Hình ảnh những giấc mơ

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 80)

6. Cấu trúc luận văn:

3.2.4. Hình ảnh những giấc mơ

Văn học ở mọi thời đại người ta đều mượn những giấc mơ để thể hiện quan niệm nhân sinh, nhân thế. Tâm lí con người càng phát triển thì giấc mơ càng nhiều dãy phức tạp bởi, giấc mơ biểu tượng thời gian của cuộc phiêu lưu cá thể được cất sâu trong tâm khảm … chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình. Trình độ nghệ thuật văn chương càng nâng cao thì “thủ pháp” giấc mơ càng biến đổi linh hoạt. Nhiều nhà văn thành công với mảng này như Kayka, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh …Nguyễn Bình Phương đóng góp vào sự thành công qua miêu tả giấc mơ của người điên, giấc mơ của nhân vật kì ảo. Thế giới tinh thần của con người vốn bí mật và phức tạp, ngoài phần ý thức con người còn có phần vô thức, tiềm thức và tâm linh.

Giấc mơ thường được coi là sự tái hiện suy nghĩ của con người dưới dạng không tự giác, giấc mơ còn là điềm báo trước tương lại.

Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương thì giấc mơ với những điềm báo, dự báo, thần giao cách cảm xuất hiện thường xuyên. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương thường sống trong những giấc mơ biến ảo chập chờn. Giấc mơ của Tính, của Hiền trong Thoạt kì thủy hiện lên với đầy đủ nền cảnh, âm thanh và cả cảm xúc, hành động. Những giấc mơ lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết Thoạt kì thủy gợi cho ta thấy số phận con người bé nhỏ, đơn độc và xót xa. Qua những giấc mơ bị biến dạng, chúng ta thấu hiểu nhưng tâm sự, trăn trở, ám ảnh của nhân vật. Con người bên trong con người được phơi bày một cách chân thực, cụ thể qua những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ.

Tiểu thuyết Ngồi của nhà văn cũng tạo dư âm về cái kì ảo qua giấc mơ. Trong giấc mơ, Khẩn lạc vào một không gian hoàn toàn xa lạ, thấy một người đàn bà quần áo nhàu nát, chân đất, tóc xõa, khuôn mặt lờ mờ lạnh ngắt với cái miệng hé ra vì ngậm một chiếc đũa nằm ngang …chiếc đũa ngậm ngang miệng, bà già hơi cựa quậy khiến Khẩn tập trung ánh mắt vào đó rồi nhận ra mặt bà già vàng ệch như xát nghệ. Một xác chết- hình ảnh đó là bà nội Nhung mất lúc 3 giờ sáng, trong tư thế giống như một giấc mơ của Khẩn.

Trong Người đi vắng, ông Điều nằm mơ đi vào khu rừng có cây đắng cay, thấy một con đường mờ ảo đi thẳng xuống lòng đất và rút cục ông đã đi, đi mãi mà không ai biết ông đã đi đâu. Rồi Sơn, trước hôm chết đã nằm mơ “ hắn đi vào một vườn mía bầu…ở mỗi đốt mía có một cái mâm, một con mắt méo mó dị dạng ẩn chứa sự nguy hiểm. Đột nhiên toàn thân hắn sáng rực lên như tiếng thét trong đêm tối và một chân hắn bỗng rời ra”[55;599]. Sơn chết rồi và Kỷ nằm mơ thấy Sơn về, một bộ dạng mặt mũi sưng vêu, bầm dập, Sơn đứng khóc ngoài sân …

Cụ Trường trong Những trẻ chết già có một giấc mơ định mệnh: cụ gặp một người bác và giao cho một sứ mệnh thiêng liêng của cả dòng họ. Đó là phải

biết hi sinh, phải giả vờ biết hết để che dấu thiên hạ, phải lấy vợ là người cùng họ không được có con, phải trông giữ quả đồi có kho báu và không cho ai đặt chân lên quả đồi đó. Một định mệnh khủng khiếp đã phá hủy cả một gia đình, một dòng họ để kết thúc giống như giấc mơ của cụ, cụ mơ thấy mình được gặp ông tổ của dòng họ nhưng đã không thể lí giải được chữ “khởi thủy thiên hạ” mà cụ tổ đưa ra dù biết dòng họ nào đọc được chữ đó thì trị vì thiên hạ. Giấc mơ đã báo trước dòng họ cụ không có phước để thờ hai chữ đó .

Những giấc mơ thần giao cách cảm, điềm báo linh ứng còn đang tiếp tục được khoa học nghiên cứu. Nhưng chắc chắn rằng, văn học từ xưa đến nay và mai sau sẽ vẫn sử dụng mô típ những giấc mơ dự báo, không nhằm tuyên truyền mê tín dị đoan mà nhằm khái quát cuộc sống từ nhiều góc độ, góp phần điều chỉnh căn bệnh chủ quan duy ý chí của con người .

Hẳn những người viết ý thức được rằng, nghệ thuật sẽ đi vào lòng người, giàu sức ám ảnh hơn nếu chỉ cái mơ hồ của nghệ thuật mới có thể diễn tả cái mơ hồ của đời sống một cách độc đáo nhất. Nguyễn Bình Phương đã khám phá bí mật tâm lí từ những giấc mơ. Con người ta rơi vào những cơn mộng mị ma quái khi tâm hồn bị ám ảnh, dằn vặt và đau khổ, mất mát và tội lỗi, sống trong trạng thái bất an, lo sợ.

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w