6. Cấu trúc luận văn:
2.2. Cảm hứng về thân phận con người
Nhân vật con người có thể được miêu tả trong tác phẩm văn học cũng có thể được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm. Tính toàn vẹn của con người được thể hiện ở văn học trong giới hạn những khả năng của ngôn từ nghệ thuật, chủ yếu là các khả năng miêu tả và biểu cảm đầy đủ dạng con người với toàn bộ điểm ngoại hình (nét mặt, dáng người, tên riêng,...), lối nghĩ, hành động, thế giới tinh thần, tâm hồn. Do vậy, khái niệm này gần với khái niệm tính cách (150 thuật ngữ văn học).
Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, mâu thuẫn, xung đột và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác, cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện.
Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn nên khác với các hình thức hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách, được bộc lộ dần trong không gian, thời gian mang tính chất quá trình.
Như vậy, con người hay chính là nhân vật văn học trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương hiện lên gắn liền với cảm hứng bi kịch và chiều sâu nhận thức, bởi con người trong tiểu thuyết của ông được khám phá ở nhiều góc độ chiều sâu khác nhau. Có khi những con người ấy lại xảy ra mâu thuẫn trong chính con người mình, không phân định được giữa thế giới hiện hữu hay thế giới tàn phai. Cõi – miền – phi –thực luôn không có ranh giới ở con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.