Sử dụng thủ pháp so sánh liên tưởng

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 87)

6. Cấu trúc luận văn:

3.3.3. Sử dụng thủ pháp so sánh liên tưởng

Logic của cảm xúc và liên tưởng được cho là cấu trúc chủ đạo trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Những liên tưởng này được triển khai qua các tình tiết truyện. Liên tưởng tự do bỏ qua mọi sợi dây ràng buộc về mặt quan hệ giữa các tình tiết, nó phá vỡ mọi cấu trúc trật tự thông thường, các tình tiết có khi đan xen hoặc nhảy cóc. Chính điều phi logic này lại hợp với dòng chảy ý thức vốn không có một logic nào, hay nói cách khác là logic “bất thường”.

Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằng mình không có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết chơi, viết nhăng viết cuội cho vui. Có nhà nghiên cứu đã hình dung trên sân ga văn chương trùng điệp người đi, người ở, Nguyễn Bình Phương như kẻ “lặng lẽ nép mình ở một góc”. Mặc dù vậy, nếu cần lựa chon một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Thạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy với anh đâu phải là khiêm tốn như anh đã từng nhận.

Đặt trong hành trình sáng tác thơ, ta vẫn phát hiện thêm nhiều điều độc đáo ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà không phải ai cũng dễ dàng tiếp nhận. Lối tư duy thơ và logic chính xác đã chi phối đến thể loại tiểu thuyết, đã

tạo nên một lối viết rất lạ ở anh. Thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một thường biến và đan xen, linh ảo, nó vừa hiện hiện ở thì hiện tại với cuộc đời trần tục vừa nhập nhằng ở thì quá khứ với một cuộc sống xa xôi từ thời khởi thủy hay ám ảnh những giấc mơ suy tư. Thế giới ấy không phải ai cũng dễ dàng xâm nhập vào được.

Khẩn trong Ngồi nghĩ về cuộc đời trong sự liên tưởng với hình ảnh cầu vồng móng cụt khiến người ta nghĩ đến sự dang dở, tàn lụi nhiều hơn là giây phút huy hoàng:“Khi cầu vồng thành móng cụt thì bầu trời mang một vẻ dở dang khó tả. Mình chợt nghĩ cuộc đời rồi cũng thế thôi, huy hoàng một chút sau đó lụi tàn mà thời gian lụi tàn bao giờ cũng dề dà hơn thời gian huy hoàng”.

Trong Trí nhớ suy tàn, nhân vật Em thường hay có những phút nghĩ ngợi bâng quơ. Trước câu nói đùa vui của Vũ, trong tâm trí của Em liên tiếp hiện lên hình ảnh tưởng như không có sợi dây ràng buộc gì. Đó là thời khắc ngồi bên Vũ ở hồ câu: “ Em không phải là cá, em là con trâu vàng có nhiều nốt ruồi đỏ ở tay và trên người. Vài ba nốt ruồi Vũ chưa biết, có thể mãi mãi không biết. Thân xác là một bí mật dịu dàng”.[56;41]. Phủ nhận hình ảnh mình (cá) trong câu nói hàm ý của Vũ: “Sắp được một con”, Em nhận mình là “con trâu vàng”- một đối tượng liên tưởng khác, và dẫn suy nghĩ đi xa hơn nữa về sự “bí mật dịu dàng”

của thân xác. Dòng suy nghĩ không chảy trôi theo Vũ mà được dẫn dắt bằng chính lời nói của Vũ để đi đến tận cùng ý nghĩa lời nói đó. Thế giới tưởng tượng hiện lên với tràn trề hình ảnh: những ngôi sao, giọng nói, những chiếc xe điện cũ, đường ray thủy tinh, mặt đất là bầu trời. Tất cả hòa trộn vào nhau, có sắc màu thấm đẫm trong âm thanh. Thế giới ấy sống động nhưng cũng mong manh dễ vỡ. Dòng suy tưởng của Em có khi lại miên man như một khối hỗn độn: “Bầu trời ngoài ban công như một con cá chép khổng lồ với những lớp mây nhỏ trắng xếp liên tiếp lên nhau. Nhớ Vũ và mặt hồ. Nhớ chiếc cần câu trúc thờ ơ vươn dài trên bầu trời in dưới đáy nước”. Từ hình ảnh bầu trời liên tưởng đến con cá chép, đến mặt hồ, đến Vũ, đến chiếc cần câu. Giữa chúng không có sự liên hệ nhưng chúng gợi nhắc đến nhau nhờ liên tưởng đó.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Bình Phương là nhà văn dày dặn kinh nghiệm, có những đóng góp nhất định cho văn học Việt Nam trên nhiều thể loại, đặc biệt là những đóng góp ở thể loại tiểu thuyết. Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một thế giới mở, rất đa dạng, dù thoạt nhìn có vẻ nó thường được tổ chức trong một kiểu không gian - thời gian khá thống nhất. Tất cả những yếu tố của thế giới ấy hòa quyện, đan xen không có ranh giới khiến cho tác phẩm của ông là một sự liên tưởng dài từ hiện tại đến quá khứ, hiện thực đến huyền ảo, cõi dương đến cõi âm... làm cho dòng suy tưởng không ngơi nghỉ, tạo cho nhân vật sự ám ảnh lâu dài đối với người đọc.

2. Mặc dù khá đa dạng nhưng có thể thấy cảm hứng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương - yếu tố tạo nên chất trữ tình - tập trung hơn cả trong việc hướng về lịch sử, hướng về những kí ức của thế giới hiện hữu, về kí ức của thế giới tàn phai. Nguyễn Bình Phương hướng về lịch sử, dù không phải với một hành động viết chuyên nghiệp trên đề tài này, nhưng đã thể hiện một cái nhìn, một tư duy độc đáo về lịch sử, và điều quan trọng là cảm hứng lịch sử ấy sẽ là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng của sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết của nhà văn. Ở các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, con người sống trong thế giới hiện hữu mà như là tồn tại trong một kí ức, một thứ âm bản của thế giới. Nhân vật cứ sống, cứ vạ vật, cứ suy tư trong một hiện thực bất định, mơ hồ. Nó nhớ về nó của cái vừa mới qua đi, có khi là một vài ngày, có khi chỉ trong khoảnh khắc. Đấy là một thứ hiện thực mới, lạ, có được từ cách viết mới lạ của nhà văn.

3. Từ góc độ quan niệm nghệ thuật về con người, ta có thể thấy Nguyễn Bình Phương cũng có những nỗ lực để xây dựng một phong cách tiểu thuyết đậm chất trữ tình. Con người trong tiểu thuyết của ông được nhìn nhận từ góc độ những thân phận bi kịch. Nguyễn Bình Phương cũng thường đặt con người trong chiều sâu tự nhận thức để khám phá nó, trong cái ngổn ngang, bừa bộn của thế

giới đang là. Tác giả đặc biệt chú ý con người ở phần bản năng, nhất là bản năng tính dục. Nguyễn Bình Phương miêu tả tính dục có những đoạn không kém phần bạo liệt, nhưng có rất nhiều đoạn được viết với một lối viết nhẹ nhàng, giàu sức gợi. Điều quan trọng là tất cả những hành động giới tính, những khát khao giới tính của các nhân vật đều xuất phát từ một nguyên có nên thơ, trong một không gian nên thơ, một thời gian nên thơ. Điều này khiến cho, dù có bạo liệt, sự miêu tả tính dục của ông cũng không khiến người ta nghĩ đến những dục vọng tầm thường, cũng không có dấu hiệu để người khác hiểu nhầm là câu khách, thời thượng. Tính dục trong tiểu thuyết của nhà văn này luôn mang đến một cái gì da diết, nên thơ. Hiện thực trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một thứ hiện thực được nhìn theo tinh thần nhuốm màu sắc hậu hiện đại. Đó là thứ hiện thực phân rã, mong manh nhưng cũng thấm đẫm chất thơ.

4. Để trình bày một thế giới vừa giàu chất của đời sống, vừa có chút ma quái, lại có nét dáng của những huyền thoại hiện đại, tạo ra những văn bản có tính liên văn bản, Nguyễn Bình Phương đã rất chú ý dụng công và tạo cho mình những nét riêng, giàu cá tính. Phổ biến trong tổ chức tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là xây dựng cốt truyện theo mạch cảm xúc đan xen. Điều này cho thấy một thế giới có chiều sâu, giàu suy tư và tinh thần hướng nội sâu sắc. Cốt truyện của Nguyễn Bình Phương còn được kiến tạo như là điểm gặp gỡ của kiến trúc tiểu thuyết và tứ thơ. Sự giao thoa này không chỉ hiện ra trên bề mặt văn bản, mà còn, và thậm chí, quan trọng hơn là trong mạch ngầm của ý nghĩa và nghĩa, góp phần tạo nên tính chất liên văn bản ở cấp độ sâu của tư duy tiểu thuyết. Kết cấu cốt truyện theo dòng chảy ý thức nhân vật luôn tạo ra những bi kịch tâm lí cho nhân vật của ông.

5. Như một biểu hiện của chất trữ tình trong tác phẩm và sự cảm nhận, lí giải có tính thơ về hiện thực, thế giới tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là thế giới của biểu tượng. Từ những biểu tượng này, người đọc có thể không chỉ hiểu những gì trong tiểu thuyết của nhà văn, mà thậm chí còn có thể nâng mình lên

trong sự tự điều chỉnh, tự nâng cao tầm đón đợi để có thể cảm nhận những trùng phức của sự biểu hiện, miêu tả. Hình ảnh giàu suy tư của thế giới mở, sự tham dự của những giấc mơ vào cấu trúc tác phẩm... đều là những hiện tượng xuất hiện trong sáng tác của một số tác giả, tác phẩm trong văn học sau 1975, nhưng Nguyễn Bình Phương vẫn có cách xử lí độc đáo, giàu bản sắc để làm nên âm điệu trữ tình trong tiểu thuyết của mình. Ngoài ra, sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương còn được làm nên bởi việc sử dụng những chi tiết có khả năng tạo nên những lây lan cảm xúc, là thứ ngôn ngữ thấm đẫm sắc thơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. M. Arnaudop (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb văn học, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Một số suy nghĩ về vấn đề tâm linh trong tiểu

thuyết của Nguyễn Bình Phương, Báo cáo khoa học ĐHSP Hà Nội. 3. Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn hoá dân tộc.

4. Tạ Duy Anh (2004), Hai tiểu thuyết: Lão khổ, Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

5. M.Bakhtin (2003), Lý luận tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn.

6. Nguyễn Thị Bình (2008), “Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Nghiên cứuvăn học số 5.

7. Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2.

8. Antonio Blach (1991), “Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học số 5.

9. Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (1999), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du.

10. Phạm Việt Cường, Phạm Thị Hoài hợp đồng ngầm với các con chữ,

http://www.nhanvan.com/phongvan/pvcuong_hoi_pthoai.htm

11. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội.

13. Đoàn Ánh Dương (2009), Sự thật và diễn giải, nghiên cứu và đề xuất,

http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option= com_content&vie. 14. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

15. Đặng Anh Đào (1993), “Sự tự do của tiểu thuyết một khía cạnh thi pháp”, Tạp chí Văn học số 3, tr.44 - 46.

16. Đặng Anh Đào (1994), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học số 2, tr.17 - 19.

17. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học quốc gia.

18. Hà Minh Đức (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học.

19. Văn Giá, Thử nhận diện tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây,

http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/phe-binh/2004/12/3B9AD44A/. 20. S.Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli (2004), Phân tâm học và văn hoá

tâm linh, Nxb Văn hoá thong tin.

21. Cao Thị Hà (2007), Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.

22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

23. Võ Thị Hảo, Tôi lạc quan hơn về tiểu thuyết Việt Nam, http://www. Vietnamnet, ngày 12/10/2005

24. Trương Thị Ngọc Hân, Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, http://www.tienve.org/home/literature/ viewLiterature.do? action=viewArtwork&artworkId=4756.

25. Hoàng Bích Hậu (2007), Dòng hồi ức trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.

26. Trịnh Thị Hiền (2006), Kết cấu tiểu thuyết “Linh Sơn” của Cao Hành Kiện, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội.

27. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

28. Nguyễn Chí Hoan, Cấp độ hiện thực và hão huyền của ý thức trong “Thoạt kỳ thủy”, http://evan.vnexpress.net/News/phe-binh/2004/08/

3B9AD458/.

29. Nguyễn Chí Hoan (2006), Những hành trình qua trống rỗng,

30. Nguyễn Hòa, Chuyên đề: tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?,

http://www.Vietnamnet, ngày 28/4/2008.

31. Huyền thoại hóa trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài,

http://vn.360plus.yahoo.com/maiho3110/article?mid=196&fid=-1

32. Đi tìm thời gian đã mất, http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i_ t %C3%ACm_th%E1%BB%9Di_gian_%C4%91%C3%A3_m%E1%BA%A5t

33. Thụy Khuê, Thế tĩnh tọa trong tác phẩm “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương,

http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=38&tabId=498&ArticleID=639

34. Thụy Khuê, Sóng từ trường II: Nguyễn Bình Phương,

http://chimviet.free.fr/tacpham1/stt2/nbphng.html

35. Phùng Văn Khai, Tản mạn Nguyễn Bình Phương,

http://lethieunhon.com/read.php/3261.htm 36. Cao Hành Kiện (2004), Kỹ thuật hiện đại và tính dân tộc

http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/print/1958/21409

37. M. Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà Nẵng.

38. Phong Lê (2005) “Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng 8- 1945”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9, tr.13 - 28. 39. Nguyễn Văn Long (cb), (2007), Giáo trình văn học Việt Nam từ sau cách

mạng tháng 8 -1945, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Long (cb), (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới,

Nxb Giáo dục.

41. Phương Lựu (2001), “Tìm hiểu trực giác và vô thức trong tư duy nghệ thuật”, Tạp chí Văn học số 2, tr.17 - 23

42. Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học.

44. Hoàng Thị Quỳnh Nga (2004), Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, Báo cáo khoa học.

45. Phùng Phương Nga (2007), Nhận diện thi pháp thể loại tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau năm 90, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 46. Hồ Bích Ngọc (2006), Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng

thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.

47. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 75 - thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển, Tạp chí Văn học số 4, tr.9 - 13

48. Nguyên Ngọc, Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách,

http://vietnamnet.vn/nhandinh/2005/11/506921/

49. Vương Trí Nhàn (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 50. Vương Trí Nhàn (1986), “Số phận của tiểu thuyết: lý thuyết không xám,

lý thuyết cũng xanh tươi”, Tạp chí Văn học số 2, tr.119 - 123.

51. Lê Nhi, xôn xao với “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương,

http://vietbao.vn/Van-hoa/Xon-xao-voi-Ngoi-cua-Nguyen-Binh-Phuong/

52. Vũ Thị Trang Nhung (2008), Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP, Hà Nội.

53. Nguyễn Bình Phương (1991), Vào cõi, Nxb Thanh niên.

54. Nguyễn Bình Phương (1994), Những đứa trẻ chết già, Nxb Văn học 55. Nguyễn Bình Phương (1999), Người đi vắng, Nxb Thanh niên 56. Nguyễn Bình Phương (2000), Trí nhớ suy tàn, Nxb Thanh niên 57. Nguyễn Bình Phương (2004), Bả giời, Nxb Quân đội nhân dân 58. Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thuỷ, Nxb Văn học

59. Nguyễn Bình Phương (2005), Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Hội nhà văn

60. Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, Nxb Đà Nẵng

61. Nguyễn Bình Phương, Nhà văn là người trôi dạt trong thời đại,

62. Nguyễn Bình Phương, Giá như tiểu thuyết có những bước mạo hiểm,

http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguyen-Binh-Phuong-Gia-nhu-tieu-thuyet-co-

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w