Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn:

3.3.2. Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ

Đóng vai trò quan trọng kiến tạo nên thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết, giấc mơ, vô thức chi phối cả yếu tố nghệ thuật khác như giọng điệu, ngôn ngữ. Nếu để miêu tả những xô bồ, nhốn nháo của cuộc sống ngày, thường nhà văn thường sử dụng những lớp từ ngữ trần trụi, thô nhám thì trong thế giới giữa cái huyền ảo, mộng mị thì từ ngữ cũng đầy chất thơ, bay bổng, hư thực: “Đường làng vắng ngắt, trong lũy tre rậm rạp có một bóng trắng rợn đu đưa, thoắt chỗ này, thoắt chỗ kia, mền mại uyển chuyển. Từ cuối làng le lói vài ba đốm sáng đỏ dòng dọc, ngoài đồng nơi phẳng lặng, nơi ánh trăng tha hồ để xuống, gió vi vút thổi và những gợn sóng trườn đi, trườn đi mãi …”. Trong cõi mơ, cõi vô thức, Tính vẫn là kẻ luôn khát máu nhưng vẫn chưa mất hết thiên lương. Giấc mơ của Tính không chỉ có máu, có chọc tiết, có trăng đen mà có cả hoa nở, gió thổi, sương trắng, con đường đêm…Ngôn ngữ thơ mộng cũng góp phần làm tăng chất huyền ảo, hư thực cho tác phẩm. Đi sâu vào vùng mờ tâm linh, khai thác thế giới nội tâm nhân vật cả Thoạt kì thủyNgồi đều hướng đến việc sử dụng kiểu ngôn ngữ độc thoại nội tâm mang tính hướng nội rất cao. Thứ ngôn ngữ này gắn với cái chập chờn của cõi vô thức, gắn với những mong manh hư ảo của tâm trạng. Chất thơ trong ngôn ngữ làm cho tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ở những đoạn có thể chuyển thành thơ.

Liên ôm mặt khóc, tóc xõa ra Mấy người không phải là cái lá Phước hồ hởi,

Cách viết này rất hay gặp trong Thoạt kì thủy; Còn Ngồi lại có cả lại có cả những đoạn thơ hình bậc thang, những khoảng trắng của ngôn từ, tựa như sự đứt gãy của suy tư, cảm xúc.

Và thế trận của gió ….. Gió……gió gió gió …..gió

Tan tác Bởi Ánh dương

Xa……a a a …..lạ. [60;10.11]

Xây dựng tiểu thuyết giống như một bản nhạc, những khúc ngân luyến láy đã được tạo âm điệu, tiết tấu, khoan sâu vào những vỉa tầng tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Ý thức khai mở những bí ẩn vô thức đã chi phối cách sử dụng từ ngữ, cách thức tổ chức ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Việc hướng nội và miêu tả những dòng tâm tư sâu kín sẽ đem lại vẻ đẹp riêng cho ngôn ngữ ở những tác phẩm này. Đó là loại ngôn ngữ giàu chất thơ, ngập tràn biểu tượng và lung linh hư thực. Vì thế ngôn ngữ cần thiết phải mang tính hình tượng. Hình tượng làm cho ngôn ngữ trở nên lung linh, ảo diệu. Ở Thoạt kì thủy, hình tượng trở đi trở lại nhiều lần và ám ảnh nhất là trăng. Trăng gắn chặt với đời Tính như là hình với bóng, vừa chào đời Tính đã bị ám ảnh bởi trăng. Tính ngập trong thứ ánh sáng vàng trăng, lạnh lẽo, rên xiết, có một nỗi sợ hãi vô hình từ ánh sáng trong suốt, lạnh lẽo đó. Từ đó, theo suốt cuộc đời Tính, trăng ám ảnh như một định mệnh. Hiện thực cuộc sống của Tính ngột ngạt và đe dọa hình như cũng được hóa thân vào trăng để dội lên, để quấn chặt lấy nó, không sao mà thoát được. Trăng đen, trăng vàng mày to bằng quả bưởi, bằng cái mâm, mày che tất cả tã lót làm tao rét. Vừa sợ hãi, vừa thèm thuồng từ trong vô thức, Tính vừa khước từ lại vừa bị mê hoặc bởi trăng. Trăng ám ảnh, đuổi bắt Tính, Tính vùng dãy dụa nhưng rồi lại bị tê liệt ....trăng đã vượt lên sức biểu đạt của một hiện tượng để trở thành một biểu tượng, biểu

tượng cho sức kì bí man dại của cõi vô thức siêu hình. Nó là phần nguyên thủy trong con ngýời, là nõi chứa ðựng sự vô thức, là cái huyền ảo. Nếu biểu týợng có thể ðýợc nhìn nhận nhiều góc độ thì từ góc độ tâm lí, mối quan hệ của trăng và Tính cũng chính là sự giằng co giữa vô thức và ý thức, giữa ẩn ức và hiện thực, trong đó cái vô thức, cái ẩn ức là một nguồn lực đủ xung năng để bung phá, sẵn sàng nhấn chìm ý thức. Cõi vô thức siêu hình ở đây đã được Nguyễn Bình Phương hiện hữu bằng một biểu tượng đầy ám gợi. Chính nó đã giúp người đọc mở ra một trường liên tưởng về những vùng mờ xa, huyền ảo vừa kì bí vừa thú vị ....

Tràng tiếng mõ đều đều trong tác phẩm Ngồi là hình ảnh biểu trưng cho cánh cửa vào thế giới tâm linh, cũng là tượng trưng cho nơi chốn an lành của mỗi cá thể trong cuộc đấu tranh với chính mình. Tiếng mõ như sự ngự trị của đấng siêu hình quyền năng, sự hiện diện của tín ngưỡng phật giáo, vô hình, tượng trưng nhưng lại có thể dẫn dắt con người vượt qua những thử thách, cám dỗ. Không chỉ là tiếng gọi vô thức của quá khứ, trong những miên man của suy nghĩ hiện tại, những lúc nhân vật rơi vào trạng thái bất an, tiếng mõ lại vang lên khi lạnh lùng điểm xuyết cốc, lúc đều đều cốc, cốc ... đổi chỗ, dồn dập cả một tràng dài, rồi lại thổn thức ngắt đoạn. Biểu tượng tràng tiếng mõ mà tác giả đã tạo dựng trong tác phẩm, dù là hư ảo, không biết vang lên từ đâu nhưng lại tượng trưng cho sự nhận thức bên trong con người.

Với nhiều nhà văn, chi tiết kì ảo được coi như là một yếu tố chức năng hay kĩ thuật thì với Nguyễn Bình Phương, xuất phát từ quan niệm về hiện thực, lại là một yếu tố không thể thiếu trong bức tranh hiện thực mà anh đang tạo dựng. Bởi vậy, trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, thực và ảo cứ hòa lẫn vào nhau đến khó phân biệt. Sử dụng yếu tố kì ảo như một cách thức làm nhòe ranh giới của hiện thực, Nguyễn Bình Phương coi trọng việc xây dựng biểu tượng, lấy việc xây dựng biểu tượng như một kí hiệu siêu ngôn ngữ, giúp biểu đạt những điều mà lời nói không thể biểu đạt hết.

Thay đổi tư duy, đổi mới cách nhìn về hiện thực, con người, các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam trong đó có Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo tiểu thuyết như một tiếng gọi của trò chơi, bản hòa tấu của giọng điệu. Khám phá tầng sâu vô thức, giải mã những bí ẩn tâm linh, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang đến cho người đọc những cảm quan nghệ thuật độc đáo, cho thấy niềm say mê của cây bút này trên con đường làm mới mình và làm mới thể loại. Tìm hiểu yếu tố vô thức sẽ mở ra được cánh cửa dẫn vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Cõi vô thức, giấc mơ, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã làm cho bức tranh tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới thêm ảo huyền, nhiều màu sắc, đa âm thanh, sắc điệu, ngôn ngữ đầy chất thơ.

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w