Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy sức

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 118)

huy sức mạnh của mọi lực lượng xã hội

Đây là một bài học không thể thiếu được đúc rút từ thực tiễn phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng như trong giai đoạn hiện nay.

Đặt phong trào dưới sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở để đảm bảo việc vận động, tập hợp quần chúng phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu, các yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ đặt ra đối với từng giai đoạn cách mạng, từng khu vực, địa bàn. Trên thực tế, sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn, tuy nhiên, nếu không có được sự định hướng đúng đắn thì sức mạnh ấy không được tập hợp, phát huy. Chẳng những vậy, phong trào sẽ dễ lâm vào tình trạng tự phát, xa rời mục tiêu, nhiệm vụ, thậm chí bị suy giảm, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

Bên cạnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an đã thực sự gắn kết với các phong trào thi đua trong các cấp, các ngành trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Chính vì vậy đã góp phần phát huy sức mạnh toàn dân, động viên sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị - xã hội vào đảm bảo sự ổn định vững chắc an ninh chính trị, TTATXH nói riêng và công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN nói chung đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Ngoài ra, dưới chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của Đảng là cơ sở để cấp ủy chỉ đạo các cơ quan, chính quyền, đoàn thể tổ chức triển khai đưa chủ trương, đường lối của Đảng tới được từng hộ gia đình, cá nhân quần chúng. Qua đó, phát huy tối đa vị trí, vai trò của nhân dân, thúc đẩy phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở cơ sở.

Có thể nói, đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng là nền tảng để phát huy sức mạnh, ý chí toàn dân tạo nên một phong trào quần chúng rộng

rãi, sâu sắc, phục vụ thiết thực sự nghiệp bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Phong trào quần chúng bảo vệ ANTT trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đặt ra bài học sâu sắc về việc phải lôi cuốn mạnh mẽ, động viên và tổ chức được mọi thành phần trong xã hội tham gia. Để làm được điều đó, cần có sự tham gia phối hợp, giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các ngành trên cơ sở nhận thức rõ về vai trò, vị trí của việc phát động quần chúng bảo vệ trị an, đồng thời có các hình thức tổ chức nhân dân cho thiết thực, phù hợp với mục đích, tiêu chí của cơ quan, đơn vị.

Điển hình như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tăng cường chỉ đạo mặt trận các cấp phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở cơ sở vận động dòng họ, gia đình nhận quản lý, giáo dục thanh thiếu niên hư, đối tượng có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng; tiến hành hoà giải hàng chục nghìn vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, không để xảy ra phức tạp. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với phong trào xây dựng các tổ nuôi con tốt, dạy con ngoan. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã nhân rộng mô hình “đội thanh thiếu niên treo cờ”, “thanh niên cờ đỏ”, “thiếu niên chim xanh”….

Nhiều địa phương đã tổ chức nhiều mô hình của các giới, các ngành, tổ chức các cuộc vận động với sự tham gia đông đảo, có sự phối kết hợp của các ngành, đoàn thể trong bảo vệ, giữ gìn trật tự trị an. Do vậy tạo nên tính chất “toàn xã hội” của phong trào toàn dân tham gia thực hiện nhiệm vụ ANTT rộng khắp và sâu sắc.

Hải Phòng là một trong những địa phương có phong trào quần chúng phát triển với nhiều mô hình, tổ chức hoạt động thu hút nhân dân tham gia xây dựng, củng cố thế trận an ninh. Đặc biệt trong công tác giáo dục, giúp đỡ trẻ em hư, thành phố đã tổ chức nhiều mô hình, hoạt động thiết thực như: triển khai cuộc vận động “Bố mẹ gương mẫu, trẻ em chăm ngoan” tới tận gia đình

học sinh. Chính quyền và Đoàn thanh niên cơ sở tổ chức các hoạt động hè cho học sinh, giáo dục cho thanh thiếu niên nếp sống lành mạnh và ý thức chấp hành pháp luật; mở hàng chục lớp bổ túc văn hóa ban đêm cho các em thất học, sắp xếp cho gần 600 em vào làm ở các công trường, xí nghiệp, các hợp tác xã thủ công, tổ chức cho 230 em đi lao động ở đồng muối Phù Long huyện Cát Bà và lâm trường Cát Bà. Tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, Ban Chỉ huy liên ngành gồm Công an, Thành đội, Sở Thể dục thể thao phụ trách quản lý giáo dục, vừa tổ chức hơn 300 thanh niên chậm tiến và một số bộ đội đảo ngũ trong diện cưỡng bức lao động được tập trung tham gia lao động sản xuất như cấy lúa, làm muối, nuôi tôm cá,…Ngoài giờ lao động sản xuất, các em còn được tham gia hoạt động văn nghệ, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ…Nhờ những hoạt động thiết thực, cụ thể đã tạo điều kiện cho các em gắn bó với tập thể, quên đi quá khứ lỗi lầm và hướng tới cuộc sống lương thiện, do đó tình hình trật tự trị an ở các đường phố có chuyển biến, tệ nạn trộm cắp, đánh nhau vì thế đã giảm hẳn.

Thực tế lịch sử đã góp phần minh chứng rất rõ về vai trò lãnh đạo của Đảng và sự phối hợp với các cấp, các ngành trong việc phát động các phong trào quần chúng. Phát huy hơn nữa vai trò của cấp ủy Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân phần quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần tự giác, tích cực của nhân dân. Đây chính là cơ sở để thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ ANTT thiết thực và hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ ANTT miền Bắc trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ghi dấu ấn sâu đậm của nhân dân. Một phong trào với tính chất nhân dân rộng rãi đã được triển khai trên mọi mặt trận, thu hút đông đảo các cấp, các ngành tham gia đã tạo điều kiện quan trọng giúp lực lượng CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ phong trào “ba không” tiến tới “bảo vệ trị an”, “bảo mật phòng gian” phát triển rộng khắp đã thể hiện

nhận thức sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng trong thực hiện các nhiệm vụ công tác công an. ANTT được giữ vững, củng cố về mọi mặt đã động viên khí thế cách mạng của quần chúng trong thực hiện đấu tranh chống mọi âm mưu, diễn biến thù địch của kẻ thù, đồng thời phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo của nhân dân trong học tập, lao động, công tác, tạo ra nhiều của cải, xây dựng hậu phương miền Bắc ngày càng vững mạnh, là chỗ dựa cho miền Nam chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ, tay sai.

Phong trào quần chúng trong thực hiện các nhiệm vụ công tác công an thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã trở thành nhân tố quan trọng góp phần vào sự thắng lợi các mục tiêu xây dựng miền Bắc XHCN vững mạnh về mọi mặt. Một thế trận an ninh nhân dân đã được thiết lập đảm bảo cho các hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, thường xuyên, hạn chế tới mức thấp nhất những hoạt động phá hoại của các đối tượng. Đồng thời, thông qua các cuộc đấu tranh có tính chất tự giác mà trình độ, giác ngộ của quần chúng được nâng lên, đẩy lùi các tàn tích, tệ nạn do chế độ xã hội phong kiến thực dân cũ để lại. Đời sống kinh tế, xã hội được nâng lên trở thành nguồn cổ vũ, động viên to lớn nhân dân ra sức xây dựng, bảo vệ hậu phương miền Bắc vững mạnh, là chỗ dựa cho cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

Những đóng góp lớn lao của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ ANTT đã trở thành thực tiễn lý luận phong phú minh chứng cho những luận điểm sâu sắc của các vị tiền bối về vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng; đồng thời là nền tảng để lực lượng Công an triển khai nghiên cứu, xây dựng lý luận về biện pháp công tác nghiệp vụ quần chúng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn đặt ra.

Những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn phong trào quần chúng tham gia giữ gìn ANTT thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trước hết, cần luôn luôn đảm bảo quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bởi đây chính là nhân

tố đảm bảo cho phong trào phát triển đúng hướng, có được sự ủng hộ, giúp đỡ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội. Các cấp, các ngành cần có các hình thức tổ chức, nội dung tuyên truyền, tập hợp, vận động trên cơ sở đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Bên cạnh việc đó, việc xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt là các Ban Công an xã, Bảo vệ dân phố, bảo vệ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp vững mạnh về mọi mặt là cơ sở để động viên, thu hút quần chúng tham gia mạnh mẽ. Đồng thời, không ngừng chú trọng, xây dựng lực lượng Công an chính quy vững mạnh, có nghiệp vụ vững vàng góp phần củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả thế trận “thiên la, địa võng” trong lòng nhân dân

KẾT LUẬN

Nhìn lại chặng đường của cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975 có thể nhiệm vụ giữ gìn ANTT ở miền Bắc ở hai hoàn cảnh khác hẳn nhau: hòa bình và chiến tranh. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì nhiệm vụ giữ gìn ANTT ở miền Bắc cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức. Đế quốc Mỹ cùng các thế lực phản động không ngừng dùng mọi biện pháp, thủ đoạn nhằm đối phó với miền Bắc mà trước hết là phá hoại công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, phá hoại công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới để miền Bắc không thể trở thành chỗ dựa, là hậu phương cho miền Nam. Mặc dù vậy, trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng, Đảng ta đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn mặt công tác giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an.

Có thể nói, không có nhiệm vụ công tác nào của lực lượng Công an thời gian này không gắn với nhân dân. Sức mạnh, vai trò, vị trí của quần chúng được khẳng định và thể hiện xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đồng thời là cơ sở để các cấp các Ngành triển khai xây dựng thế trận an ninh vững chắc góp phần củng cố, hậu phương cách mạng miền Bắc dù trong bất kỳ hoàn cảnh, khó khăn nào. Nếu như trong 10 năm đầu của cuộc kháng chiến, phong trào quần chúng là cơ sở để lực lượng Công an tổ chức thực hiện trong sạch nội bộ, sẵn sàng đón địch khi tới nhà thì trong 10 năm tiếp theo sức mạnh to lớn của quần chúng góp phần thực hiện thế trận phòng không nhân dân vững chắc, không để cho bất kỳ kẻ thù nào có cơ hội chọc thủng, phá hoại từ bên trong lẫn bên ngoài.

Từ những cuộc vận động quần chúng ở từng địa phương, thực hiện một số nội dung thực hiện giữ gìn ANTT, đã phát triển thành phong trào “bảo vệ trị an”, phát động rầm rộ ở các vùng dân cư, cùng với “bảo mật phòng gian” phát động trong khu vực các cơ quan, xí nghiệp. Ý thức tự giác của quần chúng được nâng cao và thể hiện qua những hoạt động đấu tranh cụ thể. Quần

chúng thấy được âm mưu, thủ đoạn của địch, trách nhiệm của bản thân mình đối với sự bình yên của bản làng, thôn xóm, khu phố mình mà không nghe và thực hiện theo những điều mà bọn phản tuyên truyền; tự giác, chủ động tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, các thế lực phản động, gián điệp biệt kích; giúp lực lượng Công an các cấp giám sát, giáo dục các đối tượng quản chế, cải tạo tại địa phương. Nhiều hình thức tổ chức, nội dung hoạt động hết sức phong phú, đa dạng từ phong trào quần chúng đã góp phần quan trọng giúp lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ công tác thường xuyên cũng như đột xuất, đủ sức đương đầu với bất kỳ một diễn biến phức tạp nào mà nhiệm vụ giữ gìn ANTT đặt ra.Với những kết quả đã đạt được là minh chứng cho sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng nói chung và giữ gìn ANTT nói riêng. Đồng thời khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Ngành Công an trong tổ chức quần chúng đấu tranh mạnh mẽ, rộng khắp.

Cùng với sự phát triển của phong trào quần chúng, ANTT được giữ vững trước hàng loạt âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản cách mạng không ngừng chống phá tạo nền tảng để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng xây dựng CNXH ở miền Bắc nói riêng và thống nhất nước nhà nói chung.

Qua phong trào quần chúng thời gian này cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý giá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong đó là phải đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng cán bộ cơ sở vững mạnh như Công an xã, Ban bảo vệ dân phố,...Mặc dù chỉ là lực lượng bán chuyên trách nhưng không phải vì thế mà chúng ta được phép lơ là việc củng cố, phát huy vai trò, sức mạnh của các tổ chức này. Đó là cầu nối quan trọng giữa quần chúng và lực lượng Công an. Không có lực lượng này thì lực lượng Công an khó lòng hoàn thành các nhiệm vụ công tác của mình. Bên cạnh đó, cũng cần không ngừng đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh. Sức mạnh của CAND bắt nguồn từ phong trào cách mạng của

nhân dân. Nơi nào lực lượng CAND chăm lo tới nhân dân, hết lòng vì nhân dân phục vụ thì nơi đó nhân dân sẽ hết lòng giúp đỡ Công an hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá mà tới ngày hôm nay, cán bộ chiến sỹ CAND không ngừng học tập, noi theo.

Phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là minh chứng khẳng định sức mạnh của quần chúng là vô cùng to lớn. Làm sao để lực lượng khơi dậy, phát huy được sức mạnh to lớn ấy là điều không phải dễ dàng. Đặc biệt trong tình hình ANTT diễn biến với nhiều khó khăn, phức tạp hơn giai đoạn trước đó rất nhiều lần, vị trí, vai trò của quần chúng càng trở nên quan trọng hơn bao giời hết đặt ra không ít những thách thức đối với lực lượng Công an. Bên cạnh việc không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, giác ngộ của quần chúng, có tổ chức các mô hình, tổ chức phù hợp thì yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nói chung và cán bộ nòng cốt ở cơ sở nói riêng cũng như việc đảm bảo các quyền, lợi ích của nhân dân khi tham gia thực hiện nhiệm vụ công tác Công an đang được đặt ra hết sức bức thiết đối với các cấp, các ngành. Nếu không thực hiện tốt điều này chẳng những chúng ta không phát huy được thế trận an ninh nhân dân mà còn rất dễ gây tư tưởng chống

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 118)