Chống địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào miền Nam

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 30)

Chống địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư đồng bào vào miền Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự trị an thời gian này. Nhiều đoàn cán bộ xuống cơ sở, vùng trọng điểm, đi sâu vào quần chúng, kiên trì giải thích chính sách của Đảng và Chính phủ, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Mỹ và tay sai, vận động đồng bào ở lại quê hương. Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, nhân dân đã dần nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình. Từ chỗ nghe theo địch, nhân dân đứng lên đấu tranh chống hoạt động của bọn phản động lợi dụng tôn giáo, dựng chuyện “Đức mẹ hiện hình”, “Chúa đã vào Nam”…; đấu tranh trừng trị bọn gây rối ANTT như ở Ba Làng (Thanh Hóa), Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), Quỳnh Lưu (Nghệ An)…

Ở khắp nơi, nhiều cuộc mit tinh của quần chúng đấu tranh chống cưỡng ép di cư đã diễn ra. Điển hình ở Nghệ An, một cuộc mit tinh lớn được tổ chức với sự tham gia của 12000 người. Tại đây, quần chúng đã tố cáo mạnh mẽ âm mưu của bọn phản động và gửi kiến nghị lên Tổ giám sát quốc tế yêu cầu

chấp hành đúng các điều khoản quy định trong hiệp định Giơnevơ. Sức mạnh từ các cuộc đấu tranh, mít tinh, biểu tình của quần chúng tạo điều kiện cho lực lượng Công an đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, tiến hành cô lập, trấn áp kịp thời bọn phản cách mạng.

Trong vùng địch còn tạm kiểm soát, nhân dân tìm mọi cách lẩn tránh, không để cho địch bắt, cưỡng ép di cư. Những địa phương nơi không có điều kiện lẩn tránh thì đồng bào tạm thời chạy ra vùng tự do. Tại đây, đồng bào được Công an và nhân dân địa phương đón tiếp, giúp đỡ nhiệt tình. Ở những nơi kẻ địch đưa đồng bào di cư, nhân dân đấu tranh đòi trở về quê hương…Điển hình như ở thị xã Hồng Gai và Cẩm Phả có 4000 người, riêng huyện Cẩm Phả có 800 người đã trở về quê cũ làm ăn [34, 20]. Ở Hải Dương, Hưng Yên, đến đầu năm 1955, trên 2 vạn đồng bào Thiên chúa giáo tự nguyện ở lại quê hương [18, 90].

Ở Hà Nam, 600 gia đình và 178 người đã quay trở về quê hương, hơn 100 gia đình đang chuẩn bị di cư đã hiểu rõ âm mưu của địch mà tự nguyện ở lại, 5000 người từ Nam Định, Ninh Bình qua Hà Nam xuống Hải Phòng để vào Nam cũng đã quay trở về quê quán.

Thông qua các hình thức đấu tranh phong phú, nhân dân còn đang bị dụ dỗ, cưỡng bức đã thấy được âm mưu, ý đồ xấu xa của địch, từ đó mà tự nguyện, tự giác ở lại, trực tiếp đứng lên đấu tranh mạnh mẽ. Nhiều nơi, nhân dân còn phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng những tin tức quan trọng về âm mưu, hoạt động, cơ sở cài cắm của kẻ địch giúp lực lượng Công chủ động trong xây dựng kế hoạch ngăn chặn kịp thời.

Cùng với sự giúp đỡ, ủng hộ của quần chúng, công tác đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư đã giành được những thắng lợi to lớn. Âm mưu đưa hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam của địch đã bị thất bại. Với tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân, địch chỉ dụ dỗ, cưỡng ép được gần 1 triệu trong đó có hơn 50 vạn giáo dân, 829 linh mục, 1000 đồng bào dân tộc Tây Bắc di cư vào Nam [4, 33]. Đồng thời, ở nhiều nơi, quần chúng tham gia

phối hợp cùng Công an ngăn chặn và dập tắt hàng trăm vụ gây rối ANTT, giải phóng hàng vạn giáo dân bị địch lừa gạt tập trung; vận động được nhiều viên chức, binh lính ngụy quyền và gia đình họ ở lại quê hương; trấn áp nhiều tên phản động ngoan cố và bọn lưu manh côn đồ gây rối trật tự xã hội. Khí thế đấu tranh cách mạng trong các vùng giáo dân được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 30)