6. Cấu trúc luận văn:
3.2.2. Thế giới hình ảnh lặp lại
Tiểu thuyết của nhà văn mang đầy sắc thái trữ tình, thể hiện trong thế giới hình ảnh. Thế giới hình ảnh không chỉ mang tính biểu tượng mà còn là những ám ảnh lặp đi lặp lại, những lần trong kí ức và cuộc sống của nhân vật.
Chung với ám ảnh bị thiến khi còn nhỏ vì tội yêu sớm và nhòm trộm hàng xóm tắm: “không bàn cãi gì cả tôi bảo thiến là thiến, thiến cha nó đi cho rảnh nợ”. Nỗi ám ảnh từ tuổi thơ rượt đuổi cuộc đời Chung. Hà mặc cảm đồ nhà quê, một con bé túm tóc đuôi gà từng sục bùn ở bờ sông Linh Nham móc cua về nấu canh, từng lên lỏi vào rừng bẻ củi ra chợ bán, và từng giữa trưa nắng hừng hực
cắp rổ đi lấy rau rừng. Chiến tranh ám ảnh Thắng với những cái chết ở Quảng Trị. Thời gian không xóa được quá khứ, bất giác những ám ảnh quá khứ lại ùa về, len lỏi vào cuộc sống hiện tại, dồn đuổi, dọa nạt, tranh cãi với nhân vật. Bởi vậy, nhân vật gắn liền với ám ảnh, ám ảnh tạo dựng nên nhân vật. Số lần quá khứ hiện về ở Thắng là 8 lần, Hà 7 lần, Chung 11 lần, lão Bính 7 lần. Mỗi lần ám ảnh xuất hiện là một lần cuộc đời, số phận nhân vật hiện lên rõ hơn. Ám ảnh khiến Hà cảm thấy lo lắng và sợ hãi, Thắng cảm thấy lo lắng, hoang mang bất lực. Cùng với những chấn động tâm lí ấy là những nỗi đau đớn, rệu rã về thể xác.
Trong Người đi vắng, ma xuất hiện dưới dạng vật mở ảo, người ta nhận ra ma qua bóng dáng một người đàn bà quái dị bên một cái xác của một người đàn ông bí ẩn: Đó là bóng người đàn bà gầy guộc không có mặt, chỉ có một khoảng trống tối tăm được khuôn lại bởi mái tóc dài xám nhưng rối loạn….trên tấm phản trong nhà một hình người sáng cạnh lập lờ nằm dài hai chân duỗi thẳng, tay phải co lại tay trái duỗi thẳng xuống mép phản. Đó là người đàn ông tầm thước, không mặc quần áo, dương vật mền đổ lật sang bên, hoặc qua tiếng bước chân lướt nhẹ. Hình như có những âm thanh lạ vang vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống, khi đến gần, lùi xa chập chờn mê hoặc.
Ở Người đi vắng, trong giấc mơ của ông Khánh, cây tùng biến thành con rồng nâu đỏ dập dờn uốn lượn trong bầu trời mênh mông. Hay cây xà cừ trong
Những đứa trẻ chết già cũng biến đổi kì lạ sau cái chết bí hiểm của lão Hạng, thốt nhiên ông hoa mắt khi nhìn cây xà cừ, cái cây rung rung và đỏ hồng lên như một cơ thể sống.
Ở Thoạt kì thủy, khi sáng sớm Hiền ra bờ sông, Hiền bắt gặp hai cái bóng ủ rũ bay nhẹ. Đó là bố mẹ Hiền hiện về, khi Hiền cất tiếng gọi hai cái bóng tan ra một cách não nề. Hiền chạy đến thấy chỗ đấy còn ấm hơi người. Một chi tiết kì lạ là Hiền thấy ảnh bố mẹ xám xịt chỉ mắt là rõ, mở trừng trừng, toàn lòng trắng là trắng, Hiền quỳ gối lạy, hai cái ảnh lại nét như cũ, mắt cũng bình thường. Phải chăng, bố mẹ Hiền nơi cõi âm vẫn thấu hiểu sự đời, họ đau đớn thương xót cho
số phận con gái mình nên hiển linh về đe dọa Tính, ngăn cản hắn không được làm hại Hiền. Bằng chứng là một kẻ điên không biết sợ điều gì cả và cũng đã nhìn vào iết hầu của vợ một cách thèm khát lại sợ hãi khi nhìn thấy hai bức ảnh biến đổi. Đó cũng là một bức màn vô hình để che chở cho Hiền khỏi nguy hiểm và là sợi dây vô hình trói Tính lại, là ranh giới không cho hắn sát hại Hiền. Nguyễn Bình Phương đã mượn bức ảnh kì lạ để lên tiếng cảm thông cho số phận người phụ nữ bất hạnh, xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn người phụ nữ sớm chịu nhiều cay đắng.
Trong Người đi vắng, có ngôi nhà tự nhiên ngứa ran lên, cây tùng, cây chuối, bụi cậm cam tự kể chuyện về cuộc đời mình, những bức thư biết nói, đám sương mù biết trêu ghẹo người. Chúng cũng như có linh hồn, có tâm sự vui buồn riêng biệt.
Tiểu thuyết Ngồi có hiện tượng kì lạ, tự nhiên xuất hiện trong nhà Khẩn và Minh một mảnh vải mỏng, óng ả, mượt mà, tinh tế như lụa nhưng chắc chắn không phải lụa vì đường dệt của nó nổi ganh và bản thân các sợi nhỏ như tóc ấy cũng lượn sóng tạo ra những rung động thoang thoảng, da diết. Minh mang mảnh vải đến nhà người bạn thân nhờ may thì cô ấy nói đêm qua đã nằm mơ thấy Minh mặc chiếc áo được may bằng vải này. Thế nhưng khi người bạn ấy may xong cho Minh thì không hề tìm thấy các loại cúc áo nào cho phù hợp và điều ngạc nhiên là có sáu cái cúc áo người thợ may muốn tìm đó tự nhiên nằm trong tay một nhân vật khác cũng không rõ nguyên nhân. Và khi chiếc áo được may xong, những chiếc khuy lóng lánh màu cầu vồng bồng bềnh theo hàng dọc và ở tòa bên kia là sáu lỗ khuyết, sáu con mắt một mí dài như lá liễu dõi theo sự bồng bềnh ấy. Ai đã đưa cho Minh mảnh vải này, tại sao người khác lại có những chiếc cúc áo phù hợp chỉ để may tấm vải của Minh? Như có bàn tay vô hình đã tạo nên sự trùng hợp đó.
Cũng tương tự như thế là Khẩn, nhận một phong bì bên trong có một tấm ảnh chụp lại bức tranh cổ vẽ một người ngồi nửa thiền sư, nửa hành khất, đằng
sau ghi một chữ do thái mà không biết do đâu mà có. Những hiện tượng đó khó cắt nghĩa bằng logic thực tế.
Viết về những hiện tượng, đồ vật kì ảo trong tưởng tượng của mình, Nguyễn Bình Phương mở rộng khả năng cảm nhận và miêu tả hiện thực trong văn học. Những hình ảnh trong kí ức và lặp đi lặp lại xoáy sâu vào trong tiềm thức của nhân vật. Hiện thực cuộc sống không phải bao giờ cũng chứa những sự kiện. Hiện tượng mà mắt thường nhìn thấy, lí giải được ẩn chứa rất nhiều sự kì ảo, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng linh cảm. Đây là cách chiếm lĩnh hiện thực bằng phương thức mới, “mạo hiểm” trên hành trình sáng tạo gian khó của nhà văn.