Đấu tranh chống phản cách mạng

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 72)

Không chỉ tích cực trong thực hiện phòng không nhân dân, chống gián điệp, biệt kích, nhân dân còn nhiệt tình tham gia chống phản cách mạng. Nhân dân đã giúp đỡ lực lượng Công an phát hiện, lập hồ sơ tập trung cải tạo nhiều đối tượng nguy hiểm về an ninh, góp phần ngăn ngừa các hoạt động gây rối, phá hoại, chống đối chính quyền của các đối tượng phản cách mạng, “xưng vua” nổi dậy. Ở nhiều nơi, nhiều vùng, được quần chúng thông báo kịp thời, lực lượng Công an đã tiến hành bắt giữ, dập tắt âm mưu phản động của

các tổ chức, không cho chúng có thời gian để thực hiện ý đồ của mình. Điển hình như ở Bắc Thái, quần chúng đã kịp thời báo với chính quyền về bọn phản động tổ chức “Hội liên hiệp nông dân” đang đi vận động người vào tổ chức, có âm mưu sát hại đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bình Thành và đồng chí Phó Chủ tịch, Trưởng ban Công an xã. Trên địa bàn các tỉnh miền núi biên giới Trung Quốc, một số vụ tụ tập nhen nhóm phản động ở Lai Châu, Sơn La được quần chúng phát hiện báo cho lực lượng Công an.

Trên các tỉnh giáp Lào, Trung Quốc, nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, giữ gìn ANTT vùng biên. Nhân dân phối hợp với nhân dân nước bạn Lào củng cố, bảo vệ cơ sở, truy bắt các đối tượng đang lẩn trốn. Ở Cao Bằng, trong 2 năm 1968 – 1969, quần chúng đã phát hiện 221 trường hợp đối tượng nghi vấn (đại bộ phận là người từ Trung Quốc trốn sang) [72, 232]. Từ năm 1969 đến năm 1975 ở Bắc Thái, nhân dân đã giúp lực lượng Công an lập hồ sơ, bắt tập trung giáo dục cải tạo và cải tạo tại chỗ 439 tên, cảnh cáo răn đe 1605 tên, phát hiện, bắt giữ 144 người Trung Quốc vượt biên vào tỉnh [44, 174]. Hoạt động của số phần tử theo chủ nghĩa xét lại, bọn giáo điều theo chủ nghĩa Mao cũng đã được nhân dân báo cho các cấp chính quyền để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Với sự tích cực của quần chúng, ANTT được giữ vững, kẻ địch không thực hiện được ý đồ kích động, gây rối nội bộ, gây bạo loạn lật đổ.

Tại các vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa, nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng xã vững mạnh, cải tạo giáo đoàn, phân hóa hàng ngũ bọn linh mục phản động. Bà con tham gia các cuộc họp liên quan tới công tác ANTT ở xóm làng, thôn bản đầy đủ, tự giác, kiên quyết không nghe theo những lý lẽ, hành động đi ngược lại với đường lối chỉ đạo của Đảng của các linh mục mặc dù bề ngoài các đối tượng này vẫn tích cực hoạt động theo đường lối “thích nghi thời đại” của Vatican nhằm làm cho quần chúng lầm tưởng bọn chúng có tinh thần cách mạng như vận động giáo dân làm nghĩa vụ thuế nông nghiệp, đi nghĩa vụ quân sự…

Nhân dân tham gia đấu tranh ngăn ngừa các hoạt động chống phá của một số linh mục phản động ở nhà thờ Hà Nội, Bùi Chu- Nam Định…; tổ chức đấu tranh vạch trần những việc làm tay sai cho địch của linh mục Nguyễn Văn Thịnh ở Phú Thọ, Nguyễn Văn Thông và nữ tu Lê Thị Đông ở Hà Nội, linh mục Nguyễn Văn Quang ở Sơn Tây,...Bên cạnh đó, bà con giáo dân tích cực tham gia sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; củng cố các tổ chức thanh niên, phụ nữ và các hợp tác xã; học tập chính sách của Đảng và Chính phủ…Qua đó, tinh thần cảnh giác cách mạng của giáo dân được nâng cao. Các hội đoàn lập trái phép, có nội dung phản động ở một số địa phương đã bị nhân dân đấu tranh đòi giải tán. Điển hình như: ở Nam Hà, cùng với khí thế đấu tranh của quần chúng đã làm tê liệt 45 hội đoàn, gạt ra ngoài 45 tên xấu có chức vụ đạo, đưa người tốt vào thay thế. Nhiều nơi số thanh thiếu niên Thiên chúa giáo tòng quân vượt tiêu chuẩn. Công tác chống phản cách mạng ở vùng có đồng bào theo đạo đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Tại Nghệ An, có hàng nghìn đồng bào công giáo được kết nạp đảng viên và tham gia vào các đoàn thể cách mạng, rất nhiều đồng chí cán bộ cốt cán là con em đồng bào theo đạo. Được tuyên truyền, giác ngộ, ý thức đấu tranh của đồng bào giáo dân trong tỉnh đã được nâng lên. Bà con đã đấu tranh vạch mặt bọn phản động lừa phỉnh trước thực tế máy bay Mỹ đánh phá các nhà thờ, củng cố cải tạo các ban hành giáo ở 28 xứ, gồm 680 người, đưa ra khỏi ban hành giáo 120 người, cải tạo giáo dục 116 địa chủ, phú nông [12, 169].

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhất là trong điều kiện chiến tranh đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ nhưng với tính tích cực, chủ động của quần chúng trên cơ sở hướng dẫn của lực lượng Công an, công tác chống phản cách mạng đã thu được những kết quả đáng kích lệ nhất, đặc biệt đã tạo được khí thế đấu tranh trong các vùng có đông đồng bào giáo dân sinh sống. Đấu tranh chống phản cách mạng đã góp phần giữ vững được nội bộ bên trong, hạn chế được những hoạt động phá hoại từ bên ngoài của địch. Sự phát triển của phong trào quần chúng là điều kiện cần thiết để lực lượng Công an từng bước làm thất bại âm mưu của kẻ thù.

2.2.4. Giáo dục, cảm hóa đối tượng cải tạo tại chỗ, chấp hành nghiêm quy định hành chính về trật tự xã hội

Công tác giúp đỡ, cảm hóa đối tượng cải tạo tại chỗ cũng được nhân dân triển khai, thực hiện có hiệu quả. Các gia đình đã tham gia cam kết với chính quyền địa phương không để con em có hành vi làm trái pháp luật. Nhiều nơi, phong trào đạt kết quả rất đáng kích lệ. Năm 1974, trong 19 tỉnh đã thực hiện quản chế hàng chục tên, cải tạo tại chỗ hàng trăm tên đối tượng các loại.

Cùng với sự giúp đỡ, ủng hộ của quần chúng mà nhiều đối tượng đã tiến bộ, từ bỏ tư tưởng chống đối, lười biếng tích cực tham gia lao động, sản xuất ở địa phương.Điển hình tại xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại, qua kiểm tra có 81 trong 91 ngụy quân cải tạo tại chỗ tiến bộ, 72 người được bầu hai giỏi, ngụy quyền có 23 người trong số 26 người cải tạo tiến bộ, có 14 người được bầu hai giỏi, đã có 02 đối tượng được đưa ra khỏi diện cải tạo tại chỗ [40, 72].

Tại Hải Phòng, trong 5 năm, quần chúng đã tham gia giúp đỡ 1663 đối tượng vào diện cải tạo tại chỗ, có 1170 đối tượng cải tạo tiến bộ, đưa ra khỏi diện 1075 người. Nhiều người được đề nghị trở lại làm việc trong cơ quan, xí nghiệp, đi học ở trường đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc được tuyển vào quân đội [18, 229].

Đối với các trường hợp vi phạm, cố tình không chịu cải tạo, quần chúng cương quyết báo cho các cơ quan chức năng lập hồ sơ, bắt các đối tượng đi tập trung giáo dục cải tạo trong các trại.

Việc chấp hành các biện pháp quản lý hành chính về TTATXH cũng được nhân dân thực hiện nghiêm túc. Quần chúng tích cực tham gia công tác đăng ký vũ khí, hộ tịch, hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân, đăng ký sản xuất kinh doanh các ngành nghề đặc thù…theo các yêu cầu, quy định mới của Nhà nước. Thông qua đó, lực lượng Công an quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn ANTT trên địa bàn.

Do tác động của chiến tranh, cả nước đang tập trung mọi nỗ lực để sản xuất, phát triển kinh tế, tăng cường sức chiến đấu để đánh bại xâm lược thì những biến đổi về nhân khẩu, hộ khẩu, về đối tượng; biến động của các cơ quan, tổ chức để phục vụ và trực tiếp chiến đấu là điều không thể tránh khỏi. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về thủ tục hành chính nhằm tăng cường công tác bảo vệ trị an thời chiến như: đăng ký hộ tịch, hộ khẩu; kê khai vũ khí, quản lý con dấu,…Mặc dù vậy, nhân dân trong các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, tổ chức vẫn nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu chính quyền các cấp đặt ra.

Quần chúng trong ngoài xã hội tới các công trường, xí nghiệp đều tích cực tham gia công tác đăng ký hộ tịch, hộ khẩu theo yêu cầu của Công an. Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước hay phải đi công tác lưu động dài ngày đều chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước về đăng ký hộ tịch, hộ khẩu chính thức, chế độ tạm trú ở nơi đến công tác, tuân thủ pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Công tác kê khai nhân khẩu đối với những người bắt đầu từ 15 tuổi trở lên cũng được quần chúng thực hiện, chấp hành đầy đủ, chính xác, trên cơ sở nêu cao ý thức chịu trách nhiệm về những điều tự khai. Thông qua đó, lực lượng Công an nắm tình hình điều tra 4 thông thuộc5

về nhân khẩu, những biến động về nhân, hộ khẩu ở địa bàn mình quản lý, sắp xếp ổn định nơi cư trú cho nhân dân địa phương sơ tán sau chiến tranh. Đồng thời, phát hiện nhiều trường hợp cư trú trái phép, kê khai nhân khẩu “ma” để tham ô lương thực.

Công tác quản lý vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao quốc phòng trong thời kỳ chiến tranh phá hoại ngày càng đi vào nền nếp. Quần chúng đã phát hiện nhiều hiện tượng, vụ việc nghi vấn cất giấu, tàng trữ, sử dụng vũ khí, chất nổ trái phép, giúp cơ quan Công an khám phá thu giữ kịp thời, hạn chế được những bất ổn về ANTT mà các phần tử xấu có thể lợi dụng để hoạt động phá hoại. Điển hình như năm 1967, 1970, từ nguồn tin của nhân dân, Công an

tỉnh Cao Bằng đã bắt các đối tượng thu hồi tang vật 2 vụ trộm cắp vũ khí, thuốc nổ ở kho vũ khí của tỉnh đội Cao Bằng sơ tán ở huyện Hòa An và kho mìn của Đoàn địa chất số 48 ở huyện Trà Lĩnh, thu hồi một số lượng lớn súng, đạn, bom mìn, lựu đạn, 6 hòm thuốc nổ, hàng ngàn kíp nổ và nhiều dây cháy chậm,…[18, 242].

Quá trình thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng con dấu cũng được các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội chấp hành nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo tất cả các con dấu đều được đăng ký lưu chiển tại cơ quan Công an trước khi sử dụng, qua đó góp phần phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn địch và các phần tử xấu khác làm dấu giả và giấy tờ giả để hoạt động phi pháp.

Ngoài ra, hầu hết tổ chức tập thể, cá nhân quần chúng làm kinh tế đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký giấy phép kinh doanh hạn chế tới mức thấp nhất các cơ sở làm ăn phi pháp, tiếp tay cho bọn tội phạm.

Có thể nói, chính ý thức tự nguyện, tự giác trong chấp hành các quy định hành chính ở địa bàn cơ sở cũng như việc giúp đỡ lực lượng Công an giáo dục cảm hóa các đối tượng lầm đường phạm tội góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của quần chúng trong sự nghiệp đấu tranh giữ gìn trật tự trị an hết sức gay go và phức tạp.

2.2.5. Thực hiện bảo mật phòng gian, bảo vệ tài sản, đấu tranh chống tội phạm hình sự

Đông đảo nhân dân tham gia thực hiện bảo mật, phòng gian trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp. Cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên đều tích cực tham gia học tập, phổ biến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, chấp hành nghiêm các thể lệ, quy định của đơn vị. Bản thân mỗi người tự ý thức về vai trò, trách nhiệm trong giữ gìn bí mật, thực hiện nội quy bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, phát hiện những hiện tượng nghi vấn báo cho cơ quan Công an. Do vậy, ở các địa phương, tỷ lệ cơ quan, xí nghiệp đạt loại khá trong phong trào bảo mật phòng gian tăng, loại trung bình, yếu kém đã giảm hơn so với thời kỳ trước. Tiêu biểu như ở Ninh Bình, tính đến năm 1965 toàn

tỉnh có 31% cơ quan, xí nghiệp đạt loại khá, 62% trung bình, 7% yếu kém [48,115]. Ở Quảng Ninh Bằng nhiều hình thức, biện pháp trên cơ sở phù hợp với từng địa bàn, từng ngành, từng lĩnh vực, mà phong trào quần chúng tham gia bảo mật phòng gian đã thu được nhiều kết quả đáng kích lệ. Trong 154 cơ quan xí nghiệp của tỉnh có 2 đơn vị vẫn duy trì được lá cờ đầu, 56 đơn vị khá, 85 đơn vị trung bình, 11 đơn vị kém [49, 158].

Quần chúng tích cực lao động sản xuất, tiết kiệm, giữ gìn an ninh, cảnh giác với âm mưu thủ đoạn của địch phát triển mạnh. Ý thức cảnh giác cách mạng và giác ngộ XHCN của quần chúng được nâng lên. Thực hiện bảo mật phòng gian trong cơ quan, nhà máy, tham gia phong trào bảo vệ trị an ngoài xã hội, nhân dân phát hiện, ngăn ngừa và tố giác với chính quyền những kẻ lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh đầu cơ buôn bán trái phép, bắt chẹt nhân dân nơi sơ tán, các ổ nhóm oa trữ, tàng trữ, tiêu thụ tài sản trộm; kịp thời khai báo thông tin mà mình biết liên quan với các vụ án khi được yêu cầu. Đồng thời nhân dân trực tiếp tham gia bắt giữ những kẻ có hành vi trộm cắp, phá hoại giao ngay cho các cơ quan chức năng xử lý.

Ở Hải Phòng, tính riêng năm 1969, quần chúng đã cung cấp 3215 nguồn tin nghi vấn tham ô, trộm cắp tài sản Nhà nước, giúp cơ quan chức năng đấu tranh, xử lý kịp thời, không để các đối tượng tiếp tục thực hiện được hành vi phạm tội của mình, hạn chế được những thiệt hại về tài sản do chúng gây ra. Điển hình là việc điều tra, khám phá vụ án tham ô ở Nhà máy Xi măng Hải Phòng do Phòng lao động tiền lương phát hiện. Từ nguồn tin cán bộ, công nhân viên cung cấp, lực lượng Công an đã xuống địa bàn nắm tình hình, kiểm tra các hóa đơn, chứng từ, sổ sách phát hiện. Qua điều tra, kết hợp với các thông tin quần chúng cung cấp, lực lượng Công an đã làm rõ hành vi phạm tội của trưởng phòng vận tải đường bộ của nhà máy xi măng móc ngoặc với chủ nhiệm hợp tác xã xe ba gác Liên Thắng, hợp tác xã xe bò Hồng Phong cùng nhân viên khai man chứng từ lấy tiền chia nhau.

Ở Cao Bằng qua phong trào học tập “ba xây, ba chống” cán bộ, công nhân mỏ măng gan Tốc Tát đã có đơn tố giác lên cơ quan chức năng về việc tham ô lương thực của một số cán bộ lãnh đạo mỏ, giúp cơ quan điều tra làm rõ hành vi, thủ đoạn của các đối tượng và hạn chế phần nào những thiệt hại về kinh tế mà các đối tượng gây ra.

Có thể nói, cùng với sự giúp đỡ của nhân dân, hàng trăm vụ tham ô, trộm cắp tài sản Nhà nước, các ổ nhóm buôn lậu, chứa chấp của gian bị phát hiện xử lý, trong đó, có nhiều vụ án tham ô, trộm cắp lớn gây thiệt hại nghiêm trọng như: vụ công nhân đường sắt trên tuyến đường Hà Nội – Nghệ An thông đồng lấy cắp hàng vạn mét vải, hàng chục kiện quân trang trên đường chi viện vào chiến trường miền Nam, vụ tham ô trong tiêu hủy tiền rách ở Ngân hàng TW do vợ Đinh Bảy, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TW, lấy cắp tiền rách tiêu hủy để quay vòng lưu thông…Tình hình tham ô, trộm cắp ở các đơn vị, địa phương phần nào được hạn chế. Ở Quảng Ninh, nạn trộm cắp tài sản XHCN đã giảm 30%, tham ô giảm 29%. Tại Hà Nội, được sự giúp đỡ của quần chúng, trong 2 năm 1966 - 1967, Công an thành phố đã điều tra, kết luận 360 vụ tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, bắt giữ 176 can phạm, thu hồi tài

Một phần của tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)