đối tượng chính trị phức tạp trong nội bộ không khai báo lý lịch. Ở những nơi quần chúng học tập và thực hiện 7 nội dung bảo vệ trị an thì tình hình trật tự xã hội ngày càng tốt hơn. Với sự giúp đỡ của quần chúng, lực lượng Công an đã điều chuyển được 20 đối tượng sưu tra xấu ra khỏi bộ phận thiết yếu quan trọng [5, 172]. Những cơ quan, xí nghiệp có tề, ngụy cũ, lực lượng ban bảo vệ đã phổ biến 6 tiêu chuẩn cải tạo, thực hiện giám sát, quản lý các đối tượng. Lực lượng bảo vệ thực sự trở thành nòng cốt trong công tác giữ gìn ANTT trong các cơ quan, xí nghiệp.

Tại Nghệ An, cán bộ, công nhân viên đã thực hiện các biện pháp thuần khiết ở 12 cơ quan, xí nghiệp, 88 bộ phận thiết yếu quan trọng đạt 78%; xây

dựng bổ sung 167 nội quy bảo vệ; đề xuất Ủy ban hành chính tỉnh điều chuyển 52 đối tượng ra khỏi các bộ phận cần thuần khiết [72, 169]

Ở Hưng Yên, với vai trò xung kích của quần chúng đã xây dựng được 86 đơn vị đạt tiêu chuẩn về bảo mật, phòng gian. Toàn tỉnh có 3 đơn vị được Ủy ban hành chính tỉnh tặng Bằng khen về xây dựng cơ quan xí nghiệp an toàn. Lực lượng bảo vệ cơ quan, xí nghiệp được tăng cường củng cố, bổ sung, có 96 ban bảo vệ, số cán bộ tham gia công tác này tăng 65% [72, 192].

Với những hoạt động tích cực của quần chúng mà phong trào bảo mật phòng gian do Đảng, Bộ Công an phát động đã được triển khai, củng cố gắn liền nội dung thiết thực có ý nghĩa quan trọng giúp lực lượng Công an phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại hoạt động tình báo, gián điệp, tay sai khi đế quốc Mỹ tăng cường các hoạt động leo thang chiến tranh ngầm đối với miền Bắc; đồng thời đấu tranh có hiệu quả đối với bọn tội phạm hình sự, bảo vệ an toàn nội bộ cơ quan, hạn chế các vụ tham ô, trộm cắp tài sản xí nghiệp, tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sản xuất.

Nhìn chung, công tác đấu tranh giải quyết vấn đề “nhân văn giai phẩm”, phòng chống tội phạm hình sự, làm giảm các tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo mật, phòng gian xây dựng cơ quan đơn vị an toàn, thuần khiết trong mười năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc đã thu được những thắng lợi quan trọng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý, tổ chức đấu tranh, kẻ địch luôn tìm cách phá hoại ANTT, các đối tượng phản động tìm cách chống phá về văn hóa, tư tưởng, tổ chức sản xuất, tội phạm hình sự gây ra nhiều nỗi bất bình cho nhân dân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng CNXH. Được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng, lực lượng Công an đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Không những ANTT được duy trì, giữ vững còn góp phần đắc lực bảo vệ công cuộc kiến thiết, xây dựng hậu phương miền Bắc là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam.

Tiểu kết chương 1.

Có thể nhận thấy, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tình hình ANTT ở miền Bắc diễn biến hết sức phức tạp. Các thế lực thù địch tìm mọi cách để chống phá ta nhằm gây bất ổn về kinh tế, chính trị, văn hóa, để miền Bắc không thể trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Đứng trước âm mưu, thủ đoạn của địch, Đảng đã không ngừng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác Công an thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANTT trong đó nhấn mạnh việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân. Điều đó thể hiện sự tin tưởng của Đảng, của Ngành Công an để quần chúng tự đảm nhận việc giữ gìn an ninh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện các quy ước bảo vệ trị an, xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở. Những đóng góp của quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ công tác của lực lượng Công an giai đoạn này đã góp phần minh chứng cho điều đó.

Với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự hướng dẫn của ngành Công an, quần chúng đã phát huy được sức mạnh to lớn của mình, cùng Công an các cấp làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.Quần chúng đã trở thành một phần không thể thiếu để lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn TTATXH. Sự ổn định của ANTT chính là cơ sở để Đảng, Nhà nước và nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo XHCN, cải cách ruộng đất, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất.

Cuộc vận động quần chúng thực hiện “3 không”, phát triển lên “3 phòng” đến sự ra đời của phong trào quần chúng bảo vệ trị an, bảo mật phòng gian là tất yếu của quá trình phát triển, là đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Từ cuộc vận động quần chúng thực hiện từng yêu cầu, nội dung bảo vệ ANTT tiến đến hình thức mở đợt vận động quần chúng củng cố vùng xung yếu, khoanh vùng trấn áp phản cách mạng, phục vụ và bảo vệ thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các địa bàn trọng điểm đã cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Đó là bước phát triển về chất, là đặc điểm nổi bật trong phong trào quần chúng và là sáng tạo của lực lượng CAND, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn ANTT giai đoạn này.

Với tính tự giác, tích cực của từng cá nhân, đơn vị mà phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an mở rộng tới nhiều xã, thành phố, thị xã trong toàn miền Bắc. Tính đến 6 tháng đầu năm 1960, ở 3.630 xã, thành phố, thị xã trong tổng số 5 981 xã, thành phố, thị xã ở miền Bắc, đạt tỷ lệ 61,2%; có 3 thành phố, 4 thị xã và 2.008 xã (trong đó có 386 xã miền núi) quần chúng thực hiện tốt quy ước bảo vệ trị an [34, 64-65]. Nhiều điển hình tốt đã xuất hiện ở các vùng khác nhau thuộc các tỉnh, thành phố trong toàn miền Bắc. Ở miền núi có xã Hưng Khánh (Yên Bái); ở rẻo cao có xã Thanh Bình (Lào Cai); ở biên giới có xã Quảng Chiêu (Thanh Hóa); ở ven biển có xã Trà Cổ (Hải Ninh); ở giới tuyến có xã Vĩnh Kim (Vĩnh Linh). Trong đó xã Yên Phong là xã tiêu biểu, điển hình nhất trong phong trào bảo vệ trật tự trị an ở miền Bắc trong giai đoạn này.

Phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an phát triển rộng khắp, với không khí thi đua sôi nổi. Thi đua với Yên Phong, nhân dân ở nhiều xã, huyện trong các tỉnh, thành phố tăng cường sản xuất, công tác về mọi mặt nhất là bảo vệ ANTT. Nhiều điển hình mới ở khắp các tỉnh, thành, trong các cơ quan, xí nghiệp cũng như ở ngoài xã hội, ở đồng bằng cũng như miền núi. Đến tháng 6/1962, nhân dân ở 968 xã, 165 thị xã, thị trấn đăng ký tiến kịp và vượt Yên Phong [72, 66-67]. Tiếp sau Yên Phong, nhiều nơi nổi lên là những lá cờ đầu của từng địa phương như: Khối 30, Đống Đa, Hà Nội (lá cờ của quần chúng khu phố, thị xã), xã Hưng Khánh, Trấn Yên, Yên Bái (lá cờ đầu của phong trào các tỉnh miền núi),...Với những đóng góp to lớn của quần chúng trên các mặt công tác, nhiều địa phương đã xây dựng được các xã vững mạnh, số đạt loại khá về bảo vệ ANTT ngày một tăng. Ở Nghệ An, đến năm 1964 toàn tỉnh có 291/441 xã có phong trào khá (chiếm 67%), 139 xã trung bình (chiếm tỷ lệ 31%), còn 11 xã kém (chiếm 2%), xây dựng được 13 326 tổ liên gia an toàn trong số 238 xã [72, 168]. Ở các vùng trọng điểm Thiên chúa giáo, vùng biển gần 100% số xã phong trào đạt loại khá, loại trừ được số xã yếu kém.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an giai đoạn 1954 - 1964 đã góp phần quan trọng giúp lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. So với giai đoạn trước đó, phong trào quần chúng có bước phát triển mới. Lực lượng Công an xã cũng như Ban Bảo vệ dân phố, Ban Bảo vệ cơ quan, xí nghiệp được củng cố về số lượng, chất lượng. Đây chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào quần chúng ngày càng vững mạnh. Quần chúng tham gia xây dựng các cơ quan, xí nghiệp an toàn, đấu tranh chống tham ô, lãng phí, trộm cắp tài sản, bọn phản cách mạng, gián điệp, biệt kích cài cắm phá hoại, góp phần bảo vệ, giữ gìn sự ổn định về ANTT tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an cũng còn một số hạn chế, thiếu sót. Ở một số địa phương, quần chúng vẫn chưa thực sự chủ động, tích cực tham gia. Một số nơi vẫn dựa chủ yếu vào Ban Công an xã, Ban Bảo vệ dân phố, bảo vệ các cơ quan đơn vị, xí nghiệp do đó chưa phát huy hết vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng trong đấu tranh chống các loại tội phạm. Số xã yếu, kém, trung bình còn nhiều. Trong các đơn vị, cơ quan xí nghiệp, quần chúng còn coi nhẹ công tác bảo mật phòng gian, có tâm lý ngại đấu tranh, sợ va chạm. Tình trạng lộ, lọt bí mật Nhà nước, để mất tài liệu nhất là nạn tham ô, trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 41)