Giám sát, giúp đỡ các đối tượng cải tạo

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 40)

Nhân dân còn tích cực tham gia giúp đỡ các đối tượng sa ngã trong diện cải tạo tại chỗ ở địa bàn cơ sở trở thành người có ích, người lương thiện thông qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Đối với những người đã tiến bộ hoặc có biểu hiện tiến bộ trong tề, ngụy, phản động cũ,…thì thông qua các cuộc họp ở cơ sở nhân dân tuyên truyền, phổ biến, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cho họ thấy sự khoan hồng cũng như tính chất nghiêm minh của pháp luật để họ từ bỏ hẳn hoạt động chống đối. Đối với những người có tiến bộ nhưng chưa vững vàng, vẫn còn lưng chừng thì đưa vào tổ sản xuất trong xí nghiệp, trong công trường, nông trường, trong hợp tác xã hoặc bảo vệ dân phố để giáo dục. Mỗi khi đối tượng có lời nói hoặc hành động nào sai trái thì quần chúng kịp thời giải thích, giáo dục, uốn nắn họ sửa chữa. Khi họ có biểu hiện tiến bộ thì động viên, khuyến khích họ cố gắng hơn để mau chóng trở thành người thực sự có tiến bộ. Qua đó, góp phần quan trọng giúp lực lượng Công an tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng trong diện cải tạo tại chỗ.

Ở nhiều địa phương cũng đã xuất hiện những cách làm hay, sáng tạo. Điển hình như ở Hà Nội, Quảng Bình, thông qua các cán bộ cơ sở, họ hàng thân thích của đối tượng, những tấm gương điển hình, quần chúng một mặt giải thích, thuyết phục đối tượng cải tạo từ bỏ tư tưởng chống đối, mặt khác bố trí, sắp xếp công việc cho phù hợp, cảm hóa đối tượng. Một số địa phương khác đã đưa công tác cải tạo vào tổ sản xuất, phân công người theo dõi giáo dục đối tượng cải tạo một cách thường xuyên. Hàng tháng có tổ chức các buổi sinh hoạt kiểm điểm, nhận xét sự chuyển biến của đối tượng.

Ở một số xã thuộc vùng biên giới Việt – Lào, quần chúng ở địa phương biết tranh thủ các già làng, trưởng bản, thông qua quan hệ họ hàng thân thuộc để giáo dục cảm hóa đối tượng. Cách làm trên vừa phù hợp với tâm lý, tình

cảm dân tộc, vừa giải quyết tư tưởng chống đối của đối tượng, tránh được tình trạng căng thẳng giữa đồng bào các dân tộc ít người.

“Có thái độ tốt với nhân dân, được nhân dân công nhận là tiến bộ” đã trở thành một trong sáu những tiêu chí quan trọng mà Bộ Công an đề ra để cho các đối tượng phấn đấu cải tạo. Điều này cho thấy vai trò, vị trí vô cùng to lớn của quần chúng trong công tác giáo dục cải tạo. Chính vì vậy, từ năm 1961 đến 1964, hơn 1 vạn đối tượng là tề, ngụy, phỉ, phản động cũ đã được đưa về cải tạo tại chỗ ở thôn xóm, bản làng.

Ngoài ra, nhân dân còn giúp đỡ lực lượng Công an lập hồ sơ, củng cố thêm chứng cứ để bắt trên 1100 đối tượng là phần tử có nguy hại cho an ninh xã hội đi tập trung giáo dục, cải tạo, trừng trị [37, 197], qua đó giải quyết cơ bản những hoạt động gây rối, phá hoại, gây bạo loạn ở địa bàn.

Đưa các phần tử phức tạp, các phản động cũ không có nhiều nguy hại cho an ninh về quản lý ở thôn xóm, cơ quan, đơn vị đã thể hiện nhận thức sâu sắc của lực lượng Công an về sức mạnh to lớn của nhân dân. Công tác cải tạo tại chỗ được sự giúp đỡ, ủng hộ của quần chúng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đến năm 1964, qua phân loại thấy 70% các đối tượng cải tạo yên tâm làm ăn, trong đó 40% có biểu hiện tiến bộ [33, 159]. ANTT ở địa bàn cơ sở được củng cố, giữ vững. Điển hình như ở Hà Nội, nhờ làm tốt công tác cải tạo tại chỗ ở khu dân cư mà số vụ phá hoại máy móc giảm 50% (năm 1961 xảy ra 144 vụ, năm 1962 xảy ra 72 vụ); số tờ rơi phản động giảm 35,14% [34, 120].

Giám sát, quản lý đối tượng cần cải tạo trên địa bàn sinh sống, trong các đơn vị, xí nghiệp công tác, nhân dân đã phát huy vai trò xung kích, đi đầu của mình góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa sự phát sinh, gia tăng tội phạm, giúp Công an hoàn thành công tác giữ gìn trật tự trị an ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)