Thế giới hình ảnh mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 69)

6. Cấu trúc luận văn:

3.2.1.Thế giới hình ảnh mang tính biểu tượng

Theo Freud biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết nội

dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng. Khi ta nhận ra, chẳng hạn trong một hơi ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chỗ cho phần kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra, ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng có tính biểu tượng. Nhà phân tâm học S.Ferenczi viết: “Không phải mọi cái so sánh đều là biểu tượng, mà chỉ là biểu tượng những so sánh, trong đó vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức”.

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chứa đựng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như: máu, trăng, cú mèo, hồn, đêm. Đó là những hình ảnh thuộc về một miền vô thức, gây ám ảnh về bạo lực, diệt vong và chết chóc cho nhân vật. Hệ thống những hình ảnh biểu tượng tạo nên cấu trúc siêu thực cho tác phẩm và ngoài việc tạo ra bầu không khí tiểu thuyết nó còn có giá trị thể hiện quan niệm nhân sinh của tác giả.

Con nghê

Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo ra hình ảnh mang dáng hình con nghê. Nếu tính những quả đồi cao nhất sẽ thấy chỗ lão Liên đang đứng là đầu một con vật lạ chưa ai nhìn thấy, nó hao hao giống con bò già cóc đế, sừng lổn nhổn. Những người giàu tưởng tượng hơn nữa sẽ dễ dàng nhận ra rằng, những quả đồi to xếp với nhau thành hình con nghê!

Con nghê cũng là con vật lạ, mỗi lần nó xuất hiện luôn gắn liền với một sự kiện nào đó. Và nó trở thành một truyền thuyết li kì, gây hấp dẫn với người đọc. Con nghê hiện hình trong cuộc sống thực, nơi một làng Phan xa xôi nào đó. Và trong niềm mong chờ của cả hai dòng họ, đó lại không phải là con thú như bình thường mà ta từng biết, đó là con thú lạ - con vật thiêng liêng.

Lần đầu nó xuất hiện gây bao sự ngạc nhiên, kì lạ cho mọi người. Sao chổi bay chéo bầu trời, ánh sáng trắng lấp ló hình một con thú bằng không khí đang tan ra lẫn vào màn hơi đục mờ của thung lũng đầu đông, sao chổi kéo chiếc đuôi dài chục mét. Con nghê còn hiện lên trong bức tranh có ba mắt, bên cạnh những kí hiệu vô cùng khó hiểu. Có hai dòng họ đang tranh giành kịch liệt để khao khát

được chiếm lĩnh chiếc đầu của con nghê. Với họ, lần cuối cùng con nghê xuất hiện thực sự là một trận chiến, một trận chiến giữa người với người, và người với thú. Kết thúc, con nghê khự lại, máu từ từ ở ức phun ra …con nghê dãy chết, bốn chân nó đạp nước tung tóe, cái đầu cố ngẩng lên lại gục xuống. “Ở các vùng quanh làng Phan xảy ra một hiện tượng có mấy quả đồi bỗng trở nên héo rũ cây cối, đá sỏi tan rủ thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó được, nếu tinh ý người ta sẽ thấy đem nối những quả đồi này với nhau sẽ ra hình một con nghê, một con nghê khổng lồ xám xịt vì đã chết” .

Con nghê chính là biểu tượng cho lòng tham vô đáy và niềm tin mê muội của con người. Con nghê lúc đầu là niềm tin mang lại sự giàu sang, của cải vật chất cho mọi người, kết thúc lại đem đến sự thất bại thảm hại của con người trước bí mật ngàn đời của tự nhiên. Đó là cái giá phải trả quá đắt cho những ai tham lam, cho sự ganh ghét, tranh giành quyền lực, cho sự u mê tăm tối trong nhận thức. Hình ảnh con nghê vừa thực vừa ảo trong từng chi tiết, hành động góp phần mang đến cho người đọc sự ngạc nhiên ngạt thở theo dõi tiến trình câu chuyện đến giây phút cuối cùng. Đây cũng là một thủ pháp xây dựng yếu tố kì ảo, gây ấn tượng đặc biệt trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

Con rồng

Theo từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, rồng được coi là biểu tượng của quỷ dữ, của cái xấu, cái ác và bên cạnh đó, nó cũng là biểu tượng mang tính đối chiếu, nó còn là biểu tượng của thần thánh, là sức mạnh của sự sống, sự biểu lộ. Theo quan niệm của dân gian ta từ xưa tới nay, hình rồng được chạm trổ trong cung vua, chiếc áo khoác của vua là “long bào” tượng trương cho quyền lực và sự bất tử. Hình ảnh con rồng được hiện diện trong tiểu thuyết “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương bốn lần, trong bốn điểm nhìn của các đối tượng khác nhau.

Điểm nhìn thứ nhất là ông Khánh, hình dáng con rồng hiện lên: gốc tùng co lại, giũn ra biến thành con rồng nâu đỏ rập rờn, uốn lượn trong bầu trời mênh mông vô tận. Con rồng xuất hiện từ xa, nó rập rời uốn lượn, tiến thẳng về phía

trước đôi mắt tròn lồi, hai cánh mũi phập phồng, những chiếc râu vênh ra hai bên, toàn bộ bờm của con rồng dựng lên gai góc, uy nghi trong sắc vàng ngả sáng. Con rồng tự do trong khoảng vũ trụ vô biên vắng ngắt, nó vẫn nhào lộn tưởng như lâu lắm rồi nó mới được tự do như thế. Ông Khánh run run mân mê gốc cây với cảm giác khó tả.

Điểm nhìn thứ hai là bà Khánh, hình dáng con rồng hiện lên: nhìn cây tùng cựa quậy hệt một con vật đang vùng vẫy cố mang ông Khánh đi. Sợ hãi, bà kêu lên mà không phát ra âm thanh nào.

Điểm nhìn thứ ba là Thắng, hình dáng con rồng: anh vừa thấy một cơ thể chuyển động trong những đám mây, nó cuồn cuộn rập rờn, dài. Thắng thấy bất ngờ.

Điểm nhìn cuối cùng là lão Bính, hình dáng con rồng thoắt lướt qua bầu trời trước mặt lão Bính khiến lão rùng mình. Nó đang rập rờn trong những đám mây giữa bầu trời sà xuống tai mắt, con vật khổng lồ lướt qua bầu trời với hơi thở phù phò, nặng nề. Lão Bính ôm mặt, ngã lăn ra đất, chân tay co quắp lại, miệng lão sùi bọt trắng ở hai bên mép.

Con rồng được đặc tả chi tiết từng bộ phận, dáng hình, hơi thở, cả trong trạng thái lặp đi lặp lại là hình ảnh con rồng rập rờn bay lượn trong vũ trụ, bầu trời bao la. Hình ảnh con rồng hiện lên qua những điểm nhìn, không khác nhau, là biểu tượng đa nghĩa. Với mỗi người, nó mang đến một ý nghĩa riêng. Ông Khánh hân hoan trong niềm giao cảm, bà Khánh sợ hãi. Thắng pha chút ngạc nhiên rồi trở lại tâm thế bình thường, lão Bính vừa sợ hãi, vừa khao khát. Hình ảnh con rồng bay trong không trung thể hiện ước vọng của mọi người được tự do, con người muốn tìm đến một không gian rộng lớn, trong sạch và bỏ lại sau lưng mọi dư vị đắng cay của cuộc đời.

Cánh bướm

Xuất hiện trong Ngồi là hình ảnh lặp đi lặp lại của con bướm, người đầu tiên và cũng là thường xuyên nhất nhìn thấy sự hiện diện của nó là nhân vật Khẩn, “lần đầu tiên con bướm hiện diện trong tư thế ẩn hiện, chập chờn, cái màu

trắng thò ra một góc hình tam giác hơi cong lên không biết vì bị người bẻ hay bị gió làm. Khẩn cố gắng bình tĩnh định xuống kéo tờ giấy ra nhưng nó vụt lẩn mất như một con vật”[60;36], lần thứ hai nó hiện rõ cả hình dáng và sắc màu “Khẩn khẽ khàng mở khóa cửa sắt và nhìn thấy một con bướm trắng tuyền nằm thoi thóp”[60;38].

Theo từ điển biểu tượng văn hoá thế giới thì Nhật Bản quan niệm bướm là những vong linh phiêu lãng, chúng báo hiệu có người đến thăm hoặc có người thân thuộc chết. Bướm có ý nghĩa cho sự hồi sinh và phân tâm học cũng nhìn thấy biểu tượng của sự tái sinh ở con bướm. Truyện ngụ ngôn của người Blula là Luabua ở xứ Kasai thì con bướm đi từ sống đến chết theo chu trình của con bướm. Thời thơ ấu, nó là một con sâu nhỏ, khi trưởng thành, nó là một con sâu lớn. Khi già là một con nhộng, mồ của nó là cái kén mà từ đấy linh hồn của nó chạy ra dưới dạng một con bướm. Sự đẻ trứng của con bướm là biểu tượng của sự hóa kiếp.

Vì vậy, sự xuất hiện đột ngột của con bướm trong nhà Thúy với những chi tiết kì lạ khiến Thúy, Khẩn đều có một cảm giác hơi thở rất nhẹ, thấy một khuôn mặt hốc hác, thấp thoáng in bóng trong đó. Những cảm giác là lạ đó chính là hồn ma của Quân – chồng Thúy hiện về, anh đã quay về thăm nhà dưới lớp vỏ bề ngoài là h́nh dạng con bướm. Con bướm ấy đã mách bảo cho Thúy sự sống còn của chồng mình và như oán trách thái độ thờ ơ, vô tâm của một người vợ thiếu thủy chung, tự tha hóa xuống cấp về mặt đạo đức và lối sống. Thúy sợ hãi, run rẩy: “Thúy quay ngoắt lại đưa mắt theo tay Khẩn, mặt trắng nhợt, trên góc nhà con bướm vẫn chụm hai cánh vào nhau, đôi rậu nhỏ bé mảnh mai của nó chia ra hai phía, phần đầu cong xoán vào nhau giống như tay của những giây leo”[60;175]. Rồi Thúy trăn trối nhìn con bướm thoi thóp nằm nghiêng trên sàn nhà, thở không ra hơi, tiếng kêu của Thúy không thất thanh, phẫn nộ và Khẩn cảm tưởng có ai đó trở về, đứng trong phòng này chen giữa mình với Thúy.

Nếu quan sát kĩ những lần xuất hiện ta thấy, ẩn nấp đâu đó bóng dáng, khuôn mặt, cử chỉ, âm thanh của một linh hồn. Những đường vòng màu vàng

nhạt của con bướm run lên nhưng chỉ run lên thế mà không hề có ý định quấy đảo, cất cánh. Hồn ma của Quân đã hiện về giữa cõi trần nhưng sau đó tủi cực nhận ra sự có mặt của mình trên đời này là vô nghĩa, con bướm chấp nhận tìm về đúng chỗ của nó ở một thế giới hư vô. Nó chỉ run lên đau đớn rồi thất vọng và không còn ý định tìm nơi trú ngụ trên dương gian bởi nhìn thấy một xã hội loài người dường như đang thay đổi, đang dần đi đến sự tha hóa về nhân tính. Cánh bướm hay linh hồn người chết đã trở về, tuy mong manh nhưng cũng đủ gợi bao điều suy nghĩ về cách ứng xử quên nhớ trên cõi đời này.

Bên cạnh đó, nhà văn cũng lên tiếng cảnh tỉnh con người về cuộc sống vốn có những cạm bẫy và bất hạnh khôn lường. Bởi vậy, con người chúng ta phải nhạy cảm với mọi sự thật và mọi biến cố để phòng hoặc đối diện với chính nó và vượt qua nó.

Nhà văn đã góp phần mở rộng thế giới để phản ánh hiện thực qua việc sử dụng mô típ linh cảm. Tuy nhiên, những biểu hiện đời sống tâm linh con người vẫn còn mở ra những khoảng trời mới, cần tiếp tục khám phá.

Ngoài ra, trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, còn rất nhiều những hình ảnh mang tính biểu tượng như trăng, nước, núi... Mỗi hình ảnh đều gợi nên một cái gì đó da diết, dù buồn, đau, thậm chí nhàu nát, nhưng luôn mở ra những chiều liên tưởng nên thơ,

Một phần của tài liệu Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 69)